Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Vợ con anh Vươn, Quý được trả tự do
Trưa 11-1, gặp mặt báo chí, Chánh Văn phòng và cũng là người phát ngôn của UBND TP. Hải Phòng Phạm Hữu Thư nói: “Tôi còn bận rất nhiều việc nên chưa thể trả lời về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn”.
Căn nhà 2 tầng của anh Vươn tan hoang sau cưỡng chế
Sáng cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã tiếp xúc được với chị Nguyễn Thị Thương, vợ anh Đoàn Văn Vươn và chị Phạm Thị Hiền, vợ anh Đoàn Văn Quý.
Chị Hiền cho biết, 16 giờ chiều 10-1, chị cùng chị Thương và con trai chị Thương là cháu Đoàn Xuân Quỳnh (sinh năm 1995, học sinh lớp 11 Trường THPT Hùng Thắng, Tiên Lãng) đã được Cơ quan điều tra Công An TP Hải Phòng trả tự do sau khi bị tạm giữ hình sự từ ngày 5-1. Hiện 3 người đang ở nhà anh Đoàn Văn Thoại (em trai anh Vươn).
Video đang HOT
Vợ con anh Vươn, Quý đang tá túc tại nhà anh Đoàn Văn Thoại
Chị Hiền tâm sự: “Chồng và người thân của tôi làm sai, cơ quan chức năng cứ xử theo đúng người đúng tội. Nhưng chúng tôi khẩn cầu cơ quan chức năng vào cuộc và làm rõ nguyên nhân tại sao chính quyền huyện lại dồn gia đình tôi vào chân tường phải làm điều không phải”.
Hiện Cơ quan Công an Hải Phòng vẫn tạm giữ 4 người là anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Tịnh (em anh Vươn), Đoàn Văn Vệ (cháu anh Vươn) và Đoàn Văn Quý (em Vươn).
Theo Người Lao Động
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch huyện?
Trưa 10.1, trong khi PV Thanh Niên cùng một số đồng nghiệp đang tác nghiệp tại khu vực đầm của ông Đoàn Văn Vươn thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ xông tới giằng lấy máy ảnh và định hành hung. Một người tên Chương lao thẳng xe máy vào phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM và chửi bới, lăng mạ, giật máy ảnh của phóng viên này. Khi một số người dân can ngăn, người thanh niên này mới chịu dừng tay nhưng vẫn tiếp tục chửi bới phóng viên. Ngay sau đó, một nhóm khoảng gần chục thanh niên từ phía đầm kéo đến yêu cầu các phóng viên không được chụp ảnh.
Một thanh niên lao vào định giật máy ảnh phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM -
Ảnh: P.H.S
Khi được hỏi lý do ngăn cản báo chí hành nghề, một người tự xưng là công an xã tên Lâm cho biết: "Chúng tôi được lệnh trông coi khu vực này, nếu muốn chụp ảnh phải có lệnh của Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền". Trong khi đó, khu đầm trên sau khi cưỡng chế xong đã bàn giao cho xã Vinh Quang quản lý.
Cùng ngày, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND H.Tiên Lãng, chính thức trả lời báo chí xung quanh vụ cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng vào ngày 5.1.
Ông Khánh khẳng định huyện Tiên Lãng không lừa người dân. "Nếu ông Vươn chấp hành việc giao lại đầm thì UBND huyện sẽ thực hiện quy trình cho thuê. Ông Vươn được tham gia đấu thầu như mọi công dân khác. Đã là quy định thì chúng tôi phải thu hồi rồi mới cho thuê tiếp, chứ không thể ký giao cho ông Vươn ngay được", ông Khánh lý giải.
Theo ông Khánh, UBND huyện đã mời ông Vươn lên làm việc 8 lần, cả 8 lần hòa giải đều có biên bản nhưng đương sự không lần nào ký. Phóng viên đề nghị tiếp cận các văn bản đó thì ông Khánh cho biết hồ sơ đang nằm ở các cơ quan chức năng, nếu cần, nhà báo cứ liên hệ các cơ quan đó để sao chụp.
Chánh văn phòng UBND H.Tiên Lãng dẫn một văn bản rồi khẳng định, ngày 26.7.2011 (hơn 5 tháng trước khi xảy ra vụ việc người nhà ông Vươn bắn 6 công an, bộ đội - PV), UBND huyện đã có báo cáo gửi thường trực Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng về quá trình giải quyết vụ việc và đề xuất việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Vươn. UBND TP đã chỉ đạo các ngành Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra, Công an TP giúp H.Tiên Lãng cùng lên kế hoạch rất chi tiết tổ chức thu hồi đất.
Riêng vấn đề đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm theo luật Đất đai, nhưng H.Tiên Lãng lại giao tùy tiện mỗi hộ một hạn mức, ông Khánh nói: "Tôi không nắm đầy đủ về luật nhưng địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để giao thấp hơn, 4 năm, 5 năm, 10 năm... miễn là không quá 20 năm. Khi ký vào các văn bản giao đất, các chủ đầm đã đồng ý là hết thời hạn thì phải bàn giao lại cho huyện, không đòi bồi thường".
Tuy nhiên, trước câu hỏi huyện thực hiện việc này căn cứ vào điều luật nào, ông Khánh trả lời: "Cái này phải hỏi cơ quan chuyên môn".
Theo Thanh Niên
Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng Cho rằng bị UBND huyện Tiên Lãng "bội ước", một số người trong gia đình ông Vươn tuyên bố sẽ phản kháng. Sự chống đối sau đó khiến vụ việc ngày 5/1 trở thành tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương. Hơn 20 năm trước, cống Rộc, vùng đất...