Vụ đơn tố lừa đảo chiếm đoạt 255 tỷ đồng Cty cổ phần gang thép Yên Bái: Hé lộ đường dây “cho vay nặng lãi”
Mặc dù, theo các chứng từ xác nhận thì việc vay nợ dân sự với số tiền lên tới vài trăm tỷ đồng giữa hai “đại gia” tại Hà Nội đã được thanh toán xòng phẳng, song không hiểu vì lý do gì người cho vay lãi lại làm đơn tố cáo người vay “lừa đảo chiếm đoạt 255 tỷ đồng”. Trong lúc đang giải quyết “mớ bùng nhùng” này thì Công an tỉnh Yên Bái lại thu thập được thêm tài liệu hé lộ đường dây “cho vay nặng lãi” với số lượng tiền khổng lồ….
Ảnh minh họa.
Ngày 7/11, ông Bùi Đức Thái- Phó phòng tham mưu tổng hợp- Công an tỉnh Yên Bái cho phóng viên biết: Công an tỉnh vừa tiếp nhận tài liệu và đơn của chị Vũ Thị Hoa sinh năm 1970, Nơi ĐKHKTT/chỗ ở: Lô 31, BT3, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội tố cáo bà Đào Thị Tình (HKTT: BT3 bán đảo Linh Đàm- Hoàng Mai- Hà Nội) phạm tội Vu khống và “cho vay nặng lãi” mà chị Hoa là nạn nhân. Được biết, lãnh đạo Công an tỉnh Yên Bái đã và đang chỉ đạo khẩn trương điều tra các nội dung trong đơn tố cáo của chị Hoa.
Theo các tài liệu mà chị Vũ Thị Hoa cung cấp cho cơ quan Báo chí và cơ quan Công an thì vụ việc có nội dung như sau: Bà Đào Thị Tình (còn gọi là Thành), sinh năm: 1962, trú tại Lô 32, và Lô 43 BT3, bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và bà Vũ Thị Hoa đều là người quê thị xã Bắc Kạn. Năm 2006, bà Hoa và bà Tình cùng về Hà Nội mua nhà ở gần nhau (tại khu BT3, bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Từ năm 2008, gia đình bà Hoa đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến khoáng sản. Trong quá trình đó, do cần vốn để kinh doanh, chị Hoa đã nhiều lần vay mượn tiền của bà Tình. Theo trình bày của chị Hoa, bà Tình áp đặt mức lãi suất tiền vay là từ 3000 đồng/triệu/ngày đến 8000 đồng/triệu/ngày (có tài liệu chứng minh). Do cần tiền để kinh doanh, chị Hoa đã phải chấp nhận lãi suất “cắt cổ” do bà Tình áp đặt.
Bà Tình là người trực tiếp giao dịch vay tiền với chị Hoa, nhưng khi trực tiếp cho vay thì bà Tình để các “đàn em” và người nhà đứng tên trong giấy cho vay như: bà Đào Cát Trinh và Đào Thị Tâm (là các chị gái của bà Tình); ông Hoàng Kim Chính (anh chồng bà Tình); chị Đỗ Thị Đào Phương (là cháu gái); anh Phạm Văn Miện (là em họ); các anh Nguyễn Bá Trọng, Đoàn Văn Kiên và Đoàn Văn An (là cháu rể); anh Nguyễn Hoàng Long và Trần Quốc Tuấn (là cháu trai)chị Lê Thị Bích Ngọc (là chị họ); bà Nguyễn Thị Thủy và ông Nguyễn Mạnh Hùng (là “đàn em” của Tình). Tính đến năm 2012, chị Hoa đã vay của bà Tình thông qua những người có tên trên tổng số tiền gần 360 tỷ đồng. Tính đến thời điểm tháng 2-2014, chị Hoa đã trả cho bà Tình số tiền gốc và lãi lên tới số tiền1087 tỷ đồng. Hình thức trả tiền qua các tài khoản (có sao kê) và trả trực tiếp (có ký sổ). Ngoài ra, chị Hoa còn gán nợ cho bà Tình nhiều tài sản khác như : vàng, nhà, ô tô.
