Vụ ‘đất vàng’ trăm tỉ: Chồng bị đề nghị đến 20 năm tù, vợ hưởng án treo
Cựu Phó chánh văn phòng Sở TN-MT bị đề nghị 18 – 20 năm tù trong vụ chiếm đoạt “đất vàng” trăm tỉ, vợ bị cáo này bị đề nghị 30 – 36 tháng nhưng cho hưởng án treo.
Chiều 19.4, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Lương Thế Hiển (63 tuổi, cựu Phó chánh văn phòng Sở TN-MT TP.Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (63 tuổi, vợ ông Hiển) cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, liên quan đến vụ án ” đất vàng” trăm tỉ.
Các bị cáo Lương Thế Hiển và Nguyễn Thị Liên tại tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
Bị cáo phải trả tiền, bên thứ ba phải trả đất
Kết thúc phần xét hỏi, tòa chuyển sang phần tranh luận, đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt ông Hiển 18 – 20 năm tù, bà Liên 30 – 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo nhận định của viện kiểm sát, sao kê ngân hàng cho thấy bà Liên không hưởng lợi từ hành vi của chồng, quá trình giải quyết vụ án đã tích cực khai báo.
Trong khi đó, ông Hiển bị đánh giá có vai trò chính, hưởng lợi toàn bộ số tiền “đặc biệt lớn”, nhưng không nhận tội, cũng chưa khắc phục hậu quả. Bị cáo còn khai báo gian dối về nhân thân, cản trở việc điều tra nguồn gốc, quá trình sử dụng số tiền hưởng lợi bất chính.
Về dân sự, đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa buộc ông Hiển trả lại 320 tỉ đồng cho ông Lê Hải An (bên thứ ba mua đất – PV). Ông An có nghĩa vụ trả lại các thửa đất cho bị hại là ông Nguyễn Thanh Thủy (trú Q.Đống Đa, Hà Nội). Điều này đồng nghĩa, các “sổ đỏ” do Sở TN-MT TP.Hà Nội cấp cho ông An phải thu hồi, hủy bỏ.
Cơ quan công tố cũng đề nghị tiếp tục kê biên các tài sản nhà đất đứng tên ông Hiển và tài sản mua từ số tiền phạm tội mà có, gồm 4 mảnh đất ở Hà Nội và Phú Thọ, nhằm đảm bảo thi hành án.
Video đang HOT
Khu “đất vàng” trên phố Bà Triệu liên quan đến vụ án. Ảnh CTV
Ly kỳ việc chuyển nhượng “đất vàng” trăm tỉ
Hồ sơ vụ án cho thấy, phố Bà Triệu (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) có 3 thửa đất liền nhau, nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước. Trong số này, một phần đã được bán và cấp “sổ đỏ” cho 11 hộ dân, phần còn lại cho thuê và làm diện tích chung.
Năm 2017, ông Thủy mua gom toàn bộ đất của 11 hộ dân nêu trên và muốn mua nốt phần còn lại rồi gộp chung “sổ đỏ” để thuận lợi cho việc làm ăn.
Do không thuộc đối tượng được mua, ông Thủy tìm đến ông Hiển nhờ giúp đỡ. Ông Hiển nói có quan hệ với nhiều lãnh đạo sở, ngành Hà Nội, có thể đứng tên thay ông Thủy mua đất và gộp “sổ đỏ”, nhưng phải trả công 7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau khi đứng tên thay ông Thủy mua thêm đất và gộp sổ, ông Hiển không trả lại nhà đất cho ông Thủy mà ký 4 hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất cho ông Lê Hải An với trị giá gần 320 tỉ đồng.
Theo kết luận định giá tài sản, giá trị 3 khu đất trên tại thời điểm chuyển nhượng cho bên thứ ba là hơn 127 tỉ đồng. Đây cũng là số tiền bị cáo chiếm đoạt của bị hại.
Quá trình điều tra, ông Hiển không thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo khẳng định mình và ông Thủy có hợp tác kinh doanh, góp tiền mua đất. Bằng chứng là hai bên ký hợp đồng hợp tác thể hiện ông Thủy và vợ ông Hiển mỗi người góp 100 tỉ đồng, ký biên bản thanh lý hợp đồng thể hiện ông Thủy chuyển nhượng 50% vốn góp của mình cho ông Hiển. Ông Thủy còn viết 3 giấy nhận tiền với tổng 200 tỉ đồng từ vợ chồng ông Hiển…
Tuy nhiên, viện kiểm sát xác định các hợp đồng này chỉ là giả cách, nhằm giúp ông Hiển đứng tên thay cho ông Thủy trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến khu đất.
