Vụ dự án chống ngập 10.000 tỷ: CSĐT Bộ Công an làm việc với Liên danh TVGSHĐ
Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có buổi làm việc với Liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) dự án chống ngập 10.000 tỷ theo hướng thanh lý hợp đồng theo đề nghị của Liên danh này. Trong một động thái khác, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã mời Liên danh TVGSHĐ làm việc liên quan đến dự án này.
Sáng 14.1, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có buổi làm việc với Liên danh TVGSHĐ dự án chống ngập 10.000 tỷ.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sau gần một năm “mắc cạn” đã được UBND TP.HCM cho biết sẽ khởi động trở lại vào tháng Giêng âm lịch 2019.
Đây là buổi làm việc để bàn hướng giải quyết khi Liên danh TVGSHĐ có văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng, dừng huy động đoàn TVGSHĐ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
“Buổi làm việc nhằm giải quyết kiến nghị của Liên danh TVGSHĐ và theo hướng mà Liên danh này thông báo xin chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nội dung buổi làm việc sẽ được báo cáo và xin ý kiến quyết định của UBND TP.HCM.
Như Dân Việt đã đưa tin, Liên danh TVGSHĐ đã có thông báo gửi UBND, Trung tâm Chống ngập TP.HCM về việc rút khỏi dự án 10.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đó, Liên danh TVGSHĐ cho biết, đến nay đã 28 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, các yêu cầu của Liên danh TVGSHĐ vẫn chưa được các bên liên quan giải quyết. Do đó, đại diện Liên danh TVGSHĐ thông báo đến UBND TP và Trung tâm chống ngập TP về việc Liên danh TVGSHĐ chấm dứt thực hiện hợp đồng số 32HĐ-TTCN ngày 5.6.2017 (tức hợp đồng TVGSHĐ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) kể từ ngày 26.12.2018.
Văn bản thông báo rút khỏi dự án 10.000 tỷ đồng của Liên danh TVGSHĐ.
“Liên danh TVGSHĐ kính thông báo cho UBND TP và Trung tâm chống ngập TP được biết. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì sự việc bất khả kháng này”, thông báo cho biết.
Trước đó, theo nguồn tin riêng của Dân Việt, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã gửi giấy mời làm việc với lãnh đạo 3 công ty trong Liên danh TVGSHĐ của Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Nội dung làm việc là “để hỏi về việc thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát dự án này”.
Liên danh TVGSHĐ gồm Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt Việt Nam, Công ty CP Tư vấn Xây dựng công trình hàng hải (CMB) và Công ty CP Tư vấn Xây dựng và chuyển giao công nghệ Thăng Long 12. Năm 2017, ba công ty này trúng gói thầu Tư vấn giám sát hợp đồng dự án nói trên, dự án có vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Lợi dụng chức vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hàng chục cán bộ lãnh án
TAND tỉnh Kon Tum vừa mở phiên tòa xét xử công khai đối với các bị cáo trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra trong quá trình thi công Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến Km 334 đến Km 344. VKSND tỉnh Kon Tum đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án trên.
Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đăk Glei, Kon Tum.Ảnh: Nguyễn Cường.
Sau khi xét xử, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo: Bùi Hải Nhân 10 năm tù, Lê Quang Tứ 08 năm tù, Nguyễn Kim Sơn 05 năm tù, Trịnh Duy Minh 05 năm tù và Trịnh Duy Thông 03 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3 Điều 281 BLHS năm 1999; Các bị cáo: Nguyễn Thanh Phương 30 tháng tù, Trần Ngọc Thị 18 tháng tù, Trần Thanh Hải 18 tháng tù, Nguyễn Đức Nam 12 và Phạm Huy Thông cùng 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Theo cáo trạng của VKSND tối cao, trên cơ sở Bản kết luận điều tra điều tra bổ sung số 153/C46-P10 ngày 06/10/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, sau khi phân tích các tình tiết, chứng cứ vụ án, Cáo trạng kết luận: Trong quá trình thi công, lập hồ sơ thanh toán Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến Km 334 đến Km 344 từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm 2003; vì động cơ vụ lợi, ông Trương Văn Triệu, Giám đốc Công ty 621 đã ký Hợp đồng thuê nhà thầu phụ là Công ty Thanh Nam trái phép, không được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải; các bị can Lê Quang Tứ, Phó Giám đốc Công ty 621 kiêm Trưởng Ban chỉ huy công trường; Nguyễn Kim Sơn, Quyền Giám đốc Công ty 621; Bùi Hải Nhân, Kỹ sư nổ mìn Công ty 621, Phó chỉ huy công trường với sự giúp sức của Trịnh Duy Minh, Giám đốc Công ty Thanh Nam và Trịnh Duy Thông, Đội trưởng Đội thi công Công ty Thanh Nam đã thực hiện các hành vi làm trái công vụ; nâng khống số lượng vật liệu so với thực tế đã thi công; nâng khống số hộ chiếu nổ mìn từ 130 hộ chiếu lên 365 hộ chiếu; lập hồ sơ đề nghị thanh, quyết toán theo phương án nổ mìn đặc biệt, không đúng với thực tế thi công sau đó đã được nhận số tiền chênh lệch trái phép, tổng cộng là: 8.346.916.664,22 đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước. Vì vậy, hành vi của Lê Quang Tứ, Nguyễn Kim Sơn và Bùi Hải Nhân, Trịnh Duy Minh và Trịnh Duy Thông đã phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 281 BLHS năm 1999.
