Vụ đánh bom ở Mỹ: Cảnh sát hớ hênh?
Lực lượng an ninh được triển khai dày đặc trước cuộc thi marathon quốc tế tại Boston vẫn không ngăn nổi vụ đánh bom kép. Vậy, lỗ hổng nằm ở đâu?
Khi Rene Cappas lái xe tải giao hàng vào trung tâm thành phố Boston sáng thứ Hai (giờ Mỹ), chỉ vài giờ trước cuộc thi marathon, anh bị cảnh sát chặn lại tại một trạm kiểm soát.
“Họ hỏi tôi là định vào tòa nhà nào, tôi mang gói đồ đến đâu, tầng mấy”, anh kể. Các sĩ quan cảnh sát có nhiệm vụ tuần tra tại sự kiện thể thao thu hút nửa triệu người xem này cũng khám cả bên trong xe tải của Cappas.
Tuy nhiên, một người khác, anh Harry Flores, đến khu trung tâm Boston bằng phương tiện vận tải công cộng và không bị soi xét như Cappas. “An ninh dày đặc, nhưng tôi không thấy bất kỳ trạm kiểm soát nào, Flores nói.
Các nhân viên điều tra hiện trường đang chụp ảnh, lấy mẫu để tìm thủ phạm. (Nguồn: Reuters)
Sau vụ đánh bom, an ninh được thắt chặt khắp khu vực. Túi xách của Flores bị lục soát khi anh lên tàu hỏa.
Nhiều người khác đến xem cuộc thi chạy kể rằng họ thấy rất đông cảnh sát. Tuy nhiên, khi tới trung tâm thành phố, họ không bị cảnh sát chặn hỏi, túi xách của họ không bị lục soát.
Hai tình huống trái ngược mà Cappas và Flores gặp phải hôm thứ Hai sẽ khiến các quan chức phải xem xét lại để tìm hiểu xem liệu có thể ngăn chặn vụ đánh bom đẫm máu khiến ít nhất 179 người thương vong, hoặc ít ra làm thế nào để cuộc đua marathon năm sau diễn ra an toàn.
Video đang HOT
Hai thành viên đội cảnh sát đặc nhiệm SWAT có mặt sau vụ nổ. (Nguồn: AP)
Cuộc thi marathon Boston 2013 được rất đông cảnh sát bảo vệ. Ngoài cảnh sát bang và cảnh sát địa phương, giới chức đã điều động khoảng 460 thành viên lực lượng Vệ binh quốc gia tại bang Massachusetts để kiểm tra, giám sát toàn bộ tuyến đường chạy marathon dài hơn 42km.
Sau vụ nổ, số thành viên Vệ binh quốc gia này tăng lên khoảng 1.000. Họ tuần tra trong khu vực trung tâm Boston, mặc đồng phục kiểu quân đội và mang theo súng ống hạng nặng.
Trước vụ nổ bom, các đội rà phá bom mìn “quét dọn” đường chạy hai lần hôm thứ Hai, Cảnh sát trưởng thành phố Boston, ông Ed Davis, cho biết.
Theo 24h
4.000 cảnh sát bảo vệ lễ tang bà Thatcher
Hơn 4.000 cảnh sát đã được điều động để bảo vệ lễ tang của bà Margaret Thatcher diễn ra trong hôm nay, trước khả năng nhiều người bất mãn với cựu thủ tướng sẽ tổ chức biểu tình.
Linh cữu của bà Thatcher sẽ được đưa từ Westminster và diễu hành qua trung tâm London và tổ chức tang lễ tại nhà thờ Thánh Paul vào lúc 11g hôm nay (giờ địa phương).
Dự kiến khoảng 2.300 người, trong đó có đại diện của 170 nước, sẽ tham dự lễ tang. Nữ hoàng Anh cũng sẽ có mặt.
Linh cữu của bà Thatcher đang được đặt tại Dinh Westminster
Sở cảnh sát London nói rằng có thể sẽ xảy ra một số vụ biểu tình chống đối trong quá trình đưa tiễn cố Thủ tướng.
Bà Thatcher, giữ chức Thủ tướng Anh từ năm 1979 đến 1990, qua đời hôm 8/4 sau một cú đột quỵ, hưởng thọ 87 tuổi.
Đám tang của bà được tổ chức theo nghi thức quân đội, thấp hơn nghi lễ nhà nước.
700 binh lính được trang bị vũ khí sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trên suốt chặng đường tiễn đưa cựu thủ tướng. Mỗi phút sẽ có một tràng súng được bắn từ Tháp London trong thời gian diễu hành.
Người đứng đầu nhà thờ Thánh Paul nói rằng tang lễ sẽ "tương đối khiêm tốn" đúng như nguyện vọng của bà Thatcher.
Cùng với Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh, tất cả 32 thành viên nội các sẽ tham dự lễ tang, cùng với 30 cựu thành viên nội các dưới thời bà Thatcher làm thủ tướng.
Cảnh sát đứng canh ngoài nhà thờ Thánh Paul trước khi tổ chức tang lễ cho bà Thatcher
Hơn 50 khách liên quan tới trận đánh ở đảo Falkland, trong đó có các cựu chiến binh tham gia cuộc chiến với quân Argentina năm 1982 sẽ có mặt, nhưng đại sứ Argentina tại London Alicia Castro từ chối tham dự.
Ngoài ra, 2 nguyên thủ quốc gia, 11 thủ tướng và 17 ngoại trưởng tại nhiệm của các quốc gia khắp thể giới sẽ có mặt.
Sáu lực lượng cảnh sát từ bên ngoài London đã cử chuyên gia tới hộ tống các chính khách nước ngoài.
Nhiều con đường xung quanh nơi tổ chức tang lễ đã bị đóng cửa từ sáng sớm và sẽ chỉ được mở cửa sau khi lễ tang kết thúc.
Nhiều giờ trước khi lễ tang bắt đầu, người dân đã tụ tập quanh nhà thờ. Cờ của Mỹ, Canada, Scotland, Ba Lan và đảo Falkland đã được treo tại đây.
Dù vụ đánh bom ở Boston (Mỹ) được cho là không liên quan gì đến việc tăng cường an ninh tại lễ tang, nhưng cảnh sát cho biết rất có thể sẽ xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối của những người bất mãn với chính sách trước đây của bà Thatcher.
Cảnh sát được quyền bắt giữ bất kỳ ai "có hành vi đe dọa hay văng lời lẽ sỉ nhục".
Theo 24h
Vụ đánh bom ở Mỹ: Người bí ẩn trên mái nhà Bức ảnh chụp một người đi trên nóc tòa nhà trung tâm ở Boston trong thời gian diễn ra cuộc thi marathon quốc tế đang gây xôn xao trên các mạng xã hội. Bức ảnh cho thấy người đàn ông bí ẩn nhìn xuống từ nóc tòa nhà chỉ vài giây sau khi quả bom thứ hai phát nổ ở nơi cách vạch...