Vụ đại gia thủy sản bùng nợ nghìn tỷ: Đề nghị tăng án 22 bị cáo
Cho rằng tòa cấp sơ thẩm tuyên án quá nhẹ so với tội danh nên VKS ở cấp phúc thẩm đề nghị tăng án gấp đôi đối với 22/27 bị cáo.
Theo tin từ báo Người lao động, chiều 8/12, trước khi kết thúc ngày xét xử thứ 2 “đại án” “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) và các ngân hàng (NH), đại diện VKSND Cấp cao tại TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm đã có bản luận tội đối với 27 bị cáo.
Theo đó, vị ủy viên công tố cho rằng bị cáo Lâm Minh Mẫn (nguyên kế toán trưởng Công ty Phương Nam) và bị cáo Trịnh Thị Hồng Phượng (nguyên phó giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Phương Nam) đã có vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Lâm Ngọc Khuân (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam) và bị can Lâm Ngọc Hân (Việt kiều Mỹ, con gái bị can Khuân) lừa đảo, chiếm đoạt của 5 NH gần 639 tỉ đồng. Thế nhưng, kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Mẫn 14 năm tù và Phượng 12 năm là quá nhẹ.
Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Hồng Phượng tại tòa sáng 7/12. Ảnh: báo Tri thức trực tuyến
Tương tự, có 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo các chi nhánh NH bị tòa cấp sơ thẩm tuyên từ 5-7 năm tù đã bị vị ủy viên công tố đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét hủy một phần án sơ thẩm liên quan đến các bị cáo này để cấp sơ thẩm xét xử lại theo hướng tăng án. Đặc biệt, 22 bị cáo còn lại là nguyên cán bộ của 5 NH đã bị vị ủy viên công tố đề nghị mức án cao gấp đôi so với án sơ thẩm.
Trong phần tranh luận để bào chữa cho 2 bị cáo nguyên là cán bộ NH, luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cho rằng VKSND tỉnh Sóc Trăng đã kháng nghị tăng án đối với các bị cáo là sai thẩm quyền. Bởi lẽ, VKSND Tối cao là cơ quan ban hành ra cáo trạng của vụ án này chứ không phải VKSND tỉnh Sóc Trăng.
Video đang HOT
Bào chữa cho bị cáo Mẫn, luật sư Trần Vĩnh Khang (Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng) cho rằng Mẫn chỉ làm việc theo chỉ đạo của cha con bị can Khuân và không biết mục đích lừa đảo của “đại gia” thủy sản này. Do vậy, luật sư Khang đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm không xem bị cáo Mẫn là đồng phạm giúp sức cho cha con bị can Khuân.
Hai bị cáo nguyên là lãnh đạo chi nhánh ngân hàng – Ảnh: báo Người lao động
Theo báo Vietnamnet, trước đó HĐXX sơ thẩm vào tháng 8 đã tuyên Lâm Minh Mẫn 14 năm tù, Trịnh Thị Hồng Phượng 12 năm tù vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hai người này còn bị HĐXX buộc chia đôi trách nhiệm trong việc bồi thường 784 tỷ đồng cho các nhà băng bị thiệt hại tài sản. Các bị cáo liên quan đến vụ việc này mỗi người từ 2 – 7 năm tù. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Sóc Trăng đã kháng nghị đề nghị tòa cấp phúc thẩm tăng án đối với các bị cáo này.
Được biết, ngày 9/12, phiên tòa phúc thẩm sẽ tiếp tục phần tranh luận.
Theo HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Vụ đại gia thủy sản miền Tây lừa đảo: Truy tố 27 bị can
Liên quan đến vụ đại gia thủy sản miền Tây lừa đảo, ngoài 2 thuộc cấp,có tới 25 bị can trong vụ án này nguyên là lãnh đạo các chi nhánh, phòng chuyên môn của 5 ngân hàng là nạn nhân vụ lừa đảo này bị truy tố vì vi phạm trong cho vay.
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án lừa đảo, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam, truy tố 27 bị can về hai tội danh trên.
Cụ thể, các bị can Trịnh Thị Hồng Phượng (Phó giám đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam tỉnh Sóc Trăng) và Lâm Minh Mẫn (34 tuổi, Kế toán trưởng công ty Phương Nam) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
25 bị can còn lại nguyên là Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng, chuyên viên của 5 ngân hàng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Biệt thự gia đình ông Khuân được cho là lớn nhất Sóc Trăng đang được một doanh nghiệp thuê mở nhà hàng, khách sạn. (Ảnh: Báo Tri thức trực tuyến).
Các ngân hàng liên quan gồm: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang), Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sóc Trăng (Sacombank Sóc Trăng), Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Bạc Liêu (ABBank Bạc Liêu) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VCB Sóc Trăng).
Trong vụ án này có hai bị can là Lâm Ngọc Khuân (nguyên chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam) và Lâm Ngọc Hân (con gái của Khuân) được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu vụ lừa đảo này nhưng đã bỏ trốn đi Mỹ. Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế, khi bắt được sẽ xử lý sau.
Cũng theo cáo trạng, Công ty Phương Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, mua bán thức ăn tôm và vật tư nuôi tôm.
Trong quá trình kinh doanh, công ty Phương Nam luôn thua lỗ. Từ năm 2008 đến ngày 30/9/2012, công ty này đã lỗ trên 996 tỉ đồng và nợ các tổ chức tín dụng với số tiền rất lớn. Riêng dư nợ từ năm 2011 chuyển sang năm 2012 đã lên đến trên 1.679 tỷ đồng.
Để vay tiền của các ngân hàng, Lâm Ngọc Khuân, Lâm Ngọc Hân và các bị can Lâm Minh Mẫn, Trịnh Thị Hồng Phượng đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn, thế chấp hàng tồn kho, dùng một lô hàng thế chấp nhiều ngân hàng...
Cho đến nay, công ty Phương Nam không có tài sản bảo đảm để hoàn trả vốn vay cho 5 ngân hàng trên với số tiền gần 785 tỷ đồng.
Số tiền này Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân đều chiếm đoạt hết rồi bỏ trốn.
Các bị can Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Hồng Phượng có vai trò đồng phạm tích cực, mặc dù biết nhưng vẫn thực hiện hành vi giúp sức phạm tội.
Qua điều tra, tổng số thiệt hại của 5 ngân hàng trên là hơn 825 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là VDB Sóc Trăng (314 tỷ đồng), ít nhất là ABBank Bạc Liêu (hơn 53 tỷ đồng).
Theo NTD
"Đại án" ở Sóc Trăng: 18 kháng cáo, VKS kháng nghị tăng án Trong khi hầu hết các bị cáo làm đơn kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng án treo thì VKSND tỉnh Sóc Trăng lại kháng nghị phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng. Sáng nay, 21-8, TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của 18/27...