Đối với các bị can Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Ban ĐHDA; Trần Thanh Hải, Đội trưởng Ban QLKV Kon Tum; Trần Ngọc Thị, Kỹ sư giám sát thuộc Văn phòng TVGS8; Phạm Huy Thông, Chuyên viên Phòng KTKH và Nguyễn Đức Nam, Kỹ sư cầu đường, Phó phòng KTKH Ban QLDA; đã không làm hết trách nhiệm của mình, ký xác nhận, ký duyệt kiểm tra vào các chứng từ trong hồ sơ đề nghị quyết toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 285 BLHS.
Đối với Thái Đình Dũng, căn cứ các tình tiết đã phân tích nêu trên, ngày 23/11/2017 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 11/VKSTC-V5 đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đối với Thái Đình Dũng.
Trong vụ án này còn có bị can Đỗ Đạt Thơ, Cơ quan điều tra xác định bị can đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Do đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã bị can; Quyết định tạm đình chỉ điều tra và Quyết định tách hồ sơ vụ án đối với bị can Đỗ Đạt Thơ để xử lý sau.
Đối với các cá nhân liên quan: Các ông Lê Thế Chiến, nguyên Giám đốc và Hoàng Thanh Tùng, nguyên Kế toán trưởng, Xí nghiệp Hóa chất mỏ Gia Lai: Ngày 30/12/2005, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự đối với 02 bị can Lê Thế Chiến và Hoàng Thanh Tùng về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đối với ông Trương Văn Triệu, nguyên Giám đốc Công ty 621 có hành vi ký hợp đồng thuê nhà thầu phụ là Công ty Thanh Nam trái phép; khi đang thi công đến ngày 15/7/2002 thì nghỉ hưu. Kết quả điều tra, có căn cứ xác định Trương Văn Triệu có hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS, với trò chủ mưu trong vụ án. Nhưng trong quá trình điều tra Trương Văn Triệu bị bệnh hiểm nghèo (ung thư gan) và đã chết nên không xem xét xử lý đối với Trương Văn Triệu.
Đối với các cá nhân khác có liên quan, gồm: Đinh Xuân Vinh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 6, Trần Như Dương, Giám đốc Ban QLKV KonTum, Ngô Văn Thông, Phó trưởng phòng, Nguyễn Văn Huấn, Trưởng phòng Quản lý thi công, Phạm Mai Hương, Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch và Phạm Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh: Các cá nhân này có trách nhiệm trong việc để xảy ra hậu quả, nhưng theo phân cấp trách nhiệm, họ ký duyệt trên cơ sở các chứng từ đã được các cá nhân, đơn vị trực tiếp kiểm tra, ký xác nhận. Ngay sau khi phát hiện được sai phạm trong việc thanh toán, hậu quả thiệt hại đã được hạn chế, nên xét thấy chưa cần thiết xử lý hình sự đối với 06 cá nhân này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị xử lý nghiêm về hành chính là có căn cứ.
Tại phiên tòa, HĐXX cũng đã tuyên về trách nhiệm dân sự, đề nghị các đơn vị: Tổng Công ty 6 phải nộp lại Ngân sách Nhà nước: 1.038.891.764 đồng; Công ty 621 phải nộp lại Ngân sách Nhà nước: 3.566.490857đồng; Tịch thu 87.148.000 đồng của Chi nhánh hoá chất mỏ Gia Lai; Tịch thu 50.000.000 đồng thu lợi bất chính của Bùi Hải Nhân.
Văn Nam
Theo baovephapluat
Pháp luật, từ nghị trường đến cuộc sống Tuần qua, những hoạt động nghị trường như thẩm định báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội hay bàn thảo sửa đổi luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xuất hiện những ý kiến mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ảnh rõ ràng thực trạng của đời sống pháp luật đang diễn ra trên đất nước,...