Vụ cụ bà bị lừa lấy nhà: Hé lộ nhiều chi tiết bất nhất
Vị công an mua nhà cho rằng đã giao tiền cho cụ bà và người giúp việc. Trong khi người giúp việc cho rằng mình bị lừa, không biết việc bán nhà, cũng không biết người mua nhà là ai.
Ngày 16-8, Pháp Luật TP.HCM đã liên lạc với ông Nguyễn Hoàng Trung, 37 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Công an tỉnh Khánh Hòa, để tiếp tục làm rõ những điều đáng ngờ trong vụ cụ Lê Thị Háo (81 tuổi, ngụ 18 Bạch Đằng, phường Phước Tiến, TP Nha Trang, Khánh Hòa) tố cáo bị người khác lừa lấy mất ngôi nhà ba tầng của mình tại địa chỉ trên.
“Tôi trực tiếp đi làm giấy tờ”
Ông Trung xác nhận vừa mua ngôi nhà của cụ Háo và đã trực tiếp đi làm nhiều thủ tục giấy tờ liên quan tới giao dịch này.
Theo ông Trung, ban đầu thấy trong giấy chứng nhận nhà, đất (GCN) ghi cụ Lê Thị Háo và người em ruột là Lê Thị Chỉnh đồng đứng tên sở hữu, ông đưa ra yêu cầu chỉ mua nhà chính chủ. Tới khi có “văn bản khai nhận tài sản thừa kế”, ghi nội dung cụ Háo là người thừa kế duy nhất của cụ Chỉnh với tài sản là ngôi nhà trên, ông Trung trực tiếp mang văn bản này đến UBND phường Phước Tiến để làm thủ tục niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường từ ngày 9 đến 24-7.
Sau khi đủ thời gian niêm yết, ông Trung đến UBND phường lấy giấy tờ, đem đến Văn phòng công chứng (VPCC) Hoàng Huệ – Phạm Tuấn (26 Hai Bà Trưng, TP Nha Trang) chứng thực vào ngày 25-7. Tiếp đó, ông Trung cũng trực tiếp mang hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP Nha Trang để làm lại GCN chỉ còn mình tên cụ Háo. Ba ngày sau, chính ông Trung đến nhận GCN mới, đem đến VPCC trên đưa cho cụ Háo rồi làm hợp đồng chuyển nhượng ngay trong ngày này.
Sáng 16-8, người thân đưa cụ Lê Thị Háo đến chi nhánh VPĐKĐĐ để yêu cầu sao lục hồ sơ làm lại GCN mới ngôi nhà của cụ. Ảnh: TẤN LỘC
“Tôi phải hỗ trợ cho cụ Háo mới làm giấy tờ được nhanh như vậy!” – ông Trung nói đồng thời khẳng định tất cả lần làm thủ tục, mua bán ngôi nhà đều có mặt bà Trương Thị Tín, người giúp việc của cụ Háo. “Không có bà Tín thì không làm được gì hết vì không ai dìu cụ Háo đi được, không ai làm chứng” – ông Trung nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Trung, ông mua ngôi nhà của cụ Háo với giá 3,5 tỉ đồng. Trước khi làm hợp đồng chuyển nhượng, ông đã đưa cho cụ Háo và bà Tín 150 triệu đồng. “Làm hợp đồng xong, ngay trong ngày 28-7, tôi đến nhà giao 3,35 tỉ đồng còn lại cho cụ Háo và bà Tín. Họ đòi tiền mặt nên tôi giao tiền mặt tại nhà cho họ luôn. Giấy giao nhận tiền do hai người cùng ký đã được VPCC chứng thực” – ông Trung nói.
Tuy nhiên, trao đổi với PV vào chiều 16-8, bà Hoàng Thị Huệ, công chứng viên VPCC Hoàng Huệ – Phạm Tuấn, tiếp tục cho rằng không biết gì việc giao nhận tiền của hai bên mua bán nhà vì hai bên tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, công chứng viên không liên quan. Khi PV đề nghị cho xem văn bản niêm yết khai nhận thừa kế của cụ Háo trước khi công chứng, bà Huệ từ chối cung cấp với lý do chỉ cung cấp cho cơ quan điều tra. Bà Huệ cũng nói không nhớ ai là người đến UBND phường làm thủ tục niêm yết này.
