Vụ Đặng Thanh Bình: Ai cũng kêu oan, đẩy tội cho người khác
Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình không thừa nhận hành vi của mình và cho rằng tổ giám sát có đủ quyền hạn để xử lý khi phát hiện sai phạm. Còn bị cáo Hà Tấn Phước thì cho là tổ giám sát không có quyền, đã kiến nghị cấp trên nhưng không được đồng ý.
Đổ lỗi cho nhau
Bị cáo Đặng Thanh Bình đổ lỗi cho cấp dưới.
Chiều 26/6, TAND TPHCM tiếp tục xét xử ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Đặng Thanh Bình trình bày rằng tổ giám sát hoàn toàn có thẩm quyền để xử lý khi phát hiện các sai phạm tại ngân hàng mà họ giám sát. Bị cáo Bình khẳng định khi phát hiện sai phạm của ông Phạm Công Danh thì tổ giám sát hoàn toàn có quyền đình chỉ chức vụ đối với người vi phạm.
Trong khi đó, bị cáo Hà Tấn Phước cho rằng khi phát hiện sai phạm của VNCB ông đã có công văn gửi cấp trên và đề nghị hướng xử lý. Bị cáo Phước trả lời rằng quyết định số 12 không đề cập đến quyền thu hồi của tổ giám sát.
Trong khi bị cáo Hà Tấn Phước cho rằng tổ giám sát không có quyền hạn.
Video đang HOT
Bị cáo Phước cho rằng tổ giám sát đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đề nghị đặt VNCB trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập tổ kiểm soát đặc biệt nhưng không được đồng ý.
Phủ nhận lời khai của bị cáo Bình về chuyện “tổ giám sát có quyền lực còn lớn hơn cả tổ giám sát đặc biệt”, ông Phước cho rằng “đó chỉ là ý kiến của ông Bình, còn quyền hạn của tổ giám sát đã được quy định trong quyết định số 12 do ông Bình ký.
Sau đó, bị cáo Phước khẳng định mình đã làm hết trách nhiệm, và khẳng định mình không hoàn toàn oan nhưng mong xem xét kỹ trách nhiệm của bị cáo.
Nguyên cán bộ ngân hàng nhà nước bật khóc
Hầu hết các bị cáo đều kêu oan và đổ lỗi cho người khác khi để mất 18.000 tỉ đồng.
Tiếp đó HĐXX xét hỏi bị cáo Ngô Văn Thanh, bị cáo cho rằng cáo trạng quy buộc phải chịu trách nhiệm liên quan đối với hậu quả gây thiệt hại 10.046 tỉ đồng là chưa đúng.
Theo bị cáo Ngô Văn Thanh, mỗi thành viên tổ giám sát đều có trách nhiệm riêng biệt, mỗi người xử lý mỗi khâu. Theo trách nhiệm được phân công thì ông chỉ có quyền xem xét dòng tiền đi ra khỏi ngân hàng hay không, còn vấn đề theo dõi, giám sát dòng tiền thì người khác trong tổ chịu trách nhiệm.
Trong quá trình xét hỏi bị cáo Ngô Văn Thanh, đại diện Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố nhìn nhận các cơ quan chức năng cũng thấy được lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thực hiện hành vi khá tinh vi; có những giao dịch trắng trợn, công khai.
Về vấn đề này, bị cáo Ngô Văn Thanh nói rằng đến cuối ngày lên hệ thống kiểm tra thì mới thấy được biến động dòng tiền, lúc này tiền đã ra khỏi ngân hàng nên không thể trở tay. Chính vì vậy, tổ giám sát đã hàng chục lần ra văn bản kiến nghị, khắc phục, chấn chỉnh và thu hồi tiền.
