Vụ đặt quan tài trước ngân hàng ở Nha Trang: Miễn lãi quá hạn, lãi phạt
Theo đó, ngân hàng Nam Á tuyên bố miễn toàn bộ lãi quá hạn, lãi phạt gồm 5,4 tỷ đồng cho khách hàng mang quan tài đến trước trụ sở Ngân hàng Nam Á chi nhánh Nha Trang.
Người phụ nữ mang quan tài đến đặt trước Ngân hàng Nam Á mặc đồ tang, xưng là Đào Thị Long, chủ khách sạn Long Thành (đường Ngô Sĩ Liên, TP Nha Trang).
Chiều 6.1, Giám đốc Ngân hàng Nam Á đã có văn bản về vụ việc khách hàng của ngân hàng này đem quan tài đặt trước trụ sở chi nhánh ngân hàng ở Nha Trang, Khánh Hòa. Theo đó, ngân hàng Nam Á tuyên bố miễn toàn bộ lãi quá hạn, lãi phạt gồm 5,4 tỷ đồng cho khách hàng này…
Cũng theo Ngân hàng Nam Á, từ 10.2008, bà Đào Thị Long vay 6,9 tỷ đồng tại Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Nha Trang. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là khách sạn Long Thành (03 Ngô Sĩ Liên, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Từ lúc vay đến 23.12.2010, bà Long trả lãi được 1,4 tỷ đồng.
Từ tháng 1.2010 bà Long không thanh toán được nợ và chuyển nợ quá hạn từ 1.2.2010 rồi tiếp tục trả lãi. Tháng 11.2010 Ngân hàng khởi kiện bà Long ra tòa. Ngày 14.3.2012 Tòa ra quyết định trong thời gian 5 tháng bà Long phải trả nợ cho Ngân hàng Nam Á, nếu không thực hiện cam kết thì Ngân hàng được quyền yêu cầu thi hành án. Ngày 14.9.2012 Ngân hàng gửi đơn yêu cầu thi hành án và ngày 21.9.2012 cơ quan thi hành án ra quyết định theo đơn yêu cầu. Ngân hàng đã tìm giới thiệu người mua khách sạn để bà Long trả nợ nhưng bà Long không thống nhất.
Đến tháng 9.2015 ngân hàng lại làm việc với bà Long, thống nhất chỉ thu gốc và lãi với số tiền 9,2 tỷ đồng, trong đó 6,7 tỷ gốc và lãi 2,5 tỷ (67 tháng mức lãi suất tương đương 6.68% năm). “Tuy nhiên, bà Long không đồng ý mà chỉ muốn trả tổng cộng 7 tỷ đồng, tương ứng số tiền nợ gốc, lãi 300 triệu cho 67 tháng trong khi khách sạn của bà Long vẫn hoạt động bình thường nên ngân hàng không thể chấp nhận” , một đại diện ngân hàng Nam Á cho biết.
Chiêu 6.1 moi hoat đông tai ngân hang Nam a chi nhanh Nha Trang vân diên ra binh thương
Video đang HOT
Ngày, 17.12.2015 Chi Cục thi hành án dân sự Tỉnh Khánh Hòa đã ra thông báo số 2196.TB-CTHADS về việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án cụ thể Khách sạn Long Thành, sẽ thực hiện vào 8h sáng 7.1.
Trái với thông tin từ ngân hàng, bà Long cho biết, đến nay, ngân hàng tính nợ gốc, lãi vay và lãi phạt quá hạn lên tới 14,7 tỷ đồng. Bà muốn bán khách sạn để trả nợ nhưng Ngân hàng không thống nhất mà chỉ giới thiệu những người mua với giá rẻ nên xảy ra tranh chấp.
Chiều 6.1, ông Đoàn Vĩnh Tường – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Khánh Hòa cho biết, đã có buổi làm việc với đại diện Ngân hàng Nam Á về sự vụ này.
“Trường hợp nợ xấu này đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng nếu tôi được kế hoạch kê biên tài sản thì tôi sẽ có ý kiến nên tránh thời điểm nhạy cảm cận Tết như hiện nay” – ông Tường nói.
Chiều cùng ngày, thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ – Phó trưởng Công an thành phố Nha Trang cho biết, hành vi mang quan tài đến đặt trước ngân hàng của bà Long có thể truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Hiện Cơ quan công an đang xem xét giữa việc phạt vi phạm hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi của bà Long.
Theo Danviet
3 cơ quan tố tụng công khai xin lỗi lão nông bị kết án oan
Sau khi được giải oan khỏi bản án 6 tháng tù giam vì bị kết tội "Vi phạm việc kê biên tài sản" ông Nguyễn Đình Sơn (SN 1960, ngụ xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã được 3 cơ quan tố tụng gồm: Công an, VKSND và TAND huyện Ea Kar tổ chức buổi xin lỗi công khai.
Bị kết án 6 tháng tù giam và cấm khỏi đi cư trú vì... chuyển đổi canh tác
Liên quan tới vụ việc, vào tháng 3/2004, gia đình ông Nguyễn Đình Sơn mua lại phần đất canh tác với diện tích khoảng 10.000m2 tại thôn 7, xã Cư Ni (huyện Ea Kar) của hộ gia đình ông Bùi Văn Giáp và bà Chu Thị Hoa (ngụ thôn Ninh Thanh 1, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar). Phần đất này thời điểm trên đang được gia đình ông Giáp đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thỏa thuận mua bán bằng giấy viết tay, trong đó có thỏa thuận việc ông Sơn có trách nhiệm làm thủ tục sang tên đổi chủ và có trưởng thôn ký tá làm chứng.
