Vụ CSGT Thanh Hóa nhận hối lộ: Đề nghị truy tố 3 bị can
Hai CSGT bị đề nghị truy tố theo điểm đ, khoản 2, điều 279 Bộ Luật Hình sự (có mức hình phạt từ 7 đến 15 năm tù).
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa chuyển đến VKSND Tối cao bản kết luận điều tra vụ án nhận hối lộ của tổ 5, Trạm CSGT Quốc lộ 1 A, Phòng CSGT đường bộ- đường sắt Công an tỉnh Thanh Hóa xảy ra tối 31-7-2011 tại Quốc lộ 1A thuộc thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia.
Theo đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố các bị can: Lê Hồng Duân (SN 1975, nguyên cán bộ Trạm CSGT Quốc lộ 1A , Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc thiếu tá, đã bị tước danh hiệu CAND), Nguyễn Thanh Hải (SN 1985, nguyên cán bộ Trạm CSGT Quốc lộ 1 A, Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc trung úy, đã bị tước danh hiệu CAND) và Nguyễn Văn Đôi (SN 1963, tỉnh Thanh Hóa, lao động tự do) cùng tội danh “Nhận hối lộ”.
CSGT Nguyễn Văn Đôi (đội mũ cối) đã cho anh P. mượn 5 triệu đồng để “nộp” cho các CSGT tỉnh Thanh HóaẢnh: Tuổi Trẻ
Từ phát hiện của báo chí
Ngày 5 và 6-9-2011, Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn” và “Trả giá chung chi” của tác giả Hoàng Khương, trong đó phản ánh việc đòi và nhận hối lộ của 2 tổ CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên Quốc lộ 1A xảy ra vào tối 31-7-2011 đối với xe tải chở gỗ đi từ Đắk Lắk ra Hà Nội.
Từ đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt đầu vào cuộc. Trong quá trình thẩm tra, xác minh ban đầu, cơ quan công an nhận được đơn tố giác của anh H.T.P và N.X.T (chủ xe và lái xe mà tác giả nêu trong bài báo).
Theo đó, chiều 8-7-2011, sau khi được anh T.V.X (ngụ TP Hà Nội, kinh doanh mua bán gỗ) thuê, anh P. và T. bốc gỗ lên xe và khởi hành từ Đắk Nông đi qua tỉnh Phú Yên để ra Quốc lộ 1A đi Hà Nội.
Bị Hạt Kiểm lâm huyện Tây Hòa – Phú Yên “làm luật”, anh P. đã điện thoại cho phóng viên Hoàng Khương biết sự việc. Vì đang có chương trình đi tác nghiệp trên tuyến Quốc lộ 1A để viết bài về tiêu cực trên đường của CSGT đối với các xe tải (theo kế hoạch của Báo Tuổi Trẻ), phóng viên Hoàng Khương đã thuê xe ra đến nơi để ghi âm, chụp ảnh liên quan đồng thời đi cùng xe với anh P. do anh T. lái.
Video đang HOT
Khoảng 19 giờ 40 ngày 31-7-2011, xe của anh P. đến địa phận thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia.
Khi xe cách tổ tuần tra kiểm soát của Lê Hồng Duân khoảng 50 m thì Duân rọi đèn pin và dùng gậy chỉ huy giao thông ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát.
Phóng viên Hoàng Khương đã bố trí máy ghi âm để trong bao thuốc lá đưa cho anh T. để ghi âm các cuộc trao đổi với CSGT, còn bản thân anh ngồi lại trong xe để chụp hình sự việc.
Phải đưa 5 “củ” mới được
Khi anh T. đem giấy tờ cho Duân, Duân gọi và giao Hải kiểm tra tiếp. Anh T. kẹp 200.000 đồng vào giấy tờ đưa cho Hải.
Trong lúc này, Đôi (có nhà giáp mặt đường Quốc lộ 1A, nơi tổ tuần tra kiểm soát dừng lại làm việc) trèo lên cabin, rọi đèn vào thùng xe rồi báo cho Hải biết xe chở gỗ gõ, không phải gỗ mít như anh T. nói. Nghe vậy, Hải đòi anh P. phải đưa 5 “củ”.
Anh P. hỏi lại 5 “củ” là bao nhiêu, Hải cho biết là 5 triệu đồng. Anh P. và T. trình bày đã bị kiểm lâm phạt và xin bớt nhưng Hải không đồng ý.
Do không đủ 5 triệu đồng, anh P và T. xin đặt lại đăng ký xe, bằng lái cho Hải để hôm sau quay lại đưa tiền lấy giấy tờ. Hải vẫn không đồng ý mà nói đặt giấy tờ để vay tiền đồng thời gọi Đôi, Đôi đồng ý cho anh P. vay 5 triệu đồng, lấy lãi 500.000 đồng/ngày.
Sau khi đã cầm giấy tờ xe, bằng lái của anh P. và đọc cho anh P. viết giấy vay tiền, Đôi mang 5 triệu đồng đưa Hải sau đó theo lời Hải, Đôi cầm tiền này đưa cho Duân.
Trên đường về Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Duân đã chia cho các thành viên trong tổ mỗi người 800.000 đồng, số tiền còn lại 2,1 triệu đồng, Duân khấu trừ vào số tiền Duân đã chi cho tổ ăn uống trong một tuần làm việc với nhau.
