Vụ dội nước sôi vào con riêng của chồng: Mẹ kế “giận cá chém thớt”
Bác sĩ Trần Nộ trực tiếp điều trị cho cháu Lý Văn Tư cho biết, vết thương bị phỏng ở mặt cháu Tư may mắn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ để lại sẹo dài trên mặt.
Vụ việc cháu Lý Văn Tư, 11 tuổi bị Triệu Thị Na trú tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang dội nước sôi vào mặt khiến cháu bị bỏng nặng, CQCS điều tra huyện Vị Xuyên đã xác minh, trong thời gian cháu Tư ở miền Nam, Triệu Thị Na đã nhiều lần tạt nước sôi vào mặt, vào người cháu.
Triệu Thị Na vẫn thản nhiên ở nhà khi cháu Tư cấp cứu tại bệnh viện
Bi kịch từ mối tình tay ba
Năm 1995 mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng anh Lý Văn Chương và Triệu Thị Na vẫn sống với nhau như vợ chồng và có với nhau một đứa con. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống với nhau được 3 năm, Triệu Thị Na bỏ vào miền Nam làm thuê kiếm tiền. Cũng trong thời gian này, Lý Văn Chương lại cặp kè với chị Triệu Thị Mảy, trú tại thôn Cốc Thổ xã Ngọc Linh huyện Vị Xuyên và sinh ra cháu Lý Văn Tư.
Tới năm 2002, Triệu Thị Na từ miền Nam trở về, thấy cảnh chồng hờ đã có vợ mới, Na uất ức, nhiều lần cãi cọ, đuổi đánh Triệu Thị Mảy khiến chị Mảy phải trở về xã Ngọc Linh sống với bố mẹ đẻ.
Video đang HOT
Sau đó cả gia đình cùng vào miền Nam sinh sống. Không trút giận được lên chồng hờ cùng “người tình”, mọi sự uất ức dồn nén Na đều đổ lên đầu cháu Lý Văn Tư, với những trận đòn roi nhừ tử, những trận dội nước sôi lên người, lên mặt cháu bé. Sau mỗi trận hành hạ, Na lại mua thuốc nam về đắp cho cháu Tư như không có chuyện gì xảy ra.
Đầu năm 2011, gia đình anh Chương trở về quê xã Bạch Ngọc sinh sống. Cuộc sống vốn đã eo hẹp lại phải nuôi 2 đứa con, trong đó có một con riêng của chồng hờ, lại thỉnh thoảng Triệu Thị Mảy qua lại thăm cháu Tư khiến Triệu Thị Na càng thêm tức giận. Ngày 26-4-2011, khi cháu Lý Văn Tư đang ngồi học ở nhà, Triệu Thị Na gọi nhưng cháu Tư không nghe thấy, lập tức Na cầm ấm nước sôi dội thẳng vào mặt cháu. Cháu Tư bị bỏng nằm giãy dụa trên giường nhưng Triệu Thị Na vẫn lặng thinh bỏ đi. Đến khi hàng xóm nghe tiếng kêu cứu mới đưa cháu Tư đến Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên cấp cứu.
Cháu Lý Văn Tư tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên
Cơ quan chức năng kiên quyết xử lý
Bác sĩ Trần Nộ trực tiếp điều trị cho cháu Lý Văn Tư cho biết, vết thương bị phỏng ở mặt cháu Tư may mắn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ để lại sẹo dài trên mặt.
Cô giáo chủ nhiệm lớp cháu Tư cho biết, cháu Tư là một em bé ngoan, học giỏi, luôn đứng nhất nhì trong lớp mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Tại bệnh viện, cháu Tư kể lại với chúng tôi, khi cháu theo “mẹ Na” vào miền Nam sinh sống, nhiều lần “mẹ Na” đã đánh cháu ngất đi, dội nước sôi vào người cháu những lúc cháu mải chơi, nên cháu rất sợ “mẹ Na”.
Điều khiến người dân cảm thấy đau lòng, là khi cháu Tư bị hành hạ phải cấp cứu tại bệnh viện nhưng bố đẻ Lý Văn Chương vẫn không có phản ứng gì! Ngay người mẹ đẻ ra Tư là Triệu Thị Mảy cũng không hề tới hỏi han, thăm nom cháu Tư.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Bạch Ngọc cho biết, chính quyền đã hỗ trợ cháu tiền viện phí, bởi gia đình cháu Tư quá nghèo không có tiền trang trải. “Chúng tôi đã chỉ đạo CA xã lập hồ sơ chuyển lên CQCS điều tra huyện Vị Xuyên thụ lý giải quyết”.
Ngày 6-5, Trung tá Thẩm Quang Biển, Thủ trưởng CQCS điều tra huyện Vị Xuyên, khẳng định, vụ Triệu Thị Na hành hạ cháu Lý Văn Tư tại xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên đang được tiến hành xác minh điều tra, lập hồ sơ để kiên quyết xử lý theo pháp luật.
Theo Pháp luật XH
Chép phạt: đòn roi vô hình
Bắt chép phạt để răn đe, uốn nắn khi học sinh vi phạm nội quy hoặc không thuộc bài... là hình thức xử phạt đang phổ biến tại nhiều trường học. Thế nhưng, cách giáo dục này có mang tính sư phạm và dù có, liệu còn phù hợp?
