Vụ đánh bạc xuyên quốc gia M88: Các bị cáo bị đề nghị hơn 150 năm tù
Các bị cáo thuộc nhóm tổ chức đánh bạc trong đường dây M88.com bị VKS đề nghị mức án từ 5-9 năm tù và phạt tiền từ 50-100 triệu đồng.
VKS đề nghị mức án từ 5 đến 9 năm
Ngày 18/5, TAND TPHCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc” xuyên quốc gia thông qua trang web M88.com.
Mở đầu phiên tòa, đại diện VKS giữ quyền công tố nhắc lại hành vi phạm tội của tất cả các bị cáo rồi tiến hành đọc biên bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đối với nhóm bị cáo “tổ chức đánh bạc”, đại diện VKS đã đề nghị mức án từ 5 đến 9 năm tù. Cụ thể, bị cáo Nguyễn Lê Sang (SN 1976, ngụ quận 6, nguyên Phó Giám đốc Ban truyền thông và tiếp thị của một ngân hàng) bị đề nghị mức án 8 đến 9 năm tù về hành vi phạm tội của mình.
Cù Thị Thanh Hải (SN 1973, ngụ TP Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Công ty News Plus); Cù Huy Giáp (SN 1981, ngụ TP Hà Nội, nghề nghiệp tự do) và Phạm Thị Kim Loan (SN 1972, ngụ quận 7, nghề nghiệp kinh doanh) bị đề nghị từ 7 đến 8 năm tù.
Riêng hai bị cáo Nguyễn Văn Nam (SN 1975, quê Quảng Ngãi ) và Lê Văn Hải (SN 1988, ngụ quận 1) bị đề nghị từ 5 đến 6 năm tù. Bên cạnh đó, tất cả các bị cáo của nhóm “tổ chức đánh bạc” bị đề nghị đóng phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng.
Còn đối với 53 bị cáo bị truy tố tội danh “đánh bạc” được đại diện VKS đề nghị từ 2 đến 6 năm tù và phạt tiền từ 5 đến 30 triệu đồng.
Trong số các bị cáo bị truy tố tội “đánh bạc” thì bị cáo Đào Ngọc Qúy (SN 1983, ngụ Bình Dương) bị đề nghị mức án cáo nhất là 5 đến 6 năm tù và đề nghị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo vị đại diện VKS, hành vi của các bị cáo đã quá rõ ràng. Các bị cáo đã mở và lập tài khoản rồi chuyển tiền vào các tài khoản đại diện của trang web M88 để cá độ, chơi bài, đánh bạc… nhằm kiếm tiền bất chính, không minh bạch. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội cần phải nghiêm trị để phòng ngừa chung.
Các bị cáo trong đường dây M88 trong phiên xét xử sáng 18/5
Hối hận muộn màng
Sau khi VSK đề nghị xong mức án dành cho tất cả các bị cáo, các luật sư tiến hành bào chữa cho các thân chủ của mình.
Luật sư Nguyễn Văn Đạt (Đoàn luật sư TPHCM) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Nam. Tại tòa, vị luật sư này cho biết, bị cáo Nam hoàn toàn không cố ý để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Bị cáo Nam không hề biết tài khoản của mình cho thuê lại được dùng vào để chuyển tiền cho M88.
Ngoài ra, khi biết những tài khoản của mình dùng vào việc sai trái thì Nam đã dừng lại. Nhưng khi bị một đối tượng của trang web M88 đe dọa đến an toàn của gia đình và người thân nên Nam đành tiếp tục làm tiếp.
Vì vậy, vị luật sư cho rằng hành vi của Nam là thụ động chứ không hề chủ động trong mọi việc của M88. Bên cạnh đó, Nam lần đầu tiên phạm tội và nhân thân tốt.
Có mặt tại tòa, Nam nói: “Bị cáo vô cùng ân hận về những gì đã làm. Hiện tại bị cáo là trụ cột trong gia đình và phải nuôi con nhỏ. Lúc xảy ra chuyện, bị cáo cũng đã đến cơ quan công an đầu thú nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo”.
Tại phiên tòa, tất cả các luật sư đều đồng ý với biên bản luận tội của VKS. Các luật sư chỉ nêu ra các tình tiết giảm nhẹ của thân chủ của mình và mong HĐXX xem xét để các bị cáo có thể trở về với cộng đồng sớm nhất.
Nhiều bị cáo tại phiên tòa đều tỏ ra ăn năn hối hận. Bị cáo Võ Kim Thanh (SN 1972, quận 10 ) nói, trong khoảng thời gian qua, bị cáo đã rất hối hận những gì đã làm. Giờ đây chỉ mong HĐXX xem xét để được hưởng án treo vì còn phải nuôi mẹ già 80 tuổi và con nhỏ còn đi học.
Công Quang
Theo Dantri
Người đẹp "giăng bẫy tình" chiếm đoạt 17 tỷ đồng của GS đại học: Lời khai bất nhất
Chiều 20/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Thị Thanh Hoa (34 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thanh Hoa và ông N.H.V. (ngụ quận 10, là giáo sư, tiến sĩ) quen biết nhau từ năm 2002. Hoa nói cho ông V. biết có một lô đất diện tích 160.073m ở xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) đang làm sổ đỏ, nếu ông V. mua Hoa sẽ nhượng lại với giá 20,8 tỷ đồng. Ông V. đồng ý mua thửa đất trên và thanh toán tiền mặt.
