Vụ đập thủy điện Ethiopia: Ai Cập có thể khiếu nại lên Liên Hợp Quốc
Nếu Ethiopia đổ đầy nước vào hồ đập thủy điện GERD thì Ai Cập sẽ khiếu nại vụ này lên Liên Hợp Quốc do lo ngại ảnh hưởng tới nước sinh hoạt ở hạ lưu.
Ai Cập có thể nộp đơn khiếu nại chính thức lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) về đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) nếu Ethiopia vẫn cam kết đổ đầy nước vào hồ chứa tại đập này vào tháng 7 mà không có sự chấp thuận của Ai Cập.
Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD). Ảnh: Reuters.
Ethiopia vừa gửi một bức thư dài 22 trang cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến các cuộc đàm phán ba bên Ai Cập, Ethiopia và Sudan về việc vận hành đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) ở Ethiopia.
Video đang HOT
Bất chấp sự từ chối của Ai Cập và Sudan, Ethiopia tuyên bố không có nghĩa vụ pháp lý để có được sự chấp thuận từ Ai Cập trong việc đổ đầy nước vào hồ đập. Ethiopia nói rằng giai đoạn đầu hồ đập chứa 18,4 tỷ mét khối nước sẽ không gây ra tác hại đáng kể cho Ai Cập.
Tuy nhiên, Ai Cập đã phản đối và tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Ethiopia tiếp tục đàm phán về việc vận hành đập thủy điện này do lo ngại những tác động như thiếu nước sinh hoạt vùng hạ lưu sông Nile.
Các nhà nghiên cứu Ai Cập cho rằng, nước này cần kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án sự vi phạm các nguyên tắc về vận hành đập đã đạt được của Ethiopia và có thể sẽ đệ trình khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ai Cập lo ngại việc Ethiopia vận hành đập sẽ làm giảm nguồn cung cấp nước từ sông Nile nơi cung cấp phần lớn nước ngọt sinh hoạt cho gần 100 triệu dân.
Hiện nay tỷ lệ sử dụng nước của Ai Cập bình quân khoảng 570m3 mỗi người mỗi năm, thấp hơn mức khan hiếm nước là 1.000m3/người/năm. Con số này dự kiến sẽ giảm xuống còn 500m3 vào năm 2025./.
Tổng thống Mỹ, Ai Cập điện đàm về vấn đề đập thủy điện Đại phục hưng
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 3/3 đã có cuộc điện đàm nhằm trao đổi về những diễn biến mới nhất liên quan tới đập thủy điện Đại phục hưng mà Ethiopia đang xây dựng trên sông Nile.
Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại phục hưng ở gần Guba, Ethiopia ngày 26/12/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Văn phòng Tổng thống Ai Cập cho biết trong khuôn khổ cuộc điện đàm, Tổng thống Trump đã đánh giá cao việc Ai Cập quyết định ký thỏa thuận về đập Đại phục hưng trong vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tuần trước tại thủ đô Washington do Mỹ và Ngân hàng Thế giới (WB) bảo trợ. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng Ai Cập đã khẳng định thiện chí của mình thông qua quyết định ký thỏa thuận này, vốn được coi là giải pháp phù hợp, cân bằng và toàn diện giữa ba quốc gia có chung nguồn nước sông Nile là Ai Cập, Sudan và Ethiopia. Cũng theo Tổng thống Trump, chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực và hợp tác với Ai Cập, Sudan và Ethiopia trong vấn đề đập Đại phục hưng cho đến khi các bên hoàn tất việc ký vào bản thỏa thuận cuối cùng này.
Về phần mình, Tổng thống El-Sisi đánh giá cao vai trò của Mỹ trong việc bảo trợ tiến trình đàm phán giải quyết bất đồng liên quan tới vận hành đập Đại phục hưng, đồng thời nhấn mạnh rằng Cairo đặc biệt coi trọng vấn đề này do tầm quan trọng của nguồn nước sông Nile đối với lợi ích và tương lai của người dân Ai Cập.
Trong khi đó, tại Ethiopia, chính quyền nước này đã chỉ trích vai trò của Mỹ trong việc bảo trợ tiến trình đàm phán trên, cho rằng vai trò này "không mang tính chất ngoại giao", tuy nhiên phía Ethiopia cho biết vẫn sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán với Ai Cập, Sudan về vấn đề trên.
Trước đó, Ai Cập, Ethiopia và Sudan dự kiến sẽ ký vào bản thỏa thuận cuối cùng về việc vận hành và trữ nước đập Đại phục hưng trong cuộc đàm phán kéo dài hai ngày 27-28/2 diễn ra vừa qua tại Mỹ, tuy nhiên vào phút chót, phía Ethiopia thông báo sẽ không tham dự vòng đàm phán này với lý do chưa hoàn tất quá trình tham vấn các bên có liên quan trong nước. Tại Washington, Ai Cập đã ký tắt vào bản thỏa thuận trên, đồng thời kêu gọi Sudan và Ethiopia có động thái tương tự.
Bất đồng về việc vận hành đập thủy điện Đại Phục hưng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Ai Cập và Ethiopia. Cairo lo ngại rằng con đập này sẽ hạn chế nguồn nước sông Nile vốn ngày càng trở nên khan hiếm trong bối cảnh hơn 90% dân số Ai Cập phải phụ thuộc vào nguồn nước trên, tuy nhiên phía Ethiopia đã phủ nhận việc con đập sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước sông Nile của Ai Cập, đồng thời khẳng định dự án mà họ đang theo đuổi là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Đập thủy điện Đại Phục hưng dự kiến sẽ sản xuất hơn 6.000 MW điện, đưa Ethiopia tiến tới mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu điện năng lớn nhất châu Phi.
Theo Việt Khoa (TTXVN)
Cuộc chiến nước trên dòng "sông mẹ" Nguy cơ xung đột và chiến tranh vì nguồn nước ngày càng rõ ràng, đặc biệt ở các khu vực chung một dòng sông. Căng thẳng hiện đang lên cao ở châu Phi khi giới chức Ethiopia và Ai Cập đang tranh luận gay gắt về các biện pháp giải quyết bất đồng liên quan đến dự án đập thủy điện Đại Phục...