Vụ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền: Cần làm rõ “sếp” ấy là ai?
Vụ việc CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền của người vi phạm đang có khá nhiều ẩn khuất cần phải làm rõ. Anh Thái Đăng Phú (người tố cáo) đã có đơn kiến nghị làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Liên quan đến vụ việc CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền của người vi phạm, Công an TP.HCM thông tin, khi làm việc với bộ phận xác minh, anh Thái Đăng Phú đã cung cấp 2 băng ghi âm cuộc gọi.
Giảm giá, “sếp” biết, “sếp” la?
Nội dung của cả 2 cuộc gọi trong các băng ghi âm đều liên quan đến vấn đề anh Phú sẽ mang 3 triệu đồng lên nộp cho cán bộ CSGT tên Minh để lấy lại giấy phép lái xe (GPLX). Ở cả 2 đoạn ghi âm, cán bộ CSGT kia đều đề cập đến “sếp”.
Ở đoạn ghi âm cuộc gọi thứ nhất, anh Phú thông báo đã mượn được tiền. Anh Phú nói: “Anh ơi, em lúc sáng bị lỗi không bảng số xe. Anh kêu em đưa anh 5 triệu. Mà lúc sáng, em mới đưa anh được 2 triệu. Anh giữ bằng lái xe của em. Giờ em vay được tiền rồi, anh ở đâu, để em chuộc lại bằng lái xe”.
Sau khi hai bên trao đổi qua lại, đầu dây bên kia nói: “À, vậy em ghé ngay chỗ… Sáng, anh bắt em ở đâu vậy?”. Khi anh Phú đáp: “Anh bắt em chỗ Hoàng Văn Thụ”, người kia đáp: “Vậy em ghé ngay chỗ Hoàng Văn Thụ với Phạm Văn Hai đi”. Rồi sau đó, người này chuyển địa điểm: “Ngay cái chỗ… Không. Giờ em ghé ngay chỗ vòng xoay Cộng Hòa đi”. Sau đó, khi anh Phú nài nỉ người này giảm bớt tiền vì đi làm công nhân khó khăn về tài chính, người kia đáp: “Không được em ơi. “Sếp” la anh chết”.
Đơn kiến nghị làm rõ của anh Thái Đăng Phú gửi báo Dân Việt. Ảnh: Quang Phương
Sau đó, anh Phú điện thoại cho CSGT tên Minh (đoạn ghi âm cuộc gọi thứ hai) thông báo có bạn cho mượn tiền, nhưng do bạn đó tăng ca nên không đưa tiền cho anh Phú được, mong CSGT Minh thông cảm, rồi hẹn chiều hôm sau sẽ lên đóng tiền.
Khi nghe anh Phú nói vậy, người phía đầu bên kia nói: “Sáng mai đi, sáng mai được không?”. Anh Phú trả lời: “Tầm chiều anh ơi, sớm mai em đi làm mà. Chiều em về, em ghé qua. Thôi có gì anh giúp em”. Đầu dây bên kia đáp lại: “Thôi có gì để anh nói “sếp”".
Video đang HOT
Trong cả 2 đoạn ghi âm cuộc gọi, người CSGT kia đều đề cập đến “sếp”. Dư luận đang tò mò không biết “sếp” của CSGT kia là ai và có chỉ đạo gì không, hay CSGT kia tự bịa ra “sếp” hòng chiếm đoạt tiền của người vi phạm?
Cần làm rõ nhiều vấn đề
Trong đơn gửi báo Dân Việt, anh Thái Đăng Phú đã trình bày nhiều vấn đề bức xúc xoay quanh vụ việc. Anh Phú cũng đề xuất làm rõ nhiều vấn đề như khi anh tố giác vụ việc lên Thanh tra Công an TP.HCM, Thanh tra Công an TP.HCM không hỗ trợ bắt quả tang mà chuyển cho Phòng CSGT, đánh động xuống đội CSGT Tân Sơn Nhất, sau đó, số điện thoại của người bị tố giác tắt máy, không liên lạc được.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Phú nói: “Công an đã tiết lộ thông tin người tố giác là tôi cho hệ thống công an liên tỉnh truy tìm tới phòng trọ và nhà bố mẹ tôi ở quê để o ép, tác động, yêu cầu rút đơn. Từ khi công an tìm đến nhà bố mẹ, tìm đến phòng trọ, cuộc sống của tôi và gia đình tôi bị đảo lộn. Ngoài quê, bố mẹ tôi lo lắng, gọi điện liên tục. Họ nghĩ tôi làm gì phạm pháp khiến công an tới tận nhà. Tôi đã phải giải thích hết lời với bố mẹ và những người quanh khu trọ”, anh Phú nói.
