Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 1)
Một tiếng nổ lớn bên ngoài tòa nhà Alfred P. Murrah, một góc thành phố Oklahoma, Mỹ bị phá hủy, tất cả chỉ còn lại là đống đổ nát với hàng trăm người bị chết và thương nặng.
Ngày 19/4/1995, một buổi sáng đẹp tuyệt vời ở thành phố Oklahoma, thời tiết vẫn đang là mùa xuân.
Một chiếc xe tải màu vàng hiệu Ryder Rental đang chầm chậm trên con đường của khu buôn bán của thành phố Oklahoma. Lúc này mới 9h sáng.
Chiếc xe tải lấn vào khu vực đỗ xe, ngoài tòa nhà Alfred P. Murrah và dừng lại ngay lối đi lại dành cho các xe ra vào. Vài phút sau, chừng 9h02, một tiếng nổ lớn làm nổ tung chiếc xe tải chở đầy hàng hóa này. Sức công phá của vụ nổ khiến 1/3 tòa nhà 7 tầng phút chốc thành tro bụi. Kính, xi măng, thép nằm vỡ nát trên đường. Nằm trong đống gạch ngói ngổn ngang bừa bộn đó là những đám cao su cháy âm ỉ với những người lớn và trẻ em, kẻ sống người chết.
Thủ phạm gây nên vụ nổ là Timothy James Mc Veigh, 27 tuổi, an toàn sau vụ nổ. Hắn bị kết án vì tội gây khủng bố và bị coi như một kẻ giết người. Tuy nhiên, hắn lại coi mình là một người hùng, một chiến binh. Nhưng trên thực tế, hắn còn không bằng một kẻ nhút nhát suy nghĩ lầm lạc.
Video đang HOT
Hắn không nghe rõ tiếng âm thanh hú inh ỏi của những chiếc còi báo động trên các chiếc xe cứu thương vội vã cứu sống các nạn nhân trong vụ nổ. Bởi vì, khi thảm án xảy ra, hắn đang ở cách đó mấy tòa nhà, đeo chiếc phone để bảo vệ tai khỏi tiếng nổ của vụ việc. Sức phá hủy kinh hoàng đã làm chấn động một vùng và khiến những người đang đi bộ quanh đó ngã xuống đường.
Một góc Oklahoma sau vụ nổ
Một khách du lịch người Nhật đã từng quá quên với sức mạnh của các trận động đất tại nước họ vẫn phải thốt lên, “vụ nổ còn khủng khiếp hơn cả động đất. Không có bất kỳ dấu hiệu gì của vụ nổ, không cảnh báo, không tiếng động để người ta kịp biết điều kinh hoàng chuẩn bị diễn ra. Nó chỉ bất ngờ nổ tung trời và quật mạnh bạn xuống đất”.
Sau tiếng nổ ầm trời, trong tích tắc, một khối lửa khổng lồ bùng lên, khu phía Bắc của tòa nhà tan thành tro bụi. Cây cối và các đèn tín hiệu bị thổi bay, không còn nguyên vẹn, nằm bên đống xi măng đổ nát. Kính vỡ nát bị thổi tung lên, bắn vào những người đang đi bộ.
Bên trong tòa nhà, con số người sống sót dường như là số không. Một số người may mắn khi trước đó đã rời tòa nhà đi uống cà phê, lấy tài liệu hoặc đơn giản là thăm các cơ quan gần đó. Họ may mắn thoát nạn nhưng đồng nghiệp và những công nhân trong tòa nhà đã bị thổi bay xa.
Trong khu vực chăm sóc trẻ em ngay phía bên trên quả bom di động, hậu quả kinh khủng nhất. Toàn bộ tầng trên bị phá hủy hoàn toàn, bàn ghế và tất cả mọi người bị thổi tung.
Các nhân viên cứu hộ lao đến hiện trường gần như ngay tức thì. Các chuyên gia và những tình nguyện viên lao đi tìm kiếm những người bị thương và di chuyển các thi thể xấu số. Không khí yên lặng tạm thời bao trùm hiện trường tới mức các thiết bị nghe có thể nhận diện được tiếng tim đập của những người đang sống sót.
Dana Bradley, nạn nhân của vụ đánh bom
Trong khoảnh khắc, các thiết bị âm thanh cuối cùng cũng định vị được một người phụ nữ bị chôn vùi dưới đống gạch đá. Nạn nhân là Dana Bradley. Cô này được phát hiện khi đang khóc cầu cứu.
Cô gái 20 tuổi với chiếc chân đang chảy máu. Trong vòng 5h, chân của cô phải gắn liền với một khối xi măng. Đống hoang tàn đầy gạch vụn khiến đội cứu hộ chỉ còn một cách là cắt bỏ chiếc chân của cô gái để cứu mạng sống nạn nhân.
Dana van xin họ tìm một cách khác nhưng trong hoàn cảnh đó không thể còn cách nào khác. Cô có thể bị chảy máu tới chết hoặc tòa nhà có thể đổ sụp lên người Dana và đội cứu hộ chỉ còn cách nỗ lực đưa cô gái ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi tòa nhà dần đổ sập phần còn lại.
Trong khi đó, Giáo sư Gary Massad phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp của mình. Bởi vì thuốc gây mê trong trường hợp này có thể dẫn tới việc mất mạng của nạn nhân. Cuộc phẫu thuật cắt bỏ chân phải được thực hiện khi bệnh nhân phải hoàn toàn tỉnh táo. Không còn cách nào khác. Khi cuộc phẫu thuật hoàn thành, cô gái sẽ được tách khỏi đống đổ nát và đưa tới bệnh viện.
Dana Bradley không chỉ mất một chiếc chân trong vụ nổ. Cô còn mất mẹ và 2 con nhỏ.
Hàng trăm câu chuyện đã xảy ra trong tấm thảm kịch và những người hùng không ngại nguy hiểm lao vào giải cứu những người sống sót đã được báo chí đăng tải trong những ngày sau đó. Những câu chuyện đó phác họa lên hình tượng những con người với lòng vị tha và hào hiệp vô biên. Nhưng một điều có thể không bao giờ xảy tới là khả năng của một đứa trẻ hiểu được sự khốc liệt đã vĩnh viễn tách rời chúng khỏi cha mẹ. Vụ nổ đã cướp đi 168 mạng sống và khiến hơn 500 người bị thương, phá hủy đi tất cả niềm hi vọng và ước mơ của vô vàn những bạn bè và người thân của các nạn nhân.
Theo Khampha