Video đang HOT
Về nội dung bà Tình tố ngược chị Hoa ” lừa đảo bán cổ phần Công ty ma lấy 90 tỷ đồng” : Theo xác minh, tại thời điểm đầu năm 2013 khi chị Hoa chưa trả hết nợ cho bà Tình, trước sức ép siết nợ nặng lãi của bà Tình cùng “tay chân”, chị Hoa phải chấp nhận đem 8.500.000 cổ phần của Công ty cổ phần thép Yên Bái mang tên anh Nguyễn Văn Công (sinh năm 1986, trú tại Tự Lạn, Việt Yên, Bắc Giang) chuyển cho bà Tình để gán nợ. Không có việc chị Hoa đem bán cho bà Tình để nhận được tiền của bà Tình. Theo chị Hoa, Bà Tình cùng ” đã tìm hiểu rõ Công ty cổ phần thép Yên Bái chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, giá trị chuyển nhượng cổ phần do ý chí các bên cùng tự định đoạt. Như vậy, rõ ràng đây là thỏa thuận dân sự theo ý chí mong muốn của các bên.
Hơn nữa, Công ty cổ phần thép Yên Bái, trước đó là Công ty cổ phần thép Cửu Long Yên Bái, trước đó nữa là Công ty cổ phần thép Cửu Long Vinashin, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch đầu tư Yên Bái và đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết. Năm 2012, doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản là 217 tỷ đồng ( trong đó có Nhà máy thép nằm trên khu đất 280 ha đã có Giấy chứng nhận QSD đất cho thuê sử dụng đến 29.01.2057). Như vậy, không thể nói là “công ty ma” như thông tin đồn đại vừa qua. Về thủ tục, theo quy định của pháp luật cũng như Điều lệ của Công ty cổ phần thép Yên Bái cho phép việc chuyển nhượng cổ phần. HĐQT Công ty cổ phần thép Yên Bái đã có nghị quyết đồng ý cho phép chuyển nhượng cổ phần, trên thực tế việc chuyển nhượng cổ phần giữa anh Nguyễn Văn Công chuyển cho “tay chân” của bà Tình đã được Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thép Yên Bái cho phép và chứng nhận.
Tính đến tháng 2 năm 2014, chị hoa đã hoàn trả đầy đủ cho bà Tình toàn bộ tiền gốc, tiền lãi. Chỉ cần dùng phép tính cộng trừ đơn giản thì đã thấy số tiền chị Hoa trả cho anh em nhà bà Tình cao gấp nhiều lần chị hoa thực nhận.
Đề nghị, Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra vụ việc nêu trên để có biện pháp xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 163 BLHS về Tội cho vay lãi nặng:
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống như sau: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bùn đỏ tràn ngập ruộng lúa
Ông Lê Thanh Huấn, Chủ tịch UBND phường Hòa Chung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện phường đang thống kê, giúp đỡ bà con khắc phục hoa màu, ruộng vườn sau sự cố bùn đỏ từ mỏ quặng tràn xuống ngày 7/8.
Theo đó, khoảng 15h ngày 7/8, bùn đỏ từ bãi quặng Nà Rụa thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng trên địa bàn xóm Nà Rụa, phường Hoà Chung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã bị sạt xuống suối chảy vào hệ thống thủy lợi và ruộng đồng của bà con gây thiệt hại lớn.
Bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực tổ 15, có gần 20 hộ dân bị ảnh hưởng, chủ yếu là ảnh hưởng đến ruông, vườn ven suối. Bước đầu thống kê thiệt hại ước tính gần 10.000 m2 diện tích lúa bị ảnh hưởng, nhiều km kênh mương bị vùi lấp.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên sự cố tràn bùn đỏ ở mỏ Nà Rụa xảy ra, trước đó, hồi đầu tháng 6.2014, một vụ tràn bùn và đất đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích hoa màu của bà con, chủ yếu là hệ thống kênh mương và ruộng lúa.
Hiện chủ mỏ và bà con đang tích cực thống kê thiệt hại và tìm biện pháp khắc phục sau sự cố.
Nguyên nhân tràn bùn đỏ đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo Bảo Yên
Lao Động
Khu kinh tế Vũng Áng trở lại hoạt động bình thường Ngày 16-5, các công nhân ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh đã trở lại công ty làm việc, hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường. Tại các hạng mục lò cao, xưởng thiêu kết, đổ kè chắn sóng, đổ bê tông tường móng, các nhà thầu đang chỉ đạo lực lượng công nhân, xe, máy triển khai thi...