Anh Phú cũng băn khoăn khi ban đầu, anh lên Thanh tra Công an TP.HCM tố giác nhưng lại chuyển sang Phòng CSGT. Mới đây nhất, ngày 8/6, anh Phú lại tiếp tục làm việc với Thanh tra Công an TP.HCM. “Vụ việc chuyển qua, chuyển lại như vậy liệu có khách quan?”, anh Phú viết trong đơn.
Tin nhắn của một “sếp” gửi cho Phú.
Theo doi cac tinh tiet cua vu viec, luat su Le Ba Thuong (Đoan luat su TP.HCM) cho rằng vu viec với những thông tin trên báo chí thể hiện trái chiều về hành vi “che giau” cho CSGT. Nếu nguoi pham toi thể hiện các hành vi như: Che giau dấu vet cua pham toi, tao đieu kien đe nguoi pham toi lan tron; xoa, tieu huy cac dau vet; hoac cat giau, tieu thu, tieu huy nhung vat chung lien quan đen toi pham… se bi cau thanh toi Che giau toi pham theo quy định của Bo luat Hinh su năm 2015. Đo la pham toi trong truong hop loi dung chuc vu, quyen han can tro viec phat hien toi pham, hoac co nhung hanh vi khac bao che nguoi pham toi thi bi phat tu tu 2 – 7 nam.
Rieng ve van đe anh Phu to cao CSGT đa chiem đoat 2 trieu đong, luat su Le Ba Thuong phan tich, voi nhung hanh vi cua CSGT nhu noi dung to cao đa cau thanh toi pham su dung chuc vu quyen han nhu mot phuong tien đe lam nhung viec vuot ngoai trach nhiem, nham muc đich chiem đoat tai san, hoac co hanh vi uy hiep, lua doi nguoi khac đe chiem đoat tai san. So tien CSGT nay đa chiem đoat la 2.000.000 đong đu đieu kien đe khoi to hinh su theo Bo luat Hinh su 2015.
Vụ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi tiền: Người tố cáo phản bác ý kiến lãnh đạo Công an TP.HCM
Luật sư nói gì vụ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố vòi 6,2 triệu đồng?
Theo luật sư, nếu nội dung tố cáo CSGT vòi 6,2 triệu là đúng, cần xem xét khởi tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" và "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Mới đây, Công an TP.HCM vừa chỉ đạo Thanh Tra Công an TP.HCM vào cuộc xác minh vụ một CSGT thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM bị tố vòi tiền 6,2 triệu đồng cho lỗi 400.000 đồng.
Trước đó, ngày 25/5, trả lời VTC News, anh Thái Đăng Phú (23 tuổi, quê Hà Tĩnh, hiện tạm trú ở tỉnh Bình Dương) cho biết vừa có đơn tố giác tội phạm và yêu cầu khởi tố gửi đến Thanh tra Công an TP.HCM, Viện KSND TP.HCM, về việc một cán bộ CSGT đòi anh phải nộp 6,2 triệu đồng cho lỗi vi phạm 400.000 đồng.
Trong đơn, anh Phú tố cáo một cán bộ CSGT tên M. thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) có số điện thoại 0394.956.179, trong ca trực ngày 12/5, đã cưỡng đoạt số tiền 2 triệu đồng của anh, sau đó tiếp tục o ép để cưỡng đoạt thêm 3 triệu đồng.
Anh Phú kể lại, khoảng 9h ngày 12/5, anh Phú chạy xe máy Exciter 150 màu đỏ nhám mới mua từ cửa hàng về, có gắn biển "xe xin số", đi đến đoạn gần Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) thì bị tổ công tác của Đội CSGT Tân Sơn Nhất dừng xe kiểm tra.