Một kiểu nhục hình
Trước đây, tại trường cấp 2 - 3 Đ. (quận Gò Vấp, TPHCM) khi học sinh vi phạm như nói chuyện riêng, không thuộc bài, đi trễ..., lập tức giáo viên hoặc cán bộ quản nhiệm sẽ quy ra roi. Thế nhưng, khi hình thức xử phạt này bị lên án, trường đã linh động đưa ra hình thức xử phạt mới để "uốn nắn" học sinh: chép phạt. N.M., một học sinh trường này cho biết: "Nếu nói chuyện hay không thuộc bài, lần đầu sẽ bị nhắc nhở nhưng tái phạm sẽ bị giáo viên phạt bằng cách bắt chép nguyên cuốn Hạt giống tâm hồn. Sau đó, tụi em phải viết bài cảm nghĩ, kiểm điểm lại lỗi vi phạm".
Nhiều trường cũng áp dụng hình thức xử phạt này, đặc biệt là khi học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài. Theo đó, học sinh sẽ phải chép lại nguyên văn bài không thuộc nhiều lần, nếu không đạt "chỉ tiêu" theo quy định của giáo viên, số lần chép phạt cứ thế tăng lên. N.T., học sinh lớp 11 trường P. (quận 6, TPHCM) cho biết: "Cô giáo chủ nhiệm quy định, không học thuộc bài bắt chép phạt từ 50 - 100 lần kể cả những môn dài dằng dặc như văn, sử. Có khi mấy bạn lớp em còn bị chép phạt mấy trăm lần!"
Hình thức chép phạt thường là "cam kết" giữa thầy và trò, vì vậy nếu vi phạm học sinh thường phải tuân thủ quy định, dù tuân thủ với thái độ miễn cưỡng. Một học sinh trường THPT M. (quận 3, TPHCM) kể: "Làm bài kiểm tra dưới điểm trung bình là tụi em bị chép phạt. Các môn toán, hoá, lý mà không thuộc công thức tụi em cũng phải bò ra chép phạt. Nếu không chấp hành, hình phạt có thể tăng dần từ vài chục lên đến vài trăm lần. Tụi em cũng phải miễn cưỡng làm theo chứ thú thật chép cả trăm lần công thức vẫn hoàn quên".
Không diễn ra ở khối THPT mà ở cấp 1, cấp 2, việc bắt học sinh chép phạt cũng diễn ra phổ biến. Một giáo viên trường tiểu học N. (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, hình thức chép phạt cũng hay được thầy cô giáo trong trường áp dụng, tuy nhiên "chỉ mang tính chất răn đe". Theo giáo viên này, nếu học sinh không làm bài tập về nhà hoặc không thuộc từ vựng tiếng Anh thì phải chép phạt mười lần những phần chưa làm hoặc chưa thuộc. Tuy nhiên "bắt chép phạt cả trăm lần thì trường không áp dụng", vị này khẳng định.
Trò chuyện với chúng tôi trước cổng trường N., một phụ huynh cho hay: "Có nhiều tối thấy cháu hí hoáy viết đi viết lại nhiều lần. Hỏi thì cháu cho biết do không thuộc bài nên bị cô bắt chép phạt mười lần. Cũng thấy thương cháu nhưng lại nghĩ cô đang rèn luyện tính kỷ luật cho cháu nên tôi và chồng không can thiệp". Tuy nhiên, vị phụ huynh này cũng cho rằng: "Quá lạm dụng thì hình thức này mang lại tác dụng ngược".
Chưa cấm nhưng nên bỏ!
Bà Nguyễn Thị Đan Thanh, giáo viên Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến kể, trong quá trình dạy học, bà chứng kiến nhiều trường hợp thầy cô dùng biện pháp bắt học sinh chép phạt: "Có những lúc chép phạt cũng có tác dụng, nhưng đa số thì không". Bà Thanh phân tích, trong nhiều tình huống bị phạt phải chép bài nhiều lần, đặc biệt với những môn phải học thuộc lòng như sử, địa... nhiều học sinh bị "dị ứng" dẫn tới phản ứng tiêu cực như không chấp hành, bỏ giờ học, thậm chí buông xuôi "tới đâu thì tới" và không nhìn mặt thầy cô bộ môn.
Theo bà Bùi Thị Liên, giáo viên văn Trường THCS Thanh Đa, trước kia một số thầy cô trong trường cũng hay sử dụng hình thức chép phạt, nhưng gần đây trong các buổi họp giao ban chuyên môn, vấn đề này được đưa ra thảo luận, và "nhà trường không cấm tuyệt đối việc giáo viên sử dụng hình thức chép phạt, song cũng kêu gọi các thầy cô không nên sử dụng hình thức này trong việc giáo dục học sinh". Về quan điểm cá nhân, bà Liên cho rằng việc áp dụng chép phạt dễ làm tổn thương các em, làm căng thẳng mối quan hệ cô - trò. Hình thức này không phù hợp với các phương pháp giáo dục mới. Theo bà Liên: "Nên tạo điều kiện để cho học sinh sửa sai thay bằng hình thức chép phạt".
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5) phát biểu: "Việc xử phạt học sinh bằng hình thức chép phạt là không khoa học, nếu không nói là phản sư phạm". Cũng như bà Ân, có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh, nếu không được thì còn hậu thuẫn là ban giám hiệu và hội phụ huynh... "Ngành giáo dục cũng đã có nhiều khoá tập huấn thường xuyên cho giáo viên về ứng xử tình huống sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực. Trong mọi trường hợp, giáo viên không nên nóng vội", bà Ân nói.
Theo SGTT
Khi nàng là 'thủ lĩnh' Có một cô bạn gái năng động, hơi hơi thuộc tuýp "người của công chúng" thì các chàng trai của chúng ta sẽ phải đối mặt với những rắc rối "búa bổ" nào đây? Ảnh minh họa 1- Nan giải bởi "thời gian VIP" Qũy thời gian của một cô nàng lãnh đạo sẽ bị chia cắt "tơi tả" đến từng giờ và...