Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Được triệu tập nhưng đại diện các nhà mạng đều vắng mặt
Về việc 3 nhà mạng xin vắng mặt tại phiên tòa, HĐXX cho biết trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX đã triệu tập đại diện của 3 nhà mạng nhưng khi phiên tòa diễn ra, đại diện 3 nhà mạng có đơn xin xét xử vắng mặt và HĐXX nhận thấy các nhà mạng đã có đầy đủ lời khai tại CQĐT.
Các bị cáo tại phiên xét xử – Ảnh: M.Hùng
Trong những ngày làm việc trước đó, luật sư đã đề nghị HĐXX triệu tập đại diện của Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT); đại diện của 3 nhà mạng: Viettel, Vinaphone và Mobifone.
Sáng 17.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã trả lời như sau: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã có văn bản yêu cầu Bộ TT-TT trả lời một số vấn đề và phía Bộ TT-TT đã có văn bản trả lời gửi cơ quan điều ra và tòa án. Theo đó, đại điện VKS đã cho trình chiếu những công văn trả lời của Bộ TT-TT.
Cụ thể, Bộ TT-TT nêu rõ: Theo quy định tại Thông tư 05/2012/TT-BTTTT ngày 18.5.2012 của Bộ TT-TT thì loại hình game online, trong đó có game bài RickVip/ Tip.Club không phải là dịch vụ viễn thông. Game bài này chưa được Bộ TT-TT thẩm định, cấp phép hoạt động. Vì vậy, việc kinh doanh là sai quy định.
Ngoài ra, Bộ TT-TT còn nêu rõ việc “cho phép” sử dụng thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông để thanh toán cho dịch vụ game RickVip/Tip.Club thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ ngành khác như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện VKS tiếp tục công bố văn bản của Bộ Công Thương. Theo Bộ Công Thương, khi kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông, phải xin giấy phép của Bộ TT-TT.
Video đang HOT
Cảnh phiên tòa xét xử – Ảnh: M.Hùng
Về vấn đề thẻ cào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng có công văn trả lời Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, văn bản của NHNN nêu: Thẻ cào viễn thông, thẻ game, NHNN không có chức năng, quyền hạn quản lý. Phía NHNN cũng giải thích thêm, hàng hóa viễn thông chuyên dùng là hàng hóa gắn liền với việc cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông phát hành, bao gồm: thiết bị cào gắn số thuê bao, thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông.
Ngoài ra, trong văn bản của NHNN có nêu: Theo thông tin NHNN được biết, hiện nay Bộ TT-TT đã giao Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử nghiên cứu biện pháp quản lý việc sử dụng thẻ cào điện thoại, thẻ game cho thanh toán điện tử đối với các nội dung số và game online, nhằm mục đích hạn chế dùng thẻ cào thanh toán các dịch vụ không hợp pháp ở Việt Nam. Vì vậy, phía NHNN đề nghị quý cơ quan tham khảo ý kiến của Bộ TT-TT về vấn đề này.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, HĐXX nhận thấy đã có đầy đủ lời khai của các nhà mạng cũng như đã có những văn bản trả lời của Bộ TT-TT nên HĐXX không triệu tập đại diện của Bộ TT-TT.
Đối với các công ty viễn thông phát hành thẻ cào (nhà mạng), quan điểm của VKS được nêu trong cáo trạng như sau: Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng là 1.232.811.815.265 đồng. Trong đó, Viettel là hơn 913 tỉ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỉ đồng; MobiFone là hơn 171 tỉ đồng. Đây là số tiền thu lợi không chính đáng đã được chứng minh nguồn gốc tiền là do các đối tượng đánh bạc mà có, nên việc hưởng lợi của các nhà mạng là không có căn cứ.
Theo đó, quan điểm xử lý của VKS đối với hành vi của các nhà mạng như sau: Truy thu tổng số tiền là hơn 372 tỉ đồng (đã khấu trừ tiền thuế GTGT đã nộp, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp, tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước, tiền chiết khấu bán thẻ cào cho các đại lý).
Như vậy, Tổng công ty Viễn thông quân đội – Viettel bị truy thu hơn 274 tỉ đồng; Tổng công ty Viễn thông MobiFone bị tịch thu hơn 38 tỉ đồng; Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam bị tịch thu hơn 60 tỉ đồng.
