Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Kết luận điều tra còn bỏ lọt tội phạm?
Theo phân tích của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, các ông Khanh, Hoa, Liêm cũng thi hành công vụ.
Trở thành đống gạch vụn sau vụ cưỡng chế trái luật
Ngày 21/12, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã có văn bản kiến nghị gửi tới VKSND TP Hải Phòng, kiến nghị việc Cơ quan CSĐT có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
19 người tham gia phá nhà, nhưng không có “danh tính”
Theo kiến nghị của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, vụ án hủy hoại tài sản, cơ quan CSĐT mặc dù xác định rõ có tới 19 người, trong đó có cả chủ chiếc máy xúc, người lái máy xúc cũng tham gia vào việc phá hủy ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý ngoài vùng cưỡng chế. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT mới chỉ khởi tố những 4 bị can, nguyên là lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã Vinh Quang là chưa thỏa đáng.
Theo lập luận của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, đối với tội hủy hoại tài sản, ngoài các ông Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan, Lê Thanh Liêm được xác định có hành vi chỉ đạo trong vụ án hủy hoại tài sản. Các cá nhân còn lại cần được xác định với vai trò là đồng phạm giúp sức, trực tiếp thực hiện hành vi phá hủy tài sản.
Ngoài ra, trong kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT – CATP Hải Phòng mới chỉ “nêu” được 19 người có hành vi tham gia phá nhà, đốt chòi canh cá của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý nhưng cơ quan này cũng chưa nêu “danh tính” cụ thể như thế là chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc thực hiện điều tra vụ án.
Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cũng đặt vấn đề, vụ án hủy hoại tài sản chỉ được khởi tố sau khi cơ quan truyền thông vào cuộc, gia đình bị hại có khiếu nại. Trong khi đó các ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư Huyện ủy, Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng biết rất rõ việc nhà ông Quý bị phá từ sau khi xảy ra vụ cưỡng chế. Các ông Nghĩa, ông Hiền nếu được cơ quan tiến hành tố tụng xác định một cách khách quan, toàn diện, chí ít chưa đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự với vai trò chủ mưu, đồng phạm trong vụ án này thì cũng có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm khi không tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.
Video đang HOT
Ngôi nhà hai tầng của ông oàn Văn Quý
Nhiều người được bỏ “ra ngoài” vòng tố tụng?
Theo Kết luận điều tra của CA TP Hải Phòng, một loạt các cán bộ huyện Tiên Lãng như các ông Lê Văn Mải – Trưởng CA huyện, Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng… là thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế nhưng lại có thiếu sót trong việc kiểm tra, không biết trong thông báo số 225 ngày 28/12/2011 của Ban chỉ đạo cưỡng chế có kế hoạch tháo dỡ lều trông đầm nên để xảy ra hậu quả nghiêm trọng nhưng, CQĐT xác định các ông này thực thi vì công vụ nên không khởi tố điều tra, chỉ đề nghị xử lý hành chính.
Theo phân tích của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, các ông Khanh, Hoa, Liêm cũng thi hành công vụ. Ông Hoan – Bí thư đảng ủy xã thậm chí còn không có tên trong kế hoạch cưỡng chế nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc bỏ “ra ngoài” vòng tố tụng đối với một số cán bộ chủ chốt huyện Tiên Lãng trong vụ án hủy hoại tài sản là thiếu khách quan.
Thậm chí một số cán bộ như ông Lê Văn Mải, Ngô Văn Khánh còn tham gia nhiều cuộc họp bàn về việc cưỡng chế hơn ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng…. Cũng theo quan điểm của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã kiến nghị kết luận như CQĐT về việc ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc tổ chức, thực hiện hủy hoại tài sản của người bị cưỡng chế…. là không thỏa đáng. Và, có dấu hiệu lọt người, lọt tội đối với một số cán bộ chủ chốt của huyện Tiên Lãng trong vụ án này.
Các kiến nghị trên rất cần được cơ quan chức năng xem xét.
Theo xahoi
TP.HCM Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Lọt người, lọt tội?
Báo Người Lao Động vừa có công văn gửi lãnh đạo TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ công an và TAND tỉnh Long An đề nghị xem xét lại kết quả điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại để tránh bỏ lọt người, lọt tội.
Công văn Báo Người Lao Động gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu điều tra lại vụ án nhà báo Hoàng Hùng Bị sát hại
Trong công văn gửi đi, Báo Người Lao Động đã tóm tắt lại diễn biến vụ án cố nhà báo Lê Hoàng Hùng (Phóng viên Báo Người Lao Động thường trú tại tỉnh Long An) bị đốt.
