Vụ dự án lấp sông Đồng Nai: Vi phạm Luật Tài nguyên nước
Dự án này đã vi phạm Luật Tài nguyên nước. Sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh, dù xây dựng bất cứ công trình nào trên dòng sông này (không ít thì nhiều) đều có tác động đến các địa phương, đặc biệt là TP.HCM và Bình Dương.
Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thái Lai trả lời báo chí. Ảnh: Trần Thụ Chiều 27.3, Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) tổ chức họp báo thường kỳ.
Trong cuộc họp báo, đa phần các câu hỏi của phóng viên đều xoáy vào vụ UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho Công ty cổ phần Đầu tư kiến trúc Tân Thịnh Phát san lấp 7,7ha mặt nước để thực hiện “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, vi phạm Luật Tài nguyên nước.
Trả lời câu hỏi “Bộ đã chỉ đạo xử lý việc này ra sao?”, Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thái Lai chia sẻ thẳng thắn: Dự án này đã vi phạm Luật Tài nguyên nước. Sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh, dù xây dựng bất cứ công trình nào trên dòng sông này (không ít thì nhiều) đều có tác động đến các địa phương, đặc biệt là TP.HCM và Bình Dương. Việc UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp lấp sông Đồng Nai để triển khai dự án nên tham khảo ý kiến các địa phương.
Video đang HOT
“Đến giờ phút này, Bộ chưa nhận được báo cáo nào từ UBND tỉnh Đồng Nai. Bộ chỉ nắm được thông tin sau khi báo chí lên tiếng. Nguyên nhân vì dự án này dưới 20ha, thẩm quyền cấp phép thuộc UBND tỉnh, nhưng vì 90% đất của dự án nằm trên sông Đồng Nai nên phải chịu sự chi phối của Luật Tài nguyên nước”- Thứ trưởng Lai cho biết.
Cũng theo ông Lai, sau khi nắm được thông tin trên, Bộ đã chỉ đạo Sở TNMT Đồng Nai làm báo cáo và cử 1 đoàn công tác vào hiện trường thu thập các thông tin để đánh giá tác động của dự án đến dòng chảy.
“Mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định đã tuân thủ pháp luật, đã làm báo cáo tác động môi trường để chứng minh dự án tác động không đáng kể đến dòng chảy nhưng với trách nhiệm của mình, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan (Tổng cục Môi trường, Đất đai…) đánh giá tác động của dự án đến sông Đồng Nai. Sau khi có kết quả, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí”- Thứ trưởng khẳng định.
Theo_Dân việt
Phạt "nguội" qua camera: Sẽ gửi giấy thông báo về cho cơ quan
Ngày 18.3, trao đổi với PV, Trung tá Nguyễn Văn Tài - Đội trưởng đội Điều tra TNGT - Phòng CSGT - CATP cho biết, những trường hợp vi phạm luật giao thông được camera ghi lại ngoài việc bị xử phạt hành chính sẽ bị gửi giấy báo về cơ quan hoặc địa phương...Việc này nhằm mục đích răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức cho người vi phạm.
Một trường hợp vi phạm bị cảnh sát giao thông xử lý.
Mấy ngày nay, người dân đang lo lắng trước việc lực lượng Cảnh sát giao thông sắp công bố kết quả phạt "nguội" các chủ phương tiện vi phạm luật giao thông. Vấn đề này đã được lãnh đạo công an TP. Hà Nội phủ nhận, theo đó công an TP. Hà Nội chưa có kế hoạch nào liên quan đến vấn đề này.
Sau khi phát hiện xe vi phạm, cán bộ tại trung tâm điều khiển giao thông báo qua bộ đàm cho lực lượng tuần tra để xử lý ngay tại chỗ.
Hiện nay, Hà Nội đang áp dụng và thực hiện biện pháp xử lý người vi phạm luật giao thông qua hệ thống camera. Nhiều người dân vẫn hiểu nhầm về hình thức phạt "nóng" phạt "nguội". Thiếu tá Phạm Quang Minh - Phó Đội trưởng Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (Phòng PC67 - CATP Hà Nội) cho biết, hiện nay, lực lượng CSGT xử lý vi phạm thông qua quá trình nghiệp vụ có 2 hình thức cơ bản. Hình thức xử phạt nguội là hình thức mà sau khi hệ thống camera ghi nhận được những vi phạm của phương tiện tham gia giao thông sẽ in ảnh, truy xuất qua dữ liệu quản lý xe, xác định chủ phương tiện, địa chỉ, gửi thông báo cho người vi phạm, sau đó mời người vi phạm qua trụ sở để tiến hành xử lý vi phạm hành chính.
Lực lượng tuần tra sau khi nhận được bộ đàm sẽ ra hiệu lệnh dừng xe để xử lý. Nếu trường hợp nào đang còn phân vân sẽ được xem lại hình ảnh.
Còn thời điểm hiện tại, lực lượng CSGT Hà Nội đang triển khai hình thức xử phạt qua camera, còn gọi là hình thức xử phạt "nóng". Khi triển khai hình thức xử phạt này, phía cảnh sát giao thông các đội phối hợp đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Lực lượng cảnh sát tại trung tâm sẽ quan sát qua hình ảnh camera, khi phát hiện có xe vi phạm lực lượng tại đây thông báo qua bộ đàm cho tổ tuần tra để tiến hành bắt giữ và xử lý luôn tại chỗ.
Theo thiếu tá Minh, hiện nay việc xử phạt qua hệ thống camera vẫn đang có hiệu quả nên quan điểm của chúng tôi làm thì vẫn làm. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh ra tình huống nào mang tính chất bất cập thì có phương án đề xuất để có thể thay đổi hoặc bổ sung thêm những điều luật quy định về xe không chính chủ. Thiếu tá Minh nói.
Theo_Hà Nội Mới
Kế toán bắt tham nhũng: Rất tốt nhưng... khó! "Nếu như tất cả mọi người đều chung tay chống tham nhũng thì rất tốt, đặc biệt là người tiếp xúc trực tiếp với đồng tiền như kế toán càng quan trọng". Kế toán bắt tay thủ trưởng thì rất khó phát hiện! Ngày 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung...