Vụ cựu Trưởng Công an Tây Hồ Phùng Anh Lê: Điều tra hành vi nhận hối lộ
Liên quan đến lời khai của một số cá nhân về việc đưa 110 triệu đồng cho ông Phùng Anh Lê, cơ quan điều tra quyết định tách hành vi có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Ông Phùng Anh Lê “tìm mọi lý do để chối tội”
Liên quan đến vụ cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ ( Hà Nội) Phùng Anh Lê tha trái pháp luật người đang bị tạm giữ là Nguyễn Hữu Tài ra khỏi Nhà tạm giữ CAQ Tây Hồ, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã xác minh, điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Tài cùng đồng bọn.
Các bị cáo vụ cướp tài sản tại phiên tòa sơ thẩm năm 2021 (Ảnh: CTV).
Ngày 22/1/2021, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Tài, Trần Văn Lộc, Nguyễn Khắc Đức, Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Quang Chính về tội “Cướp tài sản”.
Ngày 29/4/2021, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt Nguyễn Hữu Tài 24 tháng tù giam; Trần Văn Lộc, Nguyễn Khắc Đức 20 tháng tù giam; Nguyễn Văn Nam 18 tháng tù giam và Nguyễn Quang Chính 15 tháng tù (hưởng án treo). Bản án không bị kháng cáo, kháng nghị và đã có hiệu lực pháp luật.
Theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra – Viện KSND Tối cao, quá trình điều tra vụ án “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”, bị can Phùng Anh Lê luôn tìm mọi lý do để chối tội và đổ lỗi cho các bị can khác.
Video đang HOT
Căn cứ lời khai của bị can Vũ Công Ngọc (cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự – CAQ Tây Hồ), cơ quan điều tra xác định, bị can Ngọc đã báo cáo ông Lê và đề xuất việc Nguyễn Hữu Tài đang bị tạm giữ, muốn cho Tài ra khỏi nhà tạm giữ phải có quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ hoặc quyết định trả tự do theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ông Lê vẫn tiếp tục chỉ đạo bị can Ngọc phải xuống nhà tạm giữ để nhận Nguyễn Hữu Tài và cho về. Lời khai của ông Ngọc phù hợp với lời khai của bị can Nguyễn Đức Châu (cựu Đội trưởng Đội CSHS – CAQ Tây Hồ), Lê Đình Trung (cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – CAQ Tây Hồ); phù hợp với kết quả giám định và các tài liệu khác đã thu thập trong quá trình điều tra.
Vì vậy, Cơ quan điều tra – Viện KSND Tối cao có đủ căn cứ để xác định, bị can Phùng Anh Lê đã phạm vào tội “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang hành án phạt tù”.
Các bị can Nguyễn Đức Châu, Vũ Công Ngọc và Lê Đình Trung trong giai đoạn điều tra ban đầu, khi Cơ quan điều tra – Viện KSND Tối cao chưa ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về tội “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”, các bị can chưa khai nhận đầy đủ hành vi phạm tội của mình và các đồng phạm.
Hành vi trên của các bị can được cơ quan điều tra xác định đã gây cản trở, khó khăn cho hoạt động điều tra.
Sau khi cơ quan điều tra khởi tố bổ sung, các bị can đã thành khẩn nhận tội. Lời khai của các bị can Châu, Ngọc, Trung phù hợp với các chứng khác đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, nên có đủ cơ sở để xác định Nguyễn Đức Châu, Vũ Công Ngọc, Lê Đình Trung là đồng phạm với Phùng Anh Lê.
Điều tra hành vi đưa, nhận hối lộ
Kết luận điều tra cũng đánh giá đối với vụ án hình sự “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” theo quy định tại Điều 369 BLHS. Theo đó, nội dung trình bày và tài liệu là 4 file ghi âm cuộc nói chuyện giữa ông Phùng Anh Lê và ông Nguyễn L.T. (Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp – CAQ Tây Hồ) do Phùng Anh Lê cung cấp thể hiện một số tài liệu quan trọng đã được giao cho lãnh đạo Công an Hà Nội để báo cáo về vụ việc. Cơ quan điều tra – Viện KSND đã ra quyết định trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả.
Cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê (Ảnh: CTV).
Theo cơ quan điều tra, lời khai của bị can Phùng Anh Lê và kết quả giám định các tài liệu trên không ảnh hưởng đến hành vi tha trái pháp luật người đang bị tạm giữ, vì vậy, Cơ quan điều tra – Viện KSND tối cao ra Quyết định tách vụ án hình sự về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” để điều tra thành vụ án khác.
Cũng theo kết luận điều tra, trong vụ án này còn nội dung lời khai của người nhà đối tượng Nguyễn Hữu Tài và một người quen của bị can Phùng Anh Lê về việc đã đưa số tiền 110 triệu cho ông Lê để nhờ cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ giúp hòa giải với bị hại.
