Vụ đại gia Phát “dầu”: 13 công ty dừng hoạt động bất thường, ai là chủ công ty?
Trong số 14 công ty liên quan đại gia Ngô Văn Phát (SN 1964, quê Thái Bình) vừa bị bắt tạm giam ở TP Hải Phòng có 13 công ty được thành lập nhưng chỉ trong thời gian ngắn sau đó đã dừng hoạt động với dấu hiệu bất thường.
Duy nhất một doanh nghiệp còn hoạt động
Liên quan vụ đại gia Ngô Văn Phát (SN 1964, quê tỉnh Thái Bình, còn gọi là Phát “dầu”) vừa bị Công an TP Hải Phòng khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn”, bị can này có liên quan tới 14 công ty. Trong số này, duy nhất Công ty CP xăng dầu Phát (Cty Dầu Phát) do ông Phát làm Chủ tịch HĐQT, ông Vũ Văn Bảy (SN 1950, quê tỉnh Thái Bình) làm giám đốc là còn hoạt động. 13 công ty còn lại được thành lập từ năm 2014 đến năm 2018 đều đã dừng hoạt động. Những công ty này do một nhóm người làm giám đốc, đại diện pháp luật và thực hiện việc nộp thuế.
Công an khám nhà đại gia Phát “dầu” tối 8/9 Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bà Đỗ Thị Thùy Dung làm giám đốc của 2 công ty, gồm: Công ty Quang Khải bắt đầu hoạt động từ 16/5/2018, trụ sở tại xã Hoà Bình (huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) đăng ký quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Thuỷ Nguyên. Công ty này đã bị khoá mã số thuế ngày 13/5/2020 vì “biến mất” khỏi địa chỉ đăng ký. Bà Dung còn là đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Tuấn Vinh, trụ sở tại Khu đô thị mới sân bay Cát Bi, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Công ty TNHH Tuấn Vinh hoạt động từ ngày 16/11/2017 và bị khóa mã số thuế ngày 28/5/2020, ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Cũng liên quan đại gia Phát “dầu”, đối tượng Lương Văn Giao (bị khởi tố cùng ông Phát) là giám đốc của 3 công ty, gồm: Công ty TNHH Phát triển và thương mại Minh Hảo, trụ sở tại tầng 6, tòa nhà Thành Đạt (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền), hoạt động từ ngày 14/11/2016 và dừng hoạt động từ ngày 29/5/2020; Công ty TNHH thương mại và phát triển 39 (trụ sở số 527, lô 22 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền) hoạt động từ 12/3/2018 về lĩnh vực buôn bán kim loại, quặng kim loại và dừng hoạt động ngày 28/5/2020.
Đại gia Ngô Văn Phát
Video đang HOT
Trụ sở Công ty CP xăng dầu Phát ở Hải Phòng Ảnh: Nguyễn Hoàn
Ngoài ra, bị can Giao còn là đại diện pháp luật cho Công ty CP Kỹ thuật thương mại Minh Hảo, đăng ký ngày 10/3/2014, đặt trụ sở tại tầng 6, số 60 Trần Quang Khải, phường Quang Trung (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng). Trụ sở công ty này trùng khớp với địa chỉ đăng ký thường trú của đại gia Ngô Văn Phát – Chủ tịch HĐQT Công ty CP xăng dầu Phát. Cả ba công ty do Lương Văn Giao làm giám đốc đã cùng ngừng hoạt động trong tháng 5/2020 và chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Bà Vũ Thị Thơ cũng làm giám đốc 2 công ty liên quan đại gia Phát “dầu”, gồm: Công ty Đại Hòa Phát, đăng ký ngày 21/3/2018, trụ sở số 493 đường 5/2, phường Hùng Vương (quận Hồng Bàng). Công ty này hoạt động bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí nhưng bị khóa mã thuế từ ngày 18/9/2019. Bà Thơ cũng làm đại diện pháp luật cho Công ty Đại Lộc, đăng ký hoạt động ngày 25/10/2017, trụ sở tại số 1/270 Lê Lai, phường Máy Chai (quận Ngô Quyền). Công ty Đại Lộc đã dừng kinh doanh và bị khóa mã số thuế từ 6/6/2019.
