Vụ đánh rơi bom nhiệt hạch nguy hiểm nhất của Mỹ
Một vụ tai nạn máy bay của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã làm rơi 4 quả bom nhiệt hạch xuống một làng chài phía nam Tây Ban Nha, có nguy cơ xóa sổ quốc gia này.
Xác chiếc máy bay B-52 gặp nạn ở Palomares. Ảnh: ABC news
Buổi trưa ngày 17/11/1966, một số người dân làng chài Palomares, Tây Ban Nha đang đánh cá ven bờ bỗng nghe thấy một tiếng nổ lớn trên bầu trời đi kèm nhiều quả cầu lửa khổng lồ rơi thẳng xuống biển và các cánh đồng trồng cà chua, khoai tây trong làng. Thời điểm đó, họ được thông báo rằng đây chỉ là một vụ tai nạn máy bay thông thường từ một đợt diễn tập của không quân Mỹ.
Vài ngày sau dân làng ngạc nhiên khi chứng kiến hàng trăm người đàn ông mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng, mang mặt nạ xanh sử dụng các máy dò hiện đại tiến vào làng. Các cánh đồng thì bị phong tỏa và toàn bộ cà chua và khoai tây sắp thu hoạch bị thối rữa.
Mặc dù Lầu Năm Góc ra sức phủ nhận, nhưng truyền thông Mỹ lúc đó đã “đánh hơi” được một thảm họa hạt nhân đã xảy ra tại Palomares.
Ngày 20/1/1966, dưới sức ép của báo chí, Bộ chỉ huy không quân Mỹ đã có bản thông cáo chính thức thừa nhận một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đang bay tuần tra thường lệ trên bầu trời Địa Trung Hải đã va chạm với máy bay tiếp dầu KC-135 làm rơi 3 quả bom nhiệt hạch xuống vùng đất gần ngôi làng Palomares và một quả rơi xuống biển.
Vụ việc xảy ra trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Trong một chiến dịch mang tên “Vòm Chrome” được tiến hành đầu năm 1961, Mỹ đã điều từ 12-24 chiếc B-52 trang bị vũ khí hạt nhân hoặc nhiệt hạch hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, trong suốt 365 ngày trong năm nhằm ngăn chặn kịp thời nếu Moscow có ý định thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào Washington.
Video đang HOT
Những chiếc máy bay B-52 thực hiện nhiều hành trình tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Chiếc B-52 gặp nạn ở Palomares đang bay trên tuyến đường phía nam, lặp đi lặp lại hành trình từ bắc Carolina đi vòng quanh Địa Trung Hải thì bất ngờ đâm phải chiếc máy bay chở dầu đã cất cánh từ căn cứ gần đó ở phía nam Tây Ban Nha để tiếp nhiên liệu.
Khu vực hai máy bay Mỹ gặp nạn ven Địa Trung Hải. Ảnh: Jeilloc.fr
Ở độ cao hơn 9.000m, hai chiếc máy bay đâm mạnh vào nhau và bốc cháy. 3 thành viên trong phi hành đoàn 7 người của B-52 bị chết, toàn bộ 4 phi công của chiếc KC-135 thiệt mạng. Trước khi lao mình qua cơn mưa lửa xuống biển, các phi công đã bấm nút hệ thống thả bom sự cố. Một quả bom nhiệt hạch rơi an toàn xuống cánh đồng trồng cà chua gần làng, hai quả khác bị ngòi nổ phi hạt nhân phá tung gây ra một trận mưa bụi plutonium và quả cuối cùng rơi xuống biển.
Nhiều ngày sau tai nạn, vùng bờ biển làng chài Palomares trở thành hiện trường cho một chiến dịch tìm kiếm lớn với sự tham gia của khoảng 700 binh sĩ cùng các nhà khoa học Mỹ và Tây Ban Nha. Họ nhanh chóng tìm được 3 quả bom rơi trên đất liền. Sở sĩ có hai quả bị ngòi nổ phi hạt nhân phá tung là do dù an toàn đã không bung ra khi phi công ấn nút thả bom sự cố.