Trả lời Viện kiểm sát, bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN Chi nhánh Long An, Tổ trưởng Tổ Giám sát) bảo lưu lời trình bày trước HĐXX ngày 25/6. Bị cáo này nhìn nhận trong vụ án một phần do bị cáo thiếu trách nhiệm nhưng cũng có một số nguyên nhân khách quan. Trả lời đến đây, bị cáo Lê Văn Thanh bật khóc trước bục khai báo.
Bị cáo Lê Văn Thanh cho rằng về cơ chế, nhiệm vụ công tác tại tổ giám sát thì chỉ có duy nhất Quyết định 12 chứ không có hướng dẫn, quy trình nên chỉ căn cứ vào đó để triển khai. Ngoài ra, khi nhận nhiệm vụ mỗi thành viên tổ đều nghiên cứu rất kỹ Quyết định 12, tuy nhiên, chưa có hướng dẫn nào nói phải làm như thế nào tại đơn vị giám sát.
“Có những cái không phù hợp với tổ giám sát, chúng tôi chỉ giám sát theo các quy định của ngành ngân hàng, do đó chỉ giám sát thông qua kết quả báo cáo chứ không thể thanh tra, giám sát tại đơn vị. Ngoài ra, tổ không được quyền nghiên cứu, xác minh các đơn vị bên ngoài. Điều này trong từng báo cáo, kiến nghị tổ giám sát đã báo cáo rất rõ”- bị cáo Lê Văn Thanh nói.
Xuân Duy
Theo Dantri
Truy tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cùng bị truy tố còn có các bị can thuộc tổ giám sát NHNN gồm: Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát NHNH, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), Phạm Thế Tuân (nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An), Ngô Văn Thanh (nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).
Ông Đặng Thanh Bình.
Ông Bình và các đồng phạm đã để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín (Trustbank, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, VNCB).
Theo cáo trạng truy tố, ông Bình được NHNH giao phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế. Ông có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có VNCB.
Tháng 8.2012, ông ký tờ trình trình Chính phủ phương án tái cơ cấu VNCB và được chấp nhận chủ trương. Ông Bình đã ký quyết định thành lập Tổ giám sát đối với những hoạt động tại VNCB và được bầu làm tổ trưởng. Sau khi ông Phạm Công Danh (nhóm cổ đông Thiên Thanh) nhận chuyển nhượng Trustbank từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, VNCB được xếp vào 1 trong 6 ngân hàng hoạt động không hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Đặng Thanh Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.
Kết quả điều tra cho thấy có đủ căn cứ kết luận ông Bình đã có hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình Thủ tướng, không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhằm bảo đảm tính đúng đắn, chính xác với thực trạng năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh, mà vẫn quyết định để Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối để điều hành VNCB để Danh sử dụng ngân hàng như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm.
Cáo trạng kết luận, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giao dịch chuyển tiền gây thiệt hại cho VNCB, trong đó có trách nhiệm của thành viên Tổ giám sát.
Thời điểm này, VNCB chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, mọi giao dịch từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát. Tuy nhiên, ông Bình không thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho nhóm Thiên Thanh đứng đầu là Phạm Công Danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.
4 bị can còn lại gồm các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ... Mọi giao dịch từ 5 tỷ đồng trở lên tại VNCB phải có ý kiến của tổ giám sát nhưng những người này không thực hiện nhiệm vụ, lơ là tạo diều kiện cho Phạm Công Danh cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Cáo trạng xác định, ông Phước phải có trách nhiệm với số tiền thiệt hại là 3.454 tỷ đồng, Lê Văn Thanh là 6.591 tỷ đồng, ông Phạm Thế Tuân là 3.454 tỷ và ông Ngô Văn Thanh có trách nhiệm với số tiền 10.046 tỷ đồng.
Theo Đoàn Nga (VNN)
Phạm Công Danh rất khó kiện CB đòi 4.500 tỉ đồng Các luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho rằng việc làm rõ khoản tiền 4.500 tỉ đồng mà Danh dùng để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB, sau này là CB)) là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi với thân phận hiện tại thì bị cáo Phạm Công Danh rất khó khởi...