Không hoạt động theo địa chỉ đăng ký
Ngoài ra, hàng loạt công ty khác liên quan đại gia Phát “dầu” cũng đã dừng hoạt động. Cụ thể, Công ty Dũng Phong (trụ sở xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên) đăng ký hoạt động ngày 16/5/2018 và đăng ký quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Thủy Nguyên do ông Trần Văn Thành (trú xã An Lư) làm đại diện pháp luật. Tuy nhiên, khi hoạt động chưa tròn 2 năm, công ty này đã bị khóa mã số thuế vì không hoạt động theo địa chỉ đăng ký.
Công ty Tùng Dương hoạt động ngày 24/9/2015, trụ sở số 3 Trần Khánh Dư, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Trần Văn Nghĩa (SN 1984, quê tỉnh Thái Bình) làm giám đốc. Sau gần 4 năm hoạt động, công ty này hiện đã bị khóa mã số thuế.
Công ty 89 đăng ký hoạt động 22/9/2016, trụ sở 97 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền) do Lê Trung Thành làm giám đốc. Ngày 28/5/2019 công ty này bị khóa mã số thuế vì không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Công ty Đại Hoàng Lâm đăng ký hoạt động ngày 20/10/2017, trụ sở 61 Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Phạm Hồng Thắng làm giám đốc. Ngày 6/6/2019, công ty này bị khóa mã số thuế vì không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Công ty Huy Cường hoạt động ngày 10/11/2017, trụ sở Khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền) do Mai Thị Hồng làm giám đốc. Ngày 28/5/2020, công ty này bị khóa mã số thuế vì ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Công ty Đức Phúc, đăng ký hoạt động ngày 31/10/2017, trụ sở số 13 Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Phạm Văn Thành làm giám đốc. Công ty này cũng bị khóa mã số thuế ngày 23/7/2019, do không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Cục Thuế TP Hải Phòng cho biết, theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, phía Cục đã chuyển hồ sơ 14 công ty kể trên cho Cơ quan điều tra để phục vụ điều tra vụ án.
Đại gia Phát "dầu" lấy tiền đâu xây lâu đài?
Lợi nhuận của Cty CP Thương mại xăng dầu Phát (Cty Dầu Phát) từ 2,7 tỷ đồng năm 2016 xuống 60 triệu đồng năm 2018 và còn 500.000 đồng vào năm 2019. Tuy vậy, bị can Phát "dầu" vẫn xây dựng những lâu đài nguy nga, tráng lệ khiến người dân không khỏi ngỡ ngàng.
Trụ sở Công ty CP Xăng dầu Phát - Ảnh: Nguyễn Hoàn
Kinh doanh BẾT BÁT
Liên quan vụ án "Mua bán trái phép hóa đơn" do ông Ngô Văn Phát (SN 1964, còn gọi là Phát "dầu") cầm đầu, Công an TP Hải Phòng cho biết, các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc đang thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ và mở rộng điều tra. Bước đầu, Công an huyện Thủy Nguyên xác định ông Phát cầm đầu ổ nhóm thành lập hàng loạt công ty ma, qua đó mua bán trái phép hóa đơn. Cơ quan điều tra đã khởi tố 7 bị can. Khi bị bắt giam, ông Phát là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xăng dầu Phát - Petraco (Cty Dầu Phát).
Cty Dầu Phát đặt trụ sở tại tòa nhà 5 tầng nằm trên tỉnh lộ 351, thuộc thôn Cách Hạ, xã Nam Sơn, huyện An Dương. Theo ghi nhận của phóng viên ngày 10/9, trụ sở công ty này không có biển hiệu, bên cạnh có cửa hàng bán lẻ xăng dầu Thái Dương. Trước cửa hàng xăng dầu này được đặt biển báo tạm dừng hoạt động vì sự cố.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, ông Phát có liên quan đến 14 Cty nhưng đến nay còn lại duy nhất Cty Dầu Phát đang hoạt động. Ông Phát được giới kinh doanh khí hoá lỏng quen gọi với biệt danh là Phát "dầu". Cty Dầu Phát hoạt động từ năm 2012, ngành nghề hoạt động chính là bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Cty này mở rộng ở nhiều tỉnh, thành từ Bắc vào Nam. Dù gắn với biệt danh Phát "dầu", nhưng theo xác minh của Tiền Phong, cả 14 công ty liên quan đến vị đại gia này đều không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Ngoài việc nổi tiếng về kinh doanh xăng dầu, ông Phát còn nổi tiếng là người sở hữu những tòa lâu đài đồ sộ ở Thái Bình và Hải Phòng. Dù sở hữu những toà lâu đài ước tính trị giá cả trăm tỷ đồng nhưng công ty của ông Phát lại có quy mô và lợi nhuận kinh doanh rất khiêm tốn. Theo tìm hiểu của phóng viên, kết quả kinh doanh của Cty Dầu Phát giảm dần, doanh thu từ mức 140 tỷ đồng xuống còn 26,3 tỷ đồng. Lợi nhuận cũng giảm từ 2,7 tỷ đồng năm 2016 xuống 60 triệu đồng năm 2018 và 500.000 đồng năm 2019.