Vụ án này với nhiều tình tiết ly kỳ xung quanh việc hợp tác kinh doanh, nảy sinh tranh chấp rồi phát hiện dấu hiệu tội phạm, liên quan đến 3 khu “đất vàng” trị giá cả trăm tỉ đồng. Ảnh PHÚC BÌNH
Lời khai mâu thuẫn giữa hai vợ chồng
Trong phần xét hỏi, ông Thủy khai biết ông Hiển là Phó chánh văn phòng Sở TN-MT về hưu, có khả năng làm thủ tục đất đai nhanh, nên rất tin tưởng. Sau khi mua xong 3 khu “đất vàng”, ông Thủy muốn gộp tất cả “sổ đỏ” làm một và đã nhờ ông Hiển giúp với tiền công 7 tỉ đồng.
Lý giải về các hợp đồng giả cách, ông Thủy nói đây là yêu cầu của ông Hiển để làm thủ tục nhanh hơn. Các hợp đồng đều ký tại nhà riêng của ông Hiển, soạn theo ý chí của bị cáo này. Vợ ông Hiển, tức bà Liên, không tham gia, “chồng bảo gì ký đó”.
Trước tòa, bà Liên cũng cho biết giữa 2 bên không có việc hợp tác kinh doanh, không có việc giao nhận tiền để góp vốn mua đất. Các giấy tờ, hợp đồng bà ký đều do chồng sai khiến, không đọc nội dung. Nữ bị cáo khẳng định không tham gia giao dịch mua bán, không giúp chồng chiếm đoạt tài sản của ông Thủy.
Ngược lại, ông Hiển phản đối lời khai của vợ, cho rằng “không đáng tin”. Bị cáo này nói việc hợp tác kinh doanh là có thật, mỗi người 100 tỉ đồng để mua lại 3 lô đất. Ông Thủy không có tiền nên phải vay ông Hiển, về sau nhận thấy không trả được nên đề nghị rút tên khỏi hợp đồng. Vì thế, ông Hiển bỏ thêm 100 tỉ đồng để mua toàn bộ số đất.
Đánh giá việc này, đại diện viện kiểm sát nhận định ông Thủy mới là người trực tiếp trả tiền mua đất. Căn cứ là các giấy báo nộp tiền, tiền thuế phí, chứng từ chuyển tiền mặt, sao kê ngân hàng, những tài liệu cho thấy hoàn toàn trái với lời khai ông Hiển.
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội: Vụ án là bài học đau xót
Ngày 18.4, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Bị cáo Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội, bị đề nghị mức án 4 - 5 năm tù, thấp hơn so với khung truy tố của chính Viện kiểm sát (10 - 20 năm tù). 11 bị cáo còn lại bị đề nghị từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 4 năm tù.
Luật sư: Sai phạm trong bối cảnh "tiến thoái lưỡng nan"
Theo đại diện Viện kiểm sát (VKS), bị cáo Nguyễn Quang Tuấn là chủ mưu, giữ vai trò chính. Với vị trí giám đốc BV, bị cáo tạo điều kiện cho 2 doanh nghiệp (DN) quen biết là Hoàng Nga và Hòa Kim Phát được ký gửi vật tư y tế, sau đó chỉ đạo cấp dưới can thiệp vào hoạt động đấu thầu, nhằm giúp các công ty này trúng thầu để hợp thức thanh toán. Giá thiết bị được BV và DN ấn định ngay từ khi chưa mở thầu, chênh nhiều lần so giá thị trường, gây thiệt hại hơn 53,6 tỉ đồng.
Bào chữa cho bị cáo Tuấn, luật sư đồng tình với một số cáo buộc của VKS về các hành vi vi phạm đấu thầu của thân chủ, nhưng mong HĐXX cân nhắc đến việc kiến thức về đấu thầu của cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội còn yếu kém, pháp luật trong lĩnh vực này nhiều bất cập. Riêng với 4 gói thầu chỉ định năm 2017, luật sư nhắc đến bối cảnh khi ấy vật tư y tế đang thiếu trầm trọng, trong khi đấu thầu tập trung chưa có kết quả, nhu cầu cứu chữa người bệnh lại rất lớn, BV đã liên tục có văn bản báo cáo cấp thẩm quyền đề nghị được mua sắm khẩn cấp.
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn bị đề nghị mức án 4 - 5 năm tù. ẢnhPHÚC BÌNH
VKS dẫn nhiều căn cứ, luật sư cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm của bị cáo Tuấn là do nóng vội, sợ BV rơi vào tình trạng không còn trang thiết bị để khám, chữa bệnh. "Nếu cứng nhắc, bị cáo có thể ngừng tiếp nhận bệnh nhân khi hết vật tư, chờ kết quả đấu thầu tập trung", luật sư nói và nhận định với tinh thần y đức, bị cáo Tuấn đã không làm như vậy nên dẫn tới sai phạm.