Vì sao trong hợp đồng chuyển nhượng ghi đến ngày 20-8-2017 bên bán mới giao nhà cho bên mua? Ông Trung trả lời: “Cụ Háo nói xin cho ở qua tết, năm sau hẵng lấy nhà. Tôi đồng ý vì chưa có nhu cầu lấy nhà để ở”. Ông Trung hứa ngay sau khi về lại Nha Trang vào ngày 18-8, ông sẽ cung cấp cho PV đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc mua nhà. “Tôi không hiểu vì sao bây giờ họ lại lật ngược như vậy!” – ông Trung nói và cho biết hiện ngôi nhà 18 Bạch Đằng đã đứng tên sở hữu của ông.
Cụ Háo không có nhu cầu bán nhà
Liên lạc với PV, hai cháu ruột của cụ Háo ở nước ngoài (cũng là hai người được chị em cụ Háo cùng lập di chúc để lại ngôi nhà 18 Bạch Đằng từ năm 2006) khẳng định cụ và gia đình hoàn toàn không có nhu cầu hay ý định bán ngôi nhà trên. Theo nhiều người thân với cụ Háo, hai cháu của cụ ở nước ngoài có kinh tế khá giả, thường xuyên gửi tiền về cho cụ. Hiện trong tài khoản của cụ đang có số tiền khá lớn nên cụ hoàn toàn không có nhu cầu bức thiết về tiền bạc.
Trong ngày 16-8, PV cũng liên lạc được với bà Trương Thị Tín. Qua điện thoại, bà Tín thừa nhận có vay 150 triệu đồng của một phụ nữ tên Liên để chữa bệnh. Do bà Liên yêu cầu phải có tài sản thế chấp nên bà Tín mượn GCN của cụ Háo để thế chấp vay tiền, khi có tiền trả sẽ chuộc lại GCN.
“Tôi chỉ đưa giấy tờ cho bà Liên, đồng thời có đưa cụ Háo đến VPCC một lần để nhờ xác nhận cho tôi mượn tiền. Tôi không biết gì về bản di chúc cụ Háo để lại ngôi nhà cho tôi. Tôi cũng không biết gì việc bán nhà, cũng không biết ông Trung là ai. Tôi cũng bị lừa” – bà Tín nói.
Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này trong số báo tiếp theo.
Hẹn một tuần mới sao lục được hồ sơ Sáng cùng ngày, người thân đã đưa cụ Háo đến Chi nhánh VPĐKĐĐ TP Nha Trang yêu cầu sao lục hồ sơ làm lại GCN mới ngôi nhà của cụ. Họ cũng yêu cầu cơ quan trên cung cấp danh tính người đến làm hồ sơ và nhận GCN mới của cụ Háo. Tuy nhiên, Chi nhánh VPĐKĐĐ TP Nha Trang hẹn một tuần sau mới có thể sao lục được hồ sơ. Khi PV hỏi vì sao GCN mới của ngôi nhà của cụ Háo được làm quá nhanh, chỉ trong ba ngày thì lãnh đạo Chi nhánh VPĐKĐĐ TP Nha Trang không trả lời mà yêu cầu PV… tự tìm hiểu quy định. Trong khi một nhân viên của chi nhánh cho biết đối với trường hợp làm lại GCN như cụ Háo, nhanh nhất phải một tuần mới có thể giao giấy tờ cho người dân.
Theo TẤN LỘC (Pháp luật TP.HCM)
Kiến nghị giám đốc thẩm vụ người tố thư ký tòa bị tăng án
Vụ án người tố thư ký tòa bị tăng án gây xôn xao dư luận đã được các cơ quan chức năng quan tâm, VKSND TP HCM đã kiến nghị cấp cao hơn xem xét kháng nghị giám đốc thẩm.
Ngày 16-8, VKSND TP HCM đã báo cáo VKSND Tối cao và VKSND Cấp cao tại TP HCM đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm mà TAND TP HCM đã tuyên trước đó đối với bị cáo Mai Thị Ngọc Vân về tội "Cố ý gây thương tích".
Trước đó, xử phúc thẩm ngày 9 và 10-8, TAND TP HCM đã tuyên sửa bản án sơ thẩm từ 9 tháng tù thành 4 năm tù đối với bị cáo Vân.
