Vụ đầu độc Seiger Skripal: Không có bằng chứng về sự tham gia của Nga
Không có bằng chứng về sự tham gia của Nga trong vụ Skripal xảy ra ở thành phố Salisbury hồi tháng 3 vừa qua.
Cơ quan điều tra Anh trong vụ đầu độc Sergey Skripal – Ảnh: RIA Novosti
Nghị sĩ Quốc hội Đức Heike Henzel (29.7) đã trả lời phỏng vấn của tờ báo Junge Welt, cho biết, đến bây giờ các cơ quan đặc biệt của Anh và Đức đều không có bằng chứng về sự tham gia của Nga trong vụ Skripal xảy ra ở thành phố Salisbury hồi tháng 3 vừa qua.
Cụ thể, bà Heike Hensel nghi ngờ rằng, cảnh sát Anh và Đức khó có khả năng cung cấp các bằng chứng chứng minh có sự “nhúng tay” của Nga trong “vụ đầu độc” viên cựu đại tá tình báo GRU
Sergei Skripal và cô con gái Yulia.
Theo lời nữ nghị sĩ, chính quyền Đức dường như đã nhận từ các đồng nghiệp Anh những thông tin nào đó xác nhận phần lỗi của Nga trong vụ này. Tuy nhiên, vẫn không thể cung cấp các dữ liệu cho Quốc hội và công luận Đức.
Video đang HOT
Điều đó khiến nảy sinh nghi ngờ rằng, thực tế các cơ quan chức năng của Đức và Anh đều không có bằng chứng nào cả, – nghị sĩ Heike Henzel tuyên bố.
Nghị sĩ nói thêm rằng, lực lượng đặc nhiệm Đức đã phớt lờ không trả lời câu hỏi, liệu cơ quan này có tìm thấy chất độc tương tự như chất được sử dụng ở Salisbury hay không.
Trước đó, vào đầu tháng 3.2018 xảy ra vụ đầu độc Sergei Skripal và con gái. London cáo buộc Mátxcơva đầu độc cha con Skripal, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Nga kiên quyết phủ nhận sự dính líu trong vụ này. Mátxcơva nhiều lần đề xuất tiến hành cuộc điều tra chung về vụ việc, nhưng London phớt lờ ý kiến đó và từ chối không cho tiếp cận hai cha con Skripal.
NHÂN NGHĨA
Theo Laodong
Nga bác tin trữ chất độc nghi tấn công cựu điệp viên tại cơ sở quân sự
Nga đã bác bỏ thông tin do truyền thông Anh đăng tải nói rằng chất độc thần kinh nghi được sử dụng để tấn công cựu điệp viên xuất phát từ một phòng thí nghiệm quân sự của nước này.
Các nhân viên quân sự Anh mặc đồ bảo hộ khi vận chuyển một phương tiện liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc tại Anh (Ảnh: AFP)
Báo The Times (Anh) ngày 5/4 dẫn các nguồn tin an ninh Anh cho biết họ tin rằng chất độc thần kinh Novichok được sản xuất tại một phòng thí nghiệm quân sự trên sông Volga ở thị trấn Shikhany phía đông nam thủ đô Moscow. Trước đó, Anh đã cáo buộc Nga sử dụng Novichok, chất độc thần kinh mà London cho là được sản xuất từ thời Liên Xô, để hạ độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông này tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Tuy nhiên, các quan chức Nga khẳng định không có chất độc Novichok nào được lưu trữ tại Shikhany.
"Phòng thí nghiệm này chưa bao giờ thuộc phạm vi công việc của chúng tôi. Tất cả các cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học đều được công khai. Shikhany không phải là một trong số các cơ sở đó", Mikhai Babich, đại diện của Điện Kremlin tại vùng Volga và là cựu chủ tịch Ủy ban quốc gia về giải trừ vũ khí hóa học của Nga, nói với hãng thông tấn Interfax.
Giới chức Nga từng nhiều lần khẳng định Moscow không có bất kỳ chương trình nào để phát triển chất độc thần kinh Novichok như Anh cáo buộc. Tổng thống Vladimir Putin cũng nói rằng Nga không chế tạo chất độc thần kinh như Novichok và đã phá hủy toàn bộ vũ khí hóa học dưới sự giám sát của các tổ chức quốc tế. Theo ông Putin, "khó có thể tin" Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên vì nếu đó là chất độc quân sự thì nạn nhân đã thiệt mạng ngay tại chỗ.
Thông tin do truyền thông đăng tải được đưa ra sau khi Giám đốc Phòng thí nghiệm quân sự Porton Down của Anh cho biết, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm này xác định loại chất độc nghi được sử dụng để hạ độc cựu điệp viên Nga là chất độc thần kinh quân sự Novichok, song không thể xác định chúng có nguồn gốc từ Moscow như cáo buộc của chính phủ Anh.
Các tổ chức quốc tế vào cuộc
Cựu điệp viên Sergei Skripal (Ảnh: BBC)
Trong bối cảnh mọi sự tập trung đang dồn vào cuộc điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để làm rõ các tình tiết liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc ở Anh, báo Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ) của Bộ Quốc phòng Nga cho biết các thanh sát viên của OPCW tuần qua đã tới Nga để tiến hành công tác kiểm tra tại một địa điểm. Tuy nhiên, thông tin trên báo Nga không tiết lộ các thanh sát viên của Ban Thư ký Kỹ thuật OPCW đã kiểm tra cái gì, ở đâu tại Nga và liệu có liên quan tới vụ Skripal hay không hay chỉ là hoạt động thường kỳ.
Ngoài ra, trong bản tin tóm tắt hàng tuần mang tên "Lực lượng Vũ trang tuần này", báo Krasnaya Zvezda cũng đưa tin về chuyến đi của một phái đoàn Bồ Đào Nha theo Văn kiện Vienna năm 2011 - một thỏa thuận minh bạch về quân sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Việc Nga công bố các chuyến công tác của các tổ chức thanh sát viên quốc tế diễn ra trong bối cảnh Moscow đang đẩy mạnh chiến dịch nhằm chống lại các cáo buộc của Anh về vụ cựu điệp viên.
Nga ngày 1/4 đã gửi một bản danh sách gồm 13 câu hỏi cho OPCW để đề nghị giải đáp những thắc mắc liên quan đến vụ Skripal. Trong đó, Moscow đã đặt ra câu hỏi liệu Anh đã trao dữ liệu và bằng chứng nào cho OPCW và liệu Ban thư ký OPCW có ý định chia sẻ thông tin với Hội đồng hành pháp OPCW mà Nga là thành viên hay không. Đại diện thường trực của Nga tại OPCW Alexander Shulgin cũng cảnh báo nếu các chuyên gia Nga không được tham gia cuộc điều tra, Moscow sẽ không công nhận bất cứ kết quả điều tra nào về vụ Skripal.
Thành Đạt
Theo Dantri
Anh tuyên bố tìm ra nghi phạm vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Giới điều tra Anh tin rằng họ đã xác định được các nghi phạm đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang của Nga Sergei Skripal bị đầu độc bằng chất độc thần kinh ở Anh. Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái (Ảnh: web) Cựu đại tá tình báo Nga Sergei Skripal và con gái Yulia nguy kịch sau khi...