Luật sư còn công bố lá đơn viết tay của một bệnh nhân đến từ tỉnh Hải Dương. Năm 2014, người này bị nhồi máu cơ tim, nhập viện trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc", vì được bị cáo Tuấn phẫu thuật ngay trên giường bệnh thay vì thực hiện đúng quy trình thông thường mà thoát khỏi cửa tử. Từ câu chuyện làm trái quy trình để cứu người, luật sư cho rằng việc chỉ định các gói thầu năm 2017 có thể không đúng quy trình nhưng cần được xem xét trong bối cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
Trước đó, tại phần xét hỏi, phân trần về 4 gói thầu năm 2017, bị cáo Tuấn cũng khai thời điểm này Hà Nội chủ trương đấu thầu tập trung nhưng diễn ra rất chậm. Về nguyên tắc, vật tư dùng cho năm 2017 phải được đấu thầu xong trong quý 1, nhưng thực tế đến mãi cuối năm mới có kết quả đấu thầu. Nếu đợi kết quả đấu thầu tập trung thì cả năm 2017 BV coi như không có vật tư, sẽ phải đóng cửa; vì thế mới có chủ trương ứng vật tư trước của DN nhằm phục vụ bệnh nhân.
Bị cáo Nguyễn Quang Tuấn: Mong sớm được tiếp tục chữa bệnh
Trong lời nói sau cùng, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn trình bày về quá trình học tập, công tác và những đóng góp của bản thân đối với ngành y tế. Bị cáo nói từng được đào tạo tại nhiều quốc gia, đón nhận các kỹ thuật y tế tốt nhất trên thế giới, vinh dự khi là thành viên của nhiều hiệp hội danh giá về tim mạch.
Bị cáo Tuấn trình bày, thời điểm bị cáo về làm giám đốc năm 2012, đây chỉ là một BV nhỏ trực thuộc Sở Y tế TP.Hà Nội, chủ yếu phẫu thuật tim, chưa có các chuyên khoa khác. Với tâm huyết của bản thân, bị cáo cùng đồng nghiệp đã phát triển BV thành một trong những cơ sở y tế hoàn chỉnh nhất với 5 chuyên khoa, được công nhận là BV đầu ngành về tim mạch của VN.
Quá trình công tác, bị cáo Tuấn cùng đồng nghiệp khám sàng lọc cho hàng trăm nghìn trẻ em vùng sâu, vùng xa; mỗi năm BV mổ miễn phí cho khoảng 400 trẻ em tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn... Trong suốt 8 năm làm giám đốc, bị cáo cùng BV Tim Hà Nội đã giúp hơn 3.000 cháu bé được trở về cuộc sống với trái tim khỏe mạnh, bao gồm nhiều người dân tộc, kinh tế khó khăn; xây dựng BV theo tiêu chí nói không với phong bì, luôn nở nụ cười với bệnh nhân...
Bằng hiểu biết của mình, bị cáo Tuấn còn tham gia chỉ đạo tuyến cho Hà Nội và 35 tỉnh, thành, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ, giúp bà con vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận các kỹ thuật cao mà không cần phải về tới T.Ư, vừa giảm chi phí vừa đảm bảo tính kịp thời cứu chữa người bệnh.
Với sai phạm trong vụ án, cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội nói đã nhận thức sâu sắc, không ngụy biện cho sai phạm, chỉ mong HĐXX đánh giá nhân văn hơn nữa để sớm trở về với gia đình, xã hội; tiếp tục đóng góp cho công tác khám, chữa bệnh, tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên môn.
Bị cáo Tuấn cũng gửi lời xin lỗi đến cán bộ BV Tim Hà Nội và BV Bạch Mai, nơi bị cáo từng giữ cương vị giám đốc, vì hành vi của mình đã làm ảnh hưởng đến uy tín của 2 BV. Bị cáo mong vụ án của mình như là một bài học đau xót, giúp cán bộ ngành y tránh mắc phải; đồng thời xin HĐXX xem xét giảm án cho các bị cáo thuộc BV Tim Hà Nội, bởi họ đều là nhân viên cấp dưới, mắc sai lầm do sự lãnh đạo của cấp trên.
HĐXX cho biết sẽ nghị án kéo dài, tuyên án vào chiều 21.4 tới.
Ba tên cướp dùng súng... cướp súng của người giao hàng Đặt mua súng qua mạng sau đó lên kế hoạch cướp "hàng" và tiện tay cướp luôn tài sản của người giao hàng. Ngày 6/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Quốc Thạnh (SN 1986, ngụ tại Đà Nẵng) 8 năm tù; Nguyễn Bá Lâm (SN 1989, ngụ tại Đà Nẵng) và Tôn Thất Tiến...