Siêu dự án
Gần đây, ông Phát còn nổi lên bởi vai trò là Chủ tịch Cty CP Tập đoàn Phú Thành (Phú Thành) với siêu dự án Cồn Vành tại Thái Bình mà tập đoàn này đóng vai trò đơn vị tài trợ quy hoạch, tư vấn lập quy hoạch. Theo quy hoạch, Dự án Khu đô thị Cồn Vành - Cồn Thủ có tổng diện tích hơn 3.000 ha, với 5 phân khu chức năng gồm sân golf, casino và khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao, khu du lịch sinh thái. Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 3.500 tỷ đồng.
Tòa lâu đài của đại gia Phát "dầu" - Ảnh: Nguyễn Hoàn
Tuy nhiên, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Phú Thành tính đến cuối năm 2019 chỉ khoảng 163 tỷ đồng. Năm 2016, Phú Thành đạt gần 200 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế là 650 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2017 đạt 80 triệu đồng, 2018 đạt 430 triệu đồng rồi bất ngờ năm 2019 lỗ 11,6 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2019, vị trí người đại diện theo pháp luật của Phú Thành đã được chuyển từ Chủ tịch HĐQT Ngô Văn Phát sang Tổng giám đốc Hoàng Quốc Việt. Đến tháng 6/2020, công ty này tăng vốn từ 163 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và sau đó chuyển trụ sở chính từ Quảng Ninh về Hải Phòng. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Phú Thành là than.
13 công ty ma
Trao đổi với Tiền Phong, Cục Thuế TP Hải Phòng cho biết, đã chuyển hồ sơ 14 công ty liên quan tới ông Phát "dầu" cho cơ quan công an để phục vụ điều tra. Trong số này, duy nhất Công ty CP xăng dầu Phát còn hoạt động từ tháng 3/2012 đến nay và nộp thuế. 13 công ty còn lại thành lập từ năm 2014-2018 và đều đã dừng hoạt động. Lý do dừng hoạt động là người nộp thuế của các công ty này không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Đáng chú ý, Công ty Quang Khải bắt đầu hoạt động từ 16/5/2018, trụ sở tại xã Hoà Bình (huyện Thuỷ Nguyên) đăng ký quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Thuỷ Nguyên. Đại diện pháp luật là bà Đỗ Thị Thùy Dung (trú xã An Lư) nhưng công ty này đã bị khoá mã số thuế ngày 13/5/2020 vì đã biến mất khỏi địa chỉ đăng ký. Tương tự, Công ty TNHH Dũng Phong, trụ sở xã Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên) cũng đăng ký hoạt động ngày 16/5/2018 và đăng ký quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên do ông Trần Văn Thành (trú xã An Lư) làm đại diện pháp luật. Tuy nhiên, khi hoạt động chưa tròn 2 năm, công ty này cũng đã bị khóa mã số thuế vì không hoạt động theo địa chỉ đăng ký.
Theo Cục Thuế TP Hải Phòng, đại gia Phát "dầu" còn liên quan tới 11 công ty khác. Đa số các công ty này đăng ký hoạt động năm 2017, 2018. Tất cả đều đã dừng hoạt động trong năm 2019 và 2020.
Đại gia Ngô Văn Phát từng lập 14 công ty Kết quả rà soát của Cục Thuế TP Hải Phòng cho thấy ông Ngô Văn Phát từng thành lập 14 công ty nhưng chỉ còn một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu. Sáng 10/9, trao đổi với Zing, ông Hà Văn Trường, Trưởng cục Thuế TP Hải Phòng, cho biết cơ quan này có nhận được đề nghị phối hợp...