Vụ điệp viên Skripal: Nga và Anh tiến hành cuộc gặp cấp cao đầu tiên
Ngày 16/2, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Titov đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách châu Âu Alan Duncan bên lề Hội nghị An ninh Munich (Đức).
Đây là cuộc gặp cấp cao nhất đầu tiên giữa hai nước trong vòng gần 1 năm qua kể từ khi xảy ra vụ đầu độc điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal hồi tháng 3 năm ngoái tại thành phố Salisbury của Anh, khiến quan hệ song phương đóng băng.
Cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal tại một phiên xét xử của tòa án quân sự ở Moskva (Nga) năm 2006. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, thông cáo của văn phòng Bộ Ngoại giao Anh cho hay tại cuộc gặp, ông Duncan nhấn mạnh rằng vẫn tồn tại nhiều khác biệt giữa hai nước và phía Nga cần lựa chọn một hướng đi khác và hành động như một đối tác có trách nhiệm trước khi có sự thay đổi trong quan hệ giữa Anh và Nga.
Video đang HOT
Ông Ducan khẳng định phía Anh không có định kiến với Nga, và London sẽ tiếp tục xây dựng cũng như củng cố giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân với Nga.
Tháng 3 năm ngoái, cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh tại thành phố Salisbury, miên Nam nươc Anh.
Chính phủ Anh cho rằng hai người này bị đầu độc và cáo buộc Moskva liên quan, đồng thời xác định chất độc thần kinh Novichok được sử dụng trong vụ đầu độc nói trên được sản xuất tại Nga.
Phía Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời yêu cầu phối hợp điều tra làm rõ vụ việc, song không được Anh chấp nhận.
Vụ việc đã khiến quan hệ giữa Anh và Nga leo thang căng thẳng. Phía Anh đã hủy bỏ tất cả các cuộc gặp song phương cấp cao với Nga trong năm 2018, trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, đồng thời hủy chuyến thăm của các bộ trưởng và thành viên Hoàng gia Anh tới Nga để theo dõi World Cup 2018.
Không chỉ vậy, vụ đầu độc điệp viên hai mang Skripal còn khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống dốc.
Theo đề nghị của Anh, các nước phương Tây đã trục xuất hàng trăm các nhà ngoại giao Nga, đáp lại Moskva cũng trục xuất số nhân viên ngoại giao tương đương của nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)./.
Theo Thanh Hương/TTXVN
Hội nghị An ninh Munich: Trung Quốc kêu gọi tăng chủ nghĩa đa phương
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) ngày 16/2, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Trung Quốc ủng hộ chủ nghĩa đa phương, trong đó tham vấn và đối thoại là khâu quan trọng.
Ông Dương Khiết Trì phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich. (Nguồn: AFP/Getty images)
Theo ông Dương Khiết Trì, thế giới cần chủ nghĩa đa phương, nên tránh chủ nghĩa bá quyền và chính sách cường quốc. Trong quan hệ với Mỹ, quan chức Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực của hai bên nhằm đạt được các thỏa thuận cùng có lợi.
Liên quan bài phát biểu trước đó của Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc tham gia Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), ông Dương Khiết Trì cho rằng cần tiếp tục duy trì hiệp ước này, song nhấn mạnh Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa với ai, do vậy Bắc Kinh không ủng hộ phiên bản đa phương của hiệp ước INF - văn kiện được Mỹ và Liên Xô ký ngày năm 1987./.
Theo Vietnam
Chỉ còn kiểm soát 700 m vuông lãnh thổ Syria, ngày tàn của khủng bố IS đã đến? Theo tuyên bố từ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn, lực lượng này đang dồn những chiến binh khủng bố IS vào chân tường, với viễn cảnh giải phóng hoàn toàn không còn xa. SDF tuyên bố sắp lấy lại toàn bộ lãnh thổ của IS. IS hiện chỉ còn kiểm soát một khu vực rộng 700m vuông ở...