Cụ thể, tối 18 và rạng sáng 19/1, trong lúc đang ngủ ở nhà riêng tại khu dân cư Đại Dương, phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An, nhà báo Hoàng Hùng đã bị hung thủ phóng hỏa đốt, gây phỏng độ 3 với 49% cơ thể. Sau đó, nạn nhân được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cấp cứu. Tuy nhiên, thương tích quá nặng, nhà báo Hoàng Hùng đã tử vong 10 ngày sau đó. Khoảng hơn 1 tháng sau chính bà Trần Thúy Liễu (40 tuổi, vợ nhà báo Hoàng Hùng) đã đến công an đầu thú và thừa nhận hành vi đốt chết chồng.
Cơ quan CSĐT công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam bà Trần Thúy Liễu. Đến ngày 20/7, cơ quan này đã có kết luận điều tra và xác định bà Liễu là hung thủ duy nhất đốt chết chồng vì mâu thuẫn gia đình. Sau đó, hồ sơ được chuyển lên VKSND tỉnh Long An đề nghị truy tố bà Trần Thúy Liễu. Tuy nhiên, do còn nhiều điểm nghi vấn chưa rõ ràng nên hồ sơ này bị trả lại để tiếp tục điều tra bổ sung.
Đến ngày 20/10, VKSND tỉnh Long An đã có bản cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án sang TAND tỉnh Long An, truy tố bà Trần Thúy Liễu tội danh "Giết người". Hiện nay, vụ án đang được TAND tỉnh Long An thụ lí và chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm.
Quá trình các cơ quan tố tụng tỉnh Long An điều tra, truy tố, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là nhà báo Hoàng Hùng đã có 2 bản kiến nghị đề nghị xem xét vụ án xem có dấu hiệu đồng phạm hay không? Tuy nhiên, đến nay cơ quan tố tụng tỉnh Long An vẫn xác định vụ sát hại nhà báo Lê Hoàng Hùng là do một mình bà Trần Thúy Liễu thực hiện.
Một số nghi vấn chưa rõ ràng được ghi trong công văn
Trong công văn gửi đi, Báo Người Lao Động thể hiện rõ, kết quả điều tra của cơ quan CSĐT công an tỉnh Long An và cáo trạng truy tố của VKSND tỉnh Long An đối với một mình bà Trần Thúy Liễu là có dấu hiệu lọt người, lọt tội, chưa xác định được đúng sự thật khách quan của vụ án.
Bên cạnh đó, Báo Người Lao Động cũng đưa ra các dẫn chứng về việc điều tra vụ án này chưa được khách quan ở chỗ: Việc đưa lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng ra ngoài hồ sơ vụ án là một thiếu sót nghiêm trọng của cơ quan tố tụng khi điều tra vụ án.
Việc tiến hành thực nghiệm điều tra của cơ quan CSĐT công an tỉnh Long An là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, chưa phù hợp với hiện trường vụ án. Ngoài ra, lời khai của nhân chứng, người có liên quan, bị can còn nhiều mâu thuẫn chưa được cơ quan tố tụng tỉnh Long An tiến hành đối chất, xác minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Trong đó, đáng chú nhất là việc Báo Người Lao Động cho rằng động cơ, mục đích phạm tội của bà Trần Thúy Liễu chưa được rõ ràng và phù hợp với diễn biến của vụ án; cơ quan điều tra công an tỉnh Long An không làm rõ hành vi "Che giấu tội phạm" và nội dung của những cuộc gọi điện thoại, tin nhắn giữa ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên Đội trưởng Đội quản lí thị trường số 5 - Chi cục quản lí thị trường tỉnh Long An) với bà Liễu.
Nhà báo Hoàng Hùng đã bị chính vợ mình đốt chết (Ảnh: Minh Sơn)
Trước vụ án còn nhiều uẩn khúc trong quá trình tố tụng chưa được sáng tỏ, toàn thể Ban biên tập, cán bộ công nhân biên Báo Người Lao Động mong muốn các cơ quan chức năng có thẩm quyền hãy vào cuộc điều tra lại, đảm bảo sự công bằng cho người đồng nghiệp của mình là cố nhà báo Hoàng Hùng.
Theo Dân Trí
Kết luận điều tra vụ hủy hoại tài sản gia đình ông Vươn Ngoài 4 đối tượng đã bị khởi tố, không còn ai khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kể cả những đối tượng trực tiếp ủi sập nhà ông Vươn, ông Quý. Nhà của gia đình ông Vươn trước khi bị phá huỷ hoàn toàn. Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng vừa có kết luận điều tra vụ án hủy...