Cũng theo kết luận điều tra, ngoài Hải, 2 CSGT trong tổ được Duân chia số tiền nhận hối lộ nhưng không kiểm tra xe (của anh P.) và không có vai trò cụ thể trong việc đòi và nhận hối lộ nên chưa có cơ sở xử lý hình sự.
Ngoài ra, việc 2 CSGT này khai nhận có chặn 4-5 xe thu được 400.000- 500.000 đồng và đưa Duân, CQĐT sẽ tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Hành vi của T. và P. đã đủ dấu hiệu đưa hối lộ nhưng cả hai đã tích cực hợp tác, chủ động tố cáo và phối hợp với CQĐT làm sáng tỏ sự việc nên được coi là không có tội.
Phải để anh em kiếm tý chứ!
Khoảng 22 giờ 31-7-2011, xe của anh P. đi đến địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thấy tín hiệu trên nóc xe tuần tra kiểm soát của CSGT phát liên tục, phóng viên Hoàng Khương lại đưa máy ghi âm cho anh P. để ghi âm cuộc nói chuyện với CSGT.
Anh P. kẹp 100.000 đồng vào sổ đăng kiểm đưa cho CSGT Đ.V.H và nói về việc vừa gặp Hải ở đầu trong, bị Hải đòi 5 triệu đồng và Hải dặn ra đầu ngoài làm ít thôi, Đ.V.H đã gọi điện thoại cho Hải nói: “Phải để cho anh em tao kiếm tý chứ, ra mà không làm thì ra làm gì”, sau đó Đ.V.H cho xe đi.
Hành vi này của Đ.V.H được cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, CQĐT Bộ Công an sẽ kiến nghị Công an tỉnh Thanh Hóa xem xét xử lý hành chính.
Theo NLD
Nhà báo Hoàng Khương bị buộc tội 'Đưa hối lộ'
Ngày 14/6, VKSND TP HCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ vụ án sang toà cùng cấp để đưa ra xét xử ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ) về tội Đưa hối lộ.
Cũng bị truy tố tội Đưa hối lộ còn có Nguyễn Đức Đông Anh (23 tuổi, em vợ Hoàng Khương), Trần Minh Hòa (21 tuổi), Trần Anh Tuấn (46 tuổi, Phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong).
Ngoài ra, Huỳnh Minh Đức (nguyên thượng úy đội CSGT - Phản ứng nhanh quận Bình Thạnh) bị truy tố về tội Nhận hối lộ; Tôn Thất Hòa (nguyên giám đốc doanh nghiệp Duy Nguyên) tội Môi giới hối lộ.
Nhà báo Hoàng Khương sắp bị đưa ra xét xử về tội Đưa hối lộ.
Theo cáo trạng, Hoàng Khương và Đông Anh, Trần Minh Hòa có mối quan hệ gia đình và thân thiết. Khi được Hòa thông qua cậu em vợ nhờ lấy chiếc xe đi "bão đêm" bị tạm giữ mà không cần phải làm bản kiểm điểm tại địa phương theo quy định, ông Khương đã đồng ý.
Cáo trạng cũng thể hiện, do nắm được quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa với trung úy Đức trong việc giải quyết trả xe vi phạm giao thông trái phép cho Trần Anh Tuấn, Hoàng Khương đã kêu Hòa (giả danh là Hoàng) chủ động nhờ vả. Sau đó nhà báo này đã trực tiếp đưa 15 triệu đồng cho trung úy Đức. Đây là số tiền Trần Minh Hòa giao cho Đông Anh nhờ Hoàng Khương lấy xe.
"Trong quá trình điều tra, Hoàng Khương cho rằng mình đang tác nghiệp. Song các chứng cứ, tài liệu thu thập được xác định Hoàng Khương, Tôn Thất Hoà, Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đều biết rõ việc đưa tiền nhờ vả lấy xe vi phạm giao thông khi không đủ hồ sơ thủ tục là trái pháp luật nên đã sử dụng tên giả và bàn nhau cách khai gian để đối phó", bản cáo trạng nêu.
Cơ quan điều tra còn xác định, ông Khương cố ý thực hiện hành vi đến cùng, xúi giục Trần Minh Hòa tẩu tán xe và tiếp tục đòi lại giấy tờ xe, "hành động này xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí và đã vi phạm pháp luật".
Liên quan đến Huỳnh Minh Đức, cơ quan điều tra cho rằng, cảnh sát giao thông này đã thông qua Tôn Thất Hòa nhận tiền hối lộ tổng cộng 18 triệu đồng (3 triệu đồng của Trần Anh Tuấn và 15 triệu đồng của Hoàng Khương) để giải quyết trả xe vi phạm mà chưa được phép của của lãnh đạo có thẩm quyền.
Còn Tôn Thất Hòa bị cho là đã cùng nhà báo Hoàng Khương "chủ động gợi ý, nhờ vả, đưa hối lộ" cho trung úy Đức số tiền 15 triệu đồng để giải cứu xe vi phạm.
Liên quan đến bản cáo trạng này, ban biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng Hoàng Khương chỉ là sai sót trong quá trình tác nghiệp.
Theo VNExpress
Vụ nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ: Đề nghị truy tố 6 bị can Với việc nhận định hành vi của bị can Nguyễn Văn Khương (Hoàng Khương) là rất nghiêm trọng, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đề nghị truy tố và xử lý nghiêm khắc nhà báo Hoàng Khương tội "Đưa hối lộ" Dẫn giải phóng viên Hoàng Khương (giữa) về trại giam. Ảnh: Phạm Dũng Ngày 23-5, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã...