Vụ cưỡng hiếp kích hoạt làn sóng #MeToo mới ở Ai Cập
Cô gái tố 6 thanh niên xâm hại trong một khách sạn ở Ai Cập năm 2014, nhận được sự ủng hộ của dư luận và nhiều người nổi tiếng.
Làn sóng chống quấy rối tình dục #MeToo mới đang nổi lên mạnh mẽ ở Ai Cập, sau khi nhiều tài khoản mạng xã hội, trong đó có nhiều người nổi tiếng, đồng loạt lên tiếng ủng hộ cô gái tố cáo mình bị cưỡng hiếp tập thể tại khách sạn 5 sao Fairmont Nile City ở Cairo cách đây 6 năm.
Cô gái trẻ cho biết mình bị một nhóm 6 người đàn ông chuốc thuốc mê và cưỡng hiếp. Tên tuổi và hình ảnh của nhóm thanh niên này đã được lan truyền trên mạng, đều xuất thân từ những gia đình danh giá. Nạn nhân giấu tên xác nhận vụ cưỡng hiếp xảy ra năm 2014, nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị chỉ trích.
Chính quyền Ai Cập không bình luận, cũng chưa mở cuộc điều tra nào, trong khi mạng xã hội Twitter tại nước này tràn ngập thông tin đòi công lý và điều tra vụ cưỡng hiếp.
Người dân biểu tình chống quấy rối tình dục tại thủ đô Cairo năm 2013. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Dư luận phản ứng dữ dội bởi trước đó, hồi đầu tháng, nhiều phụ nữ trẻ đã đồng loạt tố cáo một hành vi xâm hại tình dục trên mạng xã hội. Sau làn sóng quyết liệt của dư luận, nhà chức trách buộc phải bắt Ahmed Bassam Zaki, 22 tuổi, cựu sinh viên tại một trong những trường đại học danh giá nhất Ai Cập. Zaki bị bắt hôm 4/7, thú nhận đã tấn công ít nhất 6 cô gái, trong đó một người dưới 18 tuổi và tống tiền các nạn nhân, theo các công tố viên.
Hội đồng Quốc gia về Phụ nữ Ai Cập hôm 29/7 lên án nguy cơ phụ nữ bị trả đũa nếu tố cáo hành vi xâm hại tình dục và khẳng định sẽ bảo vệ và hỗ trợ cần thiết cho các nạn nhân.
Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế Ai Cập cũng gửi thông điệp ủng hộ nạn nhân trên Instagram: “Hỡi các cô gái đã lên tiếng, chúng tôi lắng nghe các bạn”.
Khách sạn Fairmont cho hay đang điều tra những cáo buộc trên mạng. “Chúng tôi đang tiến hành điều tra nội bộ khi nhận được tin tức về những cáo buộc đáng lo ngại”, Yara ElDouky, giám đốc truyền thông của Fairmont, nói.
“Chúng tôi xác nhận khách sạn và cảnh sát du lịch làm việc tại đây lúc đó không nhận được bất kỳ đơn trình báo nào về sự việc”, ElDouky nói. “Tất cả nhân viên khách sạn cam kết hỗ trợ các cơ quan chức năng”.
Vụ cưỡng hiếp được công bố trong bối cảnh Ai Cập vừa kết án tù một số phụ nữ trẻ nổi tiếng trên ứng dụng TikTok vì đăng các video nhảy múa “vi phạm đạo đức”. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Liên Hợp Quốc, 99% phụ nữ Ai Cập từng bị quấy rối tình dục bằng lời nói hoặc hành động.
5 cô gái ngồi tù vì video nhảy trên TikTok
Tòa án ở Cairo tuyên hai năm tù và phạt tiền 5 cô gái vì đăng những video nhảy múa "không đứng đắn" lên mạng xã hội TikTok.