Chiếc xe mới mua còn treo biển "xe xin số" nhưng bị một CSGT thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất vòi 6,2 triệu đồng.
Chiếc xe mới mua còn treo biển "xe xin số" nhưng bị một CSGT thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất vòi 6,2 triệu đồng.
Sau khi trình bằng lái và giấy biên nhận giao xe từ cửa hàng, anh Phú được một CSGT tên M. thông báo mức phạt 6,2 triệu đồng đối với lỗi không gắn biển số, yêu cầu đưa đủ tiền sẽ được trả lại bằng lái và thả cho đi.
Sau khi về trụ sở đội CSGT ở đường Trần Huy Liệu, CSGT tên M. "giảm giá" cho anh Phú xuống còn 6 triệu đồng rồi 5 triệu, nhưng anh Phú vẫn từ chối đóng tiền vì trong người không có đủ số tiền trên. CSGT tên M. yêu cầu mở ví anh Phú ra xem, sau đó lấy đi 4 tờ mệnh giá 500.000 đồng (2 triệu đồng).
Sau khi CSGT tên M. lấy được 2 triệu đồng, thì đồng ý cho anh Phú đưa xe về nhưng vẫn giữ lại giấy phép lái xe và hẹn sẽ trả lại sau khi đưa đủ 3 triệu đồng còn lại.
Trả lời VTC News, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, nếu thông tin của anh Thái Đăng Phú tố cáo CSGT ở trên là có cơ sở, cần sớm xem xét khởi tố vụ án về tội "cưỡng đoạt tài sản" theo điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật.
"Trước mắt có thể tạm đình chỉ công việc của cán bộ CSGT bị tố cáo và chuyển hồ sơ vụ việc lên cơ quan cấp trên điều tra theo thẩm quyền để đảm bảo sự minh bạch", luật sư Cường nói.
Luật sư Cường cho rằng, theo nội dung tố cáo thì hành vi của cán bộ CSGT nói trên không chỉ là đòi hỏi, ép buộc người vi phạm giao thông đưa hối lộ mà còn có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng hoàn cảnh của người vi phạm giao thông để đe dọa, uy hiếp, ép buộc họ phải đưa tiền cho người thi hành công vụ để bỏ qua lỗi vi phạm.
Do đó, trong trường hợp kết quả điều tra, xác minh cho thấy nội dung tố cáo của thanh niên trên là đúng sự thật, cần khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý nghiêm minh đối với những người vi phạm về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
"Việc xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ CSGT có hành vi vòi vĩnh, nhận tiền hối lộ của người dân sẽ đảm bảo được niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với chính quyền, do đó cần phải xem xét loại bỏ những cán bộ trên ra khỏi lực lượng CSGT", luật sư Cường phân tích.
Cũng theo luật sư Cường, nếu cán bộ CSGT trên bị khởi tố có thể đối mặt với mức án từ 1 năm đến 5 năm tù giam tùy mức độ hành vi căn cứ theo tính chất, thiệt hại, trong đó liên quan đến việc có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Còn theo luật sư Trương Thị Minh Thông (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, nếu những nội dung trong đơn của anh Thái Đăng Phú là đúng, thì hành vi CSGT buộc người vi phạm phải đưa tiền để không xử lý vi phạm có thể bị khởi tố về tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.
Cụ thể, cán bộ CSGT này đã sử dụng chức vụ quyền hạn như một phương tiện để làm một việc vượt ngoài trách nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể là uy hiếp, lừa đối... người khác để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, giá trị tài sản chiếm đoạt là 2.000.000 đồng, đủ điều kiện để khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
"Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 ghi rõ, người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm", luật sư Thông cho biết thêm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người tố giác khẳng định nhớ rất rõ mặt CSGT Tân Sơn Nhất vòi 6,2 triệu đồng Sáng 6/6, anh Thái Đăng Phú - người tố cáo CSGT Tân Sơn Nhất vòi tiền 6,2 triệu đồng, có đơn phản hồi các nội dung trong cuộc họp ngày 4/6 của Công an TP.HCM. Trong cuộc họp báo ngày 4/6, ông Nguyễn Thế Lâm, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM, cập nhật thông tin với báo chí về quá trình...