Ông Nguyễn Đình Sơn được các cấp tố tụng công khai xin lỗi vì bị kết án oan
Về phần gia đình ông Sơn, sau khi mua đất do điều kiện kinh tế khá khó khăn nên ông chưa đi đăng ký làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất trên. Thời gian sau đó, gia đình bà Chu Thị Hoa làm ăn thua lỗ và bị kiện ra tòa vì vi phạm hợp đồng vay tài sản với người khác. Ngày 27/3/2009, TAND huyện Ea Kar tuyên buộc bà Hoa phải trả 71,7 triệu đồng.
Ngày 15/12/2009, Cơ quan thi hành án Dân sự huyện Ea Kar đã ra quyết định kê biên tài sản với diện tích 5.000m2 đất mà gia đình ông Sơn đang canh tác. Trước sự việc, vợ chồng ông Sơn đã lên tiếng phản đối việc làm này và không ký vào biên bản kê biên, không đồng ý bàn giao tài sản.
Sự việc tạm lắng xuống cho đến cuối năm 2012, gia đình ông Sơn quyết định nhổ rẫy cà phê đã già cỗi, thuê người san ủi đất để trồng tiêu. Đến tháng 1/2013 Cơ quan thi hành án huyện Ea Kar đã tiến hành lập biên bản và xác định ông Sơn đã có hành vi hủy hoại 550 cây cà phê và hàng chục cây ăn quả (tổng thiệt hại 88,78 triệu đồng) trên 5.000m2 đất kê biên. Ngày 24/7/2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar đã ra Quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Đình Sơn.
Phần đất của gia đình ông Sơn bị kê biên nên buộc phải để hoang hóa
Viện KSND huyện Ea Kar cũng hoàn tất cáo trạng truy tố ông Sơn về tội "Vi phạm việc kê biên tài sản". Ngày 23/12/2013, TAND huyện Ea Kar đã tuyên phạt ông Nguyễn Đình Sơn 6 tháng tù giam, phải bồi thường thiệt hại 88,78 triệu đồng thiệt hại.
Gia đình ông Sơn làm kháng cáo gửi lên cấp trên, ngày 16/6/2014 TAND tỉnh Đắk Lắk đã kết luận bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng nên tuyên hủy bản án và giao cho TAND huyện Ea Kar xét xử lại. Cũng tại phiên tòa này, thẩm phán cho rằng bà Phạm Thị Phượng (Kiểm sát viên VKSND Ea Kar) đã vừa tham gia đoàn cưỡng chế và ký xác nhận vào biên bản kiểm kê tài sản, vừa tham gia giải quyết vụ án với tư cách là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố là không khách quan.
Ngày 6/8/2014, VKSND huyện Ea Kar đã có quyết định trả hồ sơ về Công an huyện để điều tra bổ sung đối với vụ án của ông Nguyễn Đình Sơn. Ngày 3/10/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar có bản kết luận điều tra bổ sung, vẫn kết luận ông Sơn phạm tội.
Được minh oan sau 683 ngày
Ngày 16/11/2014, VKSND huyện Ea Kar tiếp tục có quyết định trả hồ sơ vụ án này về Công an huyện để điều tra bổ sung. Ngày 17/6/2015, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar đã có bản kết luận điều tra bổ sung, làm rõ nhiều nội dung quan trọng của vụ án. Trong đó nêu rõ, vợ chồng ông Sơn không ký tên vào biển bản kiểm kê và việc Chi cục thi hành án dân sự huyện không lập biên bản giao tài sản kê biên cho vợ chồng ông Sơn quản lý là không đúng thủ tục.
Đồng thời, trong phiếu chuyển phát bưu chính, dấu nhật ấn báo phát không có chữ ký của bưu tá, thời điểm gửi đến tay người nhận bị lùi 9 năm (từ năm 2009 về năm 2000) và chữ ký tên phiếu không phải của vợ chồng ông Sơn. Việc vợ chồng ông Sơn không nhận được thông báo của Chi cục thi hành án huyện Ea Kar là... trở ngại khách quan.
Giấy báo phát không rõ ràng khi dấu của bưu điện ngày gửi và ngày nhận cách nhau 9 năm, giả mạo chữ ký của vợ chồng ông Sơn và không có chữ ký của bưu tá
Qua đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar đã khẳng định việc ông Sơn không phạm tội "Vi phạm việc kê biên tài sản" và đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Nguyễn Đình Sơn như vậy sau 683 ngày bị cấm đi khỏi nơi cư trú ông Sơn mới được tự do.
Ngày 4/9, đại diện 3 cấp tố tụng gồm: Cơ quan CSĐT Công an, VKSND và TAND huyện Ea Kar đã thừa nhận những sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án và công khai xin lỗi ông Nguyễn Đình Sơn. Đồng thời, hứa sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng liên quan bồi thường thỏa đáng cho ông Sơn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Sơn cho biết, việc ông bị kết án và cấm đi khỏi nơi cư trú đã gây ra những tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần cho ông cùng gia đình "từ lúc xảy ra vụ việc, đất đai chúng tôi cũng không dám canh tác để hoang hóa gây thiệt hại biết bao tiền của, rồi đến việc tôi bị cấm đi khỏi địa phương gây biết bao xáo trộn trong cuộc sống, cho đến những ngày tháng cầm đơn đi kêu oan khắp nơi nên rất mệt mỏi. Giờ được giải oan, tôi chỉ mong muốn được phục hồi danh dự và được bồi thường thỏa đáng với những gì bản án oan đã gây nên thiệt hại cho chúng tôi", ông Sơn nói.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Nguy cơ "mất trắng" 1.000 tỷ đồng trong vụ án tại Vinashin Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, cơ quan thi hành án dân sự vừa ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án số tiền hơn 1.000 tỷ đồng vì xác nhận người phải thi hành án không còn điều kiện thi hành án (?!). Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình...