Vụ cưỡng chế 14.000m2 đất Nghĩa Đô: Hà Nội yêu cầu thanh tra vào cuộc
UBND TP. Hà Nội đang giao Thanh tra thành phố tiến hành thanh tra các nội dung liên quan đến dự án cống hóa kênh mương Nghĩa Đô, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy
Chiều 22.5, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tiêu biểu của quận Cầu Giấy sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.
Ông Trần Việt Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 22.5. Ảnh: Thành An
Tại đây, phóng viên báo giới đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến địa bàn quận Cầu Giấy quản lý như: quá trình nhận, xử lý đơn thư phản ánh của người dân; quá trình thi công đường sắt đô thị gây ảnh hưởng đến mặt đường gây khó khăn cho phương tiện qua lại; việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự tại Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô,… và được ông Trần Việt Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy trả lời thẳng thắn, không né tránh.
Đặc biệt, liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự tại Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô (phường Quan Hoa), ông Trần Việt Hà cho biết, sau khi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các công trình xây dựng không phép, sai phép ở dự án cống hóa Nghĩa Đô (hơn 14.000 m2) và UBND TP yêu cầu quận Cầu Giấy đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo.
Theo đó, ngày 17.5, quận phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ. Hiện khu vực này được lắp đặt hàng rào tôn 3m dài khoảng 700m kéo dài dọc theo tuyến mương; lập 21 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng; đã có 34/42 cơ sở đã dừng hoạt động. Hiện có 1 số cơ sở kinh doanh xe máy còn hoạt động.
Video đang HOT
Lãnh đạo quận Cầu Giấy cho hay, ban đầu đây là khu vực được cấp phép làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng. Qua quá trình kiểm tra, quận cũng đã xử lý và tổ chức cưỡng chế đối với các cơ sở không thực hiện theo chỉ đạo của quận.
“Đây là dự án đã được triển khai từ năm 2007, lúc đó thành phố kêu gọi xã hội hóa đầu tư, thành phố kêu gọi bãi đỗ xe và dịch vụ. Mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ. Tuy nhiên có nhiều cơ sở kinh doanh không theo mục đích ban đầu. Với các trường hợp không có đăng ký kinh doanh, bám vào các ô đất không có xây dựng. Chúng tôi xử lý, hàng năm chúng tôi vẫn xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng.
Đối với một số doanh nghiệp khác kinh doanh được được Sở Kê hoạch Đầu tư cấp phép kinh doanh. Tuy nhiên việc kinh doanh này là chưa phù hợp. Hiện nay, quận phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư thông báo tới các đơn vị để tìm địa điểm thích hợp” – ông Trần Việt Hà cho biết.
Bên cạnh đó, ông Hà thông tin, hiện nay UBND TP đang giao Thanh tra TP.Hà Nội thanh tra các nội dung liên quan đến dự án cống hóa kênh mương này.
Cuối tháng 12.2017, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các công trình xây dựng không phép, sai phép ở 2 dự án cống hóa Phan Kế Bính (hơn 6.000 m2) và Nghĩa Đô (hơn 14.000 m2); đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh, liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Phó thủ tướng yêu cầu UBND Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trước ngày 1.4.2018.
Kết luận nêu rõ theo quy định của pháp luật về đất đai, mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì vậy, việc UBND TP.Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Dự án cống hóa mương Nghĩa Đô để xây dựng bãi đỗ xe được UBND TP.Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 31.5.2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư, xây lắp, Thương mại và Dịch vụ. Quy mô đầu tư khoảng 185 ôtô và 500 xe máy và các dịch vụ phụ trợ.
Trải qua thời gian, thay vì làm bãi gửi xe và công trình phụ trợ, 14.000 m2 đất công đã bị được “hô biến” thành nhà hàng, quán ăn. Từ năm 2012, phường Quan Hoa đã nhiều lần xử lý các vi phạm trên. Tuy nhiên trên thực tế, việc xử lý của chính quyền địa phương chưa quyết liệt, triệt để.
Theo Danviet
Một phụ nữ bị người tình đẩy ngã tử vong?
Sau khi ăn tối cùng nhau thì xảy ra mâu thuẫn, Chung đẩy bạn gái ngã xuống đường dẫn đến tử vong. Sau đó, Chung uống thuốc diệt cỏ tự tử nhưng bất thành...
Nguyễn Văn Chung đẩy chết bạn gái sau khi mâu thuẫn?
Ngày 22/3, Công an quận Ba Đình, TP Hà Nội cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an TP Hà Nội điều tra vụ án "Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người". Nghi can liên quan đến vụ án này bước đầu được xác định là Phan Văn Chung (SN 1977, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, đêm 19/3, Phan Văn Chung cùng chị Nguyễn Minh P. (SN 1974, là bạn gái của Chung), thuê trọ tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội, sau khi cùng đi ăn tối với nhau, trên đường về nơi trọ, Chung và chị P. xảy ra mâu thuẫn.
Chung đã đánh và đẩy ngã chị P. xuống đường rồi bỏ về nhà. Chị P. sau đó cũng tự đi về nhà trọ ngủ. Đến 10h ngày 20/3, một người thuê trọ cùng khu có việc đến gọi cửa gọi nhưng không thấy chị P. trả lời. Linh cảm có chuyện chẳng lành nên người này đã báo công an phường Ngọc Khánh.
Quá trình tiếp nhận thông tin và có mặt tại hiện trường, lực lượng công an đã quyết định phá cửa phòng ngủ chị P. để vào và phát hiện chị P. đã tử vong.
Công an quạn Ba Đình đã phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an TP Hà Nội tiến hành khám nghiệm hiện trường và pháp y tử thi xác định, chị P. chết do chấn thương sọ não, tụ máu trong não.
Biết tin chị P. tử vong, trong lúc hoảng loạn Chung mua thuốc diệt cỏ tự tử nhưng được phát hiện và được đưa đến bệnh viện cấp cứu cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch và được tích cực điều trị tại bệnh viện.
Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Xử vụ Phạm Công Danh: 903 tỷ đồng thiệt hại là giao dịch dân sự? Trước tòa, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) khai rằng trước khi quyết định lựa chọn Quỹ Lộc Việt, Phạm Công Danh và Mai có đưa ra 3 quỹ để lựa chọn, cuối cùng chọn Quỹ Lộc Việt. Giao dịch với Quỹ Lộc Việt có thuần túy là giao dịch dân sự? Sáng 11.1, TAND TP.HCM tiếp tục ngày...