Tòa án Kinh tế Cairo, Ai Cập hôm 27/7 ra phán quyết phạt tù và số tiền 300.000 bảng Ai Cập (gần 19.000 USD) đối với hai bị cáo là sinh viên 20 tuổi Haneen Hossam và cô gái 22 tuổi Mawada Eladhm, cùng ba nữ đồng phạm giúp họ điều hành các tài khoản trên mạng xã hội.
Họ bị kết tội "vi phạm các giá trị và nguyên tắc của gia đình Ai Cập", khiêu dâm và thúc đẩy nạn buôn người do đăng các video bị cho là "không đứng đắn" lên TikTok.
Ngay khi nghe phán quyết, hai bị cáo đã gục ngã trong nước mắt, trong khi Eladhm hét lên: "Thượng đế đã sai, tôi không cần".
Hossam và Eladhm gần đây trở nên nổi tiếng trên TikTok, thu hút hàng triệu người theo dõi nhờ những đoạn video ngắn nhảy theo giai điệu cuốn hút của Ai Cập. Trong các đoạn video, những cô gái này nhảy trong bếp hoặc đùa giỡn bằng những tiểu phẩm ngắn, tương tự các nội dung phổ biến khác trên nền tảng.
Haneen Hossam, người dùng TikTok ở Ai Cập bị lĩnh án hai năm tù. Ảnh: Twitter/Mai El-Sadany.
Tuy nhiên, điều giúp họ trở nên nổi tiếng lại bị coi là không phù hợp với xã hội Ai Cập, nơi người dân có thể vào tù vì những tội danh mơ hồ như "lạm dụng mạng xã hội", "lan truyền tin giả", hoặc "khiêu dâm và trái với đạo đức". Các luật sư bào chữa cho bị cáo tuyên bố sẽ kháng cáo.
Ahmed el-Bahkeri, luật sư của Eladhm, xác nhận bản án và cho biết các công tố viên coi những hình ảnh và video trên TikTok của Eladhm là "nỗi ô nhục và xúc phạm". "Eladhm đã bật khóc trước tòa. Hai năm tù ư? 300.000 bảng Ai Cập ư? Điều này thực sự rất khó chấp nhận", Samar Shabana, trợ lý luật sư, cho hay.
"Họ chỉ muốn thu hút người theo dõi, không tham gia bất cứ đường dây mại dâm nào, cũng không ý thức được rằng các công tố viên sẽ quy kết họ như vậy", Shabana nói thêm, đề cập tới bài đăng của các cô gái khuyến khích phụ nữ trẻ chia sẻ video và trò chuyện với người lạ để kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội.
Dù được đánh giá tự do hơn nhiều so với các nước Vùng Vịnh khác, Ai Cập, nơi người Hồi giáo chiếm đa số, vẫn đưa ra những quyết định theo hướng bảo thủ trong nửa thế kỷ qua. Các vũ công múa bụng, ca sĩ nhạc pop và người nổi tiếng trên mạng xã hội thường hứng chỉ trích dữ dội vì vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Tuy nhiên, chuỗi vụ bắt liên quan đến "các vấn đề đạo đức" được cho là một phần của chính sách kiểm soát quyền tự do cá nhân, vốn được tăng cường kể từ khi Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi lên nắm quyền hồi năm 2013. Một bản kiến nghị trực tuyến mô tả các vụ bắt là "cuộc đàn áp có hệ thống, nhắm tới phụ nữ thu nhập thấp", kêu gọi giới chức trả tự do cho 9 cô gái bị bắt vài tháng gần đây vì đăng video lên TikTok.
Thiếu nữ và mẹ bị kẻ cưỡng hiếp cán chết Ấn Độ thiếu nữ 17 tuổi và mẹ cô bị một trong những kẻ cưỡng hiếp tập thể lái máy kéo cán chết ở bang Uttar Pradesh. Cảnh sát trưởng quận Kasganj, bang Uttar Pradesh, cho hay sự việc xảy ra vào hôm 14/7 và nghi phạm Yashveer Rajput, 35 tuổi, đã bị bắt ngày hôm sau. Theo ông, sự việc xuất phát...