Ngoài các lời khai trên, cơ quan điều tra thấy, hiện tại, bị can Phùng Anh Lê không thừa nhận đã nhận số tiền này, người liên quan cũng không đưa ra tài liệu nào để chứng minh. Do vậy, Cơ quan điều tra – Viện KSND Tối cao đã tách hành vi có dấu hiệu: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Môi giới hối lộ” để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Cựu đại uý công an trần tình việc bị tước quân tịch
Liên quan đến các sai phạm tại Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã đến làm việc với các bên liên quan.
Sáng 30-1, ông Lê Thanh Trung - cựu đại úy, cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Vân Canh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về những thông tin liên quan đến các sai phạm tại đơn vị này.
Viện KSND huyện Vân Canh kiểm tra Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh - Ảnh: Viện KSND Vân Canh
Theo ông Trung, trong số 9 cán bộ, chiến sĩ bị kỷ luật do liên quan đến các sai phạm tại Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh, ông là người bị kỷ luật nặng nhất với hình thức tước quân tịch. Ông Trung cho rằng, tước quân tịch là hình thức kỷ luật quá nặng so với các sai phạm của ông trong quá trình làm việc tại Nhà tạm giữ.
Ngoài ra, qua 18 năm làm việc trong ngành công an, ông Trung cho hay mình cũng đã có nhiều cống hiến, tham gia bắt được nhiều nghi phạm. Tuy nhiên, vấn đề này không được xem xét trong quá trình kỷ luật ông.
Nguyên nhân dẫn đến việc mình và 8 đồng nghiệp bị kỷ luật, ông Lê Thanh Trung cho biết vụ việc xuất phát từ cuộc gọi điện thoại trái quy định của một bị can đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh. Cụ thể, khoảng 17 giờ một ngày đầu tháng 9-2021, bị can Nguyễn Nhật Thu (SN 1984, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, bị can trong vụ trộm cắp tài sản) đã "mượn" điện thoại của một nữ cán bộ Nhà tạm giữ nói rằng gọi cho người thân chuyển tiền.
Tuy nhiên, bị can Thu không gọi cho người thân mà lại gọi cho Giám đốc Công an tỉnh Bình Định Võ Đức Nguyện để tố cáo về một số sai phạm tại Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh. Lúc này, nữ cán bộ Nhà tạm giữ cho Thu mượn điện thoại bỏ đi sang phòng khác. Sau khi tiếp nhận thông tin, Giám đốc Công an tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan vào cuộc làm rõ để xử lý theo quy định.
Trụ sở Công an huyện Vân Canh, nơi có 9 cán bộ, chiến sĩ vừa bị kỷ luật. Ảnh: Quang Huy
"Bị can Nguyễn Nhật Thu đã tố cáo tôi bỏ đói những người bị tạm giam, tạm giữ; dẫn phạm nhân ra ngoài Nhà tạm giữ ăn nhậu; chiếm đoạt tiền của người thân những người đang bị tạm giam... Về những vấn đề này, tôi đã trình bày với cơ quan chức năng là mình bị vu oan, không có làm mấy chuyện đó. Tuy nhiên, sau đó tôi vẫn bị kỷ luật với hình thức nặng nhất là tước quân tịch. Trong khi đó, nữ cán bộ cho bị can Thu gọi điện thoại ra ngoài thì lại bị kỷ luật nhẹ hơn tôi", ông Lê Thanh Trung trần tình.
Như đã thông tin, chiều 25-1, Công an tỉnh Bình Định đã công bố các quyết định về việc kỷ luật 9 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Vân Canh. Theo đó, Thượng tá Phạm Văn Triều, Trưởng Công an huyện Vân Canh bị kỷ luật với hình thức khiển trách; Thượng tá Cái Minh Long, Phó Trưởng Công an huyện Vân Canh bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo; 7 cán bộ, chiến sĩ còn lại bị kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân tịch. Trong đó, ông Lê Thanh Trung bị kỷ luật nặng nhất với hình thức tước quân tịch. Nguyên nhân do các cán bộ, chiến sĩ này đã có những sai phạm trong công tác giam giữ và thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ.
Liên quan đến vụ việc trên, nguồn tin của phóng viên cho biết, ngày 21-1, đại diện cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã đến Công an huyện Vân Canh làm việc với các bên liên quan để xử lý theo quy định.
Giám đốc Công an Bình Định nói về vụ phạm nhân tố cáo, 9 công an bị kỷ luật "Lãnh đạo Công an huyện thì thiếu trách nhiệm, còn cán bộ, chiến sĩ thì vi phạm trong thực hiện công tác giam giữ tại Nhà tạm giữ nên đều bị xử lý", Giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho hay. Ngày 27/1, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Định xác nhận, cơ quan này đã công bố các quyết định về...