Mai Khải Hoàn (trái) và Mai Thị Ngọc Vân sau phiên phúc thẩm
Tòa nhận định bị cáo phạm tội nhiều lần với nhiều người và dùng hung khí nguy hiểm nên tăng hình phạt.
Trong khi quan điểm của các luật sư cho rằng tăng án hơn 5 lần là không thấu tình đạt lý, chưa xem xét toàn bộ nội dung sự việc cũng như những vấn đề pháp lý liên quan để chuyển khung hình phạt, sửa án đối với bị cáo Vân cũng như khởi tố tại tòa đối với Mai Khải Hoàn (SN 1983, em Vân) để điều tra tội "Cố ý gây thương tích".
Cũng trong phiên phúc thẩm ngày 9-8, đại diện VKSND TP HCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị hủy án, giao hồ sơ để cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại từ đầu bởi vì vụ án vi phạm tố tụng nghiêm trọng cũng như chưa làm rõ hành vi gây thương tích của những cá nhân liên quan.
Tuy nhiên, HĐXX đã bác đề nghị của VKSND TP HCM và tuyên án đối với bị cáo Vân.
Theo đó, vụ án này vi phạm tố tụng nghiêm trọng như: kết luận điều tra sai tên bị cáo, biên bản nghị án ghi sai tội danh bị cáo Vân là "cướp giật tài sản".
Ngoài ra, bị cáo Vân cũng bị nạn nhân đánh và Bệnh viện quận Tân Bình xác nhận Vân bị chấn thương phần đầu, mặt và xay xát môi trên. Tuy nhiên, Công an quận Tân Bình đã không giới thiệu đi giám định thương tật mặc dù Vân có yêu cầu.
Bên cạnh đó, lời khai của các nhân chứng bất nhất, cụ thể lời khai ở các bút lụt mâu thuẫn nhau khi thì khai thấy, khi thì khai không trực tiếp chứng kiến sự việc mà chỉ nghe người khác nói lại. Bị cáo Vân một mình nuôi 3 còn rất nhỏ, đứa con nhỏ nhất mới gần 3 tuổi và bị bệnh triền miên, phải thường xuyên nhập viện.
Do có mâu thuẫn từ trước, Vân và ông Trịnh Quang Hân (SN 1954) xảy ra cự cãi, Vân nắm cổ áo xô ông Hân ra. Lúc này, Trịnh Quốc Việt (SN 1991, con ông Hân) chạy sang kẹp cổ thì bị Vân cắn vào tay (thương tật 2%). Nghe chị bị đánh, Mai Khải Hoàn chạy ra dùng tấm ván đánh rồi dùng chân đạp ông Hân.
Chiều hôm sau, do vẫn còn tức chuyện hôm trước nên khi thấy Việt, Vân dùng khúc gỗ đánh vào lưng Việt. Thấy em bị đánh, Trịnh Quang Trung can ngăn thì bị Vân đánh gây thương tích. Hậu quả, ông Hân bị thương tật 4% (không do Vân gây ra), Việt 4% và Trung 13%.
Chạy án để được hưởng án treo Sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, bị cáo Vân làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt thì thư ký Trần Thị Nhung (Công tác tại Tòa Hình sự TAND TP HCM) gợi ý chạy án 120 triệu đồng để được hưởng án treo. Sau nhiều lần trao đổi, thỏa thuận Nhung đã đồng ý chạy án cho Vân số tiền 85 triệu đồng. Bị cáo Vân được Nhung cho số điện thoại của chồng Nhung để giao tiền chạy án bên ngoài TAND TP HCM. Nhận thấy việc chạy án là vi phạm pháp luật, trái đạo lý nên bị cáo Vân đã làm đơn tố cáo. Ngày 14-7, khi Phạm Văn Khang (chồng Nhung) vừa nhận 85 triệu đồng thì bị Công an TP HCM bắt quả tang.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Nữ tiếp viên bỏ gần 3 tỷ mua 80kg vàng mang lên máy bay Ngày 16/8, Công an TP Hà Nội chính thức thông tin vụ buôn lậu 80kg vàng của một nhóm đối tượng, trong đó có một nữ tiếp viên và một nhân viên sửa máy bay. Nữ tiếp viên bỏ gần 3 tỷ mua 80kg vàng mang lên máy bay Qua quá trình trinh sát, lực lượng chức năng của Công an TP. Hà...