Nhã Thanh
Theo motthegioi
Người chị sống với Phan Sào Nam từ nhỏ khai gì?
Mặc dù vì Phan Sào Nam mà Thuỷ đứng trước tương lai tù tội nhưng người phụ nữ này khẳng định không bao giờ oán giận người em trai.
Ngày 16/11/2018, TAND tỉnh Phú Thụ tiếp tục phiên thẩm vấn các bị cáo liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Bị cáo Đỗ Bích Thủy (chị họ của Phan Sào Nam) - Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt đứng lên trả lời các câu hỏi của toà.
Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nhưng Phan Sào Nam đã ký hợp đồng để viết phần mềm trò chơi đánh bạc trực tuyến.
Theo lời bị cáo Thủy, Phan Sào Nam là em họ của bị cáo. Phan Sào Nam có tới và nói cần một công ty có pháp nhân từ lâu.
Bị cáo Đỗ Bích Thuỷ.
"Chị cho em mượn để em viết phần mềm cho công ty VTC online và sau đó em sẽ tạo điều kiện công ăn việc làm cho một số anh em sinh viên mới ra trường", bị cáo Đỗ Bích Thủy nhắc lại lời của Phan Sào Nam và tiếp tục nói rằng, Nam là em họ của bị cáo. Mẹ của Nam là em của mẹ bị cáo. Dứt lời, bị cáo Thủy đã khóc trước Tòa.
Sau ít phút khai báo, Đỗ Bích Thủy nghẹn ngào, đứng run rẩy khiến HĐXX phải ngắt lời để hỏi về tình trạng sức khỏe. "Bị cáo sẽ cố gắng trả lời đến khi nào có thể", Thủy nói rồi sau đó được ngồi trên ghế trả lời thẩm vấn.
"Bị cáo tin tưởng tuyệt đối vì Nam là em bị cáo, sống với nhau từ nhỏ. Khi Nam đưa hợp đồng, bị cáo cũng đã tước bỏ quyền hỏi và quyền được biết của mình nên cứ thế ký", Thủy khai tiếp.
Về việc xây dựng phần mềm, bị cáo Thủy khai do Công ty Nam Việt, nhân viên tham gia xây dựng, trong đó có bị cáo. Game rikvip/rikclub có khoảng 40-50 trò chơi. Với 2 cổng game này việc lập trình thu tiền người chơi với trò "tài xỉu" thu 2% với người thắng, các game khác từ 1-2 %.
Cũng trong buổi chiều ngày 16/11/2018, Phan Sào Nam được thẩm vấn về mối quan hệ làm ăn với Công ty ODS. Trên cơ sở hợp đồng, Công ty ODS xuất 14 tờ hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khống cho Công ty VTC online và 22 tờ hóa đơn khống cho Công ty Nam Việt, với tổng số tiền là hơn 85 tỷ đồng.
Sau khi Công ty ODS hợp thức hóa đơn GTGT và nhận được tiền từ Công ty Nam Việt và Công ty VTC online chuyển khoản đến, Huỳnh Trọng Văn trực tiếp rút tiền từ khoản Công ty rồi giao chị Nguyễn Thị Thúy - kế toán Công ty ODS nộp tiền vào tài khoản cá nhân của Vũ Hà Phương - kiểm soát kế toán Công ty Nam Việt để chi theo chỉ đạo của Phan Sào Nam. Công ty ODS thu lợi bất chính hơn 7,8 tỷ đồng từ hành vi bán hóa đơn GTGT khống.
Phan Sào Nam thừa nhận mua bán hóa đơn trái phép là đúng. Ngoài ra, HĐXX hỏi Nam một số thông tin ngắn gọn khác nhưng Nam nói không nhớ, sau đó về vị trí ghế ngồi dành cho bị cáo.
Ngọc Mai
Theo baodatviet
Công khai bản án: Không nên có vùng cấm Nhiều bạn đọc phản ứng quyết định của tòa về đề nghị không đăng bản án lên mạng của bị cáo Phan Văn Vĩnh. Bài viết "Ông Phan Văn Vĩnh không muốn công khai bản án" ghi nhận phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ. Đây là phiên tòa thu hút sự quan tâm...