Theo các nhà khoa học Mỹ, các quả bom rơi xuống Palomares có năng lượng lượng nổ 25 megaton (sức công phá gấp 1000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản) có thể ngay lập tức hủy diệt hoàn toàn sự sống nằm cách tâm nổ 15 km. Bụi phóng xạ giết người có thể phát tán trong phạm vi hàng chục nghìn km2. Nếu cả 4 quả bom bị kích nổ cùng lúc thì Tây Ban Nha sẽ có nguy cơ bị xóa sổ. Rất may là điều đó đã không xảy ra.
Tuy nhiên lượng plutonium bị phát tán lên đến 4,5kg đã khiến 250 ha đất ở Palomares bị ô nhiễm nặng (theo tính toán chỉ cần 1/triệu g plutonium hít phải, một người khỏe mạnh đã có thể bị ung thư). Trong khi tiến hành công tác dọn dẹp, hơn 14.000 m3 đất bị nhiễm phóng xạ được thu gom vào 4.000 chiếc thùng chở về Mỹ để tiêu hủy.
Đối với quả bom rơi xuống biển Địa Trung Hải, giới chức Mỹ đã phải huy động hơn 30 tàu hải quân cùng nhiều thiết bị lặn hiện đại làm việc liên tục trong 81 ngày mới đưa được thiết bị nhiệt hạch này ở độ sâu 869 m lên bờ an toàn.
Đến đầu tháng 3/1966, để trấn an dư luận, Bộ trưởng Thông tin và Du lịch Tây Ban Nha lúc đó là Manuel Fraga Iribarne và Đại sứ Mỹ Biddle Duke vẫn tổ chức cuộc thi bơi thường niên và cùng nhau bơi trong vùng biển gần làng Palomares trước sự chứng kiến của người dân địa phương cùng nhiều phóng viên.
Sau hơn 50 năm, hiện vẫn có 3 khu vực nhiễm phóng xạ với diện tích khoảng 40 ha vẫn bị rào kín do công tác làm sạch gặp nhiều khó khăn.
Ngày 19/10/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cho biết hai bên dự định bàn bạc một thỏa thuận mang tính ràng buộc nhằm đền bù bổ sung cho Palomares và thu xếp để xử lý nốt phần đất bị nhiễm độc tại một địa điểm phù hợp ở Mỹ.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt đầu tiên với Triều Tiên
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp dầu cho Triều Tiên và ngừng nhập than từ nước này nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì đã thử hạt nhân lần thứ tư vào ngày 6.1, báo Asahi của Nhật Bản ngày 18.1 cho biết.
Từ trái sang: Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken, thứ trưởng ngoại giao Nhật Akitaka Saiki và thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung Nam tại cuộc họp ở Bộ Ngoại giao Nhật tại Tokyo ngày 16.1 - Ảnh: AFP
Theo Asahi, trong cuộc họp ba bên ngày 16.1 tại Seoul, các nhà ngoại giao giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thảo luận lựa chọn các biện pháp cứng rắn đối với Triều Tiên và đến nay Mỹ đã đưa ra phương án đầu tiên.
Về yêu cầu này của Mỹ, như ghi nhận của Asahi, Trung Quốc chưa đưa ra câu trả lời.
Theo tờ báo, mỗi năm Trung Quốc cung cấp Triều Tiên 400-500 nghìn tấn xăng dầu. Về phần mình, trong năm 2014, Triều Tiên đã bán cho Trung Quốc 15,5 triệu tấn than anthracit (trị giá 115,5 triệu USD), chiếm khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu của nước này.
Hội đồng Bảo an LHQ đang xem xét việc áp lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên, nhưng để ra được nghị quyết, nhất thiết phải có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc.
Một số quốc gia cũng thảo luận về mức độ hạn chế quan hệ ngoại giao và thương mại với Triều Tiên.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Mỹ - Nhật - Hàn tìm biện pháp trừng phạt hữu hiệu Triều Tiên Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua nhất trí thúc đẩy phản ứng "mạnh mẽ và tổng thể" đối với vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trước cuộc gặp ba bên hôm qua. Ảnh: AP "Chúng tôi nhất trí gửi thông điệp...