Từ năm 2003 đến năm 2009, ông V. đã nhiều lần trả tiền cho Hoa, tổng cộng 3,55 tỷ đồng. Đầu năm 2011, Hoa nói "sắp có sổ đỏ" và yêu cầu ông V. chuẩn bị tiền. Đến ngày 27/4/2011, ông V. đã giao cho Hoa thêm 7,1 tỷ đồng tại nhà riêng của mình. Sau khi giao tiền, ông V. thúc giục Hoa nhanh chóng hoàn tất việc làm sổ đỏ lô đất nói trên. Hoa hứa trong tháng 4/2012 sẽ có sổ đỏ. Trong khi chưa bàn giao sổ đỏ như đã hứa, Hoa lại nói cho ông V. biết là có 1 lô đất gần 80m đang muốn bán với giá 450 triệu đồng, nếu ông V. mua thì thanh toán luôn. Sau khi xem giấy tờ, ông V. đồng ý mua.
Cuối tháng 1/2012, ông V. đã giao tiếp cho Hoa 6,6 tỷ đồng. Tại lần giao tiền này, hai bên thống nhất xé bỏ toàn bộ giấy biên bản giao nhận của 2 đợt giao nhận tiền trước, sau đó lập và ký một hợp đồng mua bán 2 lô đất (giấy tay) nói trên với tổng số tiền ghi trong hợp đồng là 21,2 tỷ đồng (số tròn), trong đó ông V. đã trả trước cho Hoa 17,25 tỷ đồng. Sau một thời gian chờ Hoa giao đất như đã hứa nhưng không được, ông V. đã làm đơn tố cáo.
Bị cáo Hoa tại phiên xử.
Tại phiên tòa xét xử, Hoa không thừa nhận có hành vi lừa đảo bán đất để chiếm đoạt tiền của ông V như nội dung cáo trạng thể hiện. Hoa khai: Bị cáo và ông V. có quan hệ tình cảm với nhau từ năm 2002. Hoa và ông V. thường thuê phòng ở khách sạn ở với nhau nên Hoa được ông V. chu cấp tiền bạc, mỗi lần từ vài chục đến một trăm triệu đồng. Năm 2004, Hoa kết hôn nhưng không cho ông V. biết mà còn nói dối con trai của vợ chồng Hoa là con trai của ông V. để ông này chu cấp tiền.
Đến năm 2011 do sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, Hoa chủ động chia tay với ông V., một thời gian sau thì bị bắt giữ. Để khẳng định là giữa mình và ông V. có mối quan hệ tình cảm, Hoa còn kể tên 3 khách sạn mà Hoa và ông V thường xuyên lui tới khi quan hệ với nhau.
Về nguồn gốc tờ hợp đồng chuyển nhượng đất, Hoa khai, trong khoảng thời gian quan hệ, ông V. nói với Hoa là do tiêu xài thâm hụt không đưa tiền về cho gia đình nên vợ ông thắc mắc. Vì vậy, ông nhờ Hoa viết giùm tờ giấy tay thể hiện ông có mua đất ở Hóc Môn. Một thời gian sau, ông V. lại nói: Tờ giấy tay này vợ không tin tưởng vì không có con dấu gì của cơ quan chức năng nên V. nhờ Hoa làm một tờ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã bán cho ông V. Tin tưởng "người tình", Hoa đã làm như yêu cầu của ông V. Có mặt tại phiên tòa, hai nhân chứng liên quan trong việc mua bán đất giữa Hoa với ông V. đều là bạn ông V. và vợ ông V., Hoa khai đến tòa hôm nay mới biết mặt hai người này.
Trả lời câu hỏi của HĐXX: "vì sao mua mảnh đất với giá tiền tỷ và đã giao trên 17 tỷ đồng, trong khoảng thời gian gần 10 năm nhưng không biết vị trí đất ở đâu?", ông V. khai "vì quá tin tưởng bị cáo nên không yêu cầu Hoa dẫn đi xem những lô đất nói trên".
Theo HĐXX: việc mua bán giữa ông và bị cáo quá phi lý. Trong sự việc nếu mảnh đất trên do bị cáo Hoa đứng tên thì ông V. có thể tin. Còn đằng này, đất đứng tên một người khác nhưng suốt một thời gian dài ông chưa một lần xem giấy tờ, chưa một lần đến gặp người đứng tên mảnh đất, chưa một lần đến Uỷ ban xã để xác minh nguồn gốc đất...
Về nguồn tiền mua đất, ông V. cho biết: một số là do vợ chồng ông tích lũy từ trước, phần còn lại là do ông vay mượn của đồng nghiệp, con cháu. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đưa xem sổ ghi chép việc vay mượn này, ông V. cho biết: người ta tin tưởng cho mượn, không có giấy tờ gì. Được xem là đồng bị hại trong vụ án, vợ ông V. khai biết việc mua bán này của chồng nhưng khi được hỏi về số lần đưa tiền, số tiền giao cho bị cáo là bao nhiêu, bà không trả lời được.
Sau gần 3 giờ xét xử căng thẳng, nhận định vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ cho VKS để điều tra lại từ đầu.
Theo H.Hương
Công an nhân dân
Xét xử vụ tiêm vắc xin khiến 3 trẻ sơ sinh tử vong: Lấy nhầm thuốc do... mất điện Tại phiên tòa, bị cáo Thuận khai nhận rằng do mất điện nên bà đã dùng ánh sáng từ đèn của ĐTDĐ rọi lấy vắc xin trong tủ lạnh của khoa khám bệnh, nhưng lấy nhầm 3 lọ Esmeron (thuốc gây mê) tiêm cho 3 trẻ dẫn tới tử vong. Ngày 27/3, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ...