Vụ Công ty GFDI lừa đảo hơn 3.700 tỷ: Khám xét toàn bộ chi nhánh trên cả nước
Công an Đà Nẵng tiến hành khám xét toàn bộ các chi nhánh trên cả nước của Công ty GFDI, thu giữ nhiều tài liệu quan trọng.
Ngày 2/12, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khám xét tại tất cả các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước.
Theo đó, Công an TP Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương liên quan như TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành khám xét tại các trụ sở mà công ty GFDI đặt chi nhánh để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc huy động vốn trái phép và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng để phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ án.
Cảnh sát khám xét chi nhánh tại TP HCM. Ảnh: CACC
Trước đó, ngày 18/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an Đà Nẵng) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Hoàng – Tổng giám đốc Công ty GFDI để điều tra về hành vi “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cùng hành vi trên, công an còn khởi tố các bị can gồm Nguyễn Đỗ Đạt – Giám đốc Tài chính; Trần Thị Mỹ Hạnh – Trưởng phòng ngân quỹ; Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang – Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch.
Video đang HOT
Quá trình điều tra, công an xác định, Công ty GFDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (không bao gồm hoạt động đầu tư chứng khoán).
Công ty thành lập hội sở tại số 92 đường 29/3, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng và 12 chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành.
Từ tháng 5/2018 đến nay, công ty này tiến hành huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền của khách hàng.
Quá trình khám xét, công an thu giữ nhiều tài liệu quan trọng để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: CACC
Để khách hàng tin tưởng và cho công ty vay tiền, ông Nguyễn Quang Hoàng chỉ đạo cho các chi nhánh, phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh quảng cáo, đưa ra thông tin gian dối rằng toàn bộ dòng tiền của khách hàng sẽ được Công ty GFDI sử dụng đầu tư các dự án có khả năng sinh lời cao như nhà hàng, sản xuất hàng tiêu dùng và thương mại… đồng thời cam kết với khách hàng sẽ hoàn trả tiền gốc, lãi đúng theo hợp đồng đã ký.
Để tăng sự tin tưởng và thu hút khách hàng, ông Hoàng chỉ đạo Công ty GFDI xuất bản các ấn phẩm quảng cáo, chạy nhiều chương trình marketing giới thiệu về các dự án đầu tư trên, đồng thời đưa ra các hạn mức lãi suất cho vay hấp dẫn, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng như gói 1 tháng (lãi suất 1,5% – 2%), 3 tháng (lãi suất 2,5%/tháng), 6 tháng (lãi suất 3%/tháng), từ 9 tháng trở lên (lãi suất 3,5%/tháng).
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ khách hàng, Hoàng sử dụng sai mục đích và sử dụng chính vào các chi phí cho hoạt động kêu gọi vay tiền cũng như trả lãi cho các hợp đồng đến hạn.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, ông Hoàng đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng.
Hành vi phạm tội của ông Hoàng có sự hỗ trợ, giúp sức của Nguyễn Đỗ Đạt, Trần Thị Mỹ Hạnh, Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang.
Xóa sổ đường dây lừa đảo phân loại từ sơ cấp đến cao cấp với mỗi "con mồi"
Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng thuê đơn vị vận chuyển và ghi tên giả trên bưu phẩm gửi đi, nhằm che giấu tung tích của ổ nhóm; viết kịch bản lừa đảo; phân công cấp bậc nhân viên thử việc, sơ cấp, trung cấp, cao cấp để thực hiện hành vi phạm tội...
Ngày 1/12, Công an huyện Ninh Giang cho biết: Cơ quan CSĐT Công an huyện Ninh Giang (Hải Dương) đã điều tra, làm rõ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn trúng thưởng tivi, xe máy...
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Ninh Giang có thông tin về việc ông V.D.H (trú tại Ninh Giang) bị lừa đảo, chiếm đoạt một số tiền lớn. Qua làm việc với ông H, các trinh sát xác định trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2023, ông H đã bị một số đối tượng lừa đảo gọi điện thông báo trúng thưởng tivi, xe máy... Sau đó, lừa nạn nhân mua các sản phẩm có giá trị cao hơn so với giá thị trường làm thủ tục quay thưởng, nhận giải thưởng. Với thủ đoạn trên, nạn nhân H đã chuyển cho các đối tượng 124 triệu đồng.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Ninh Giang xác định nhóm đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng đều là người ở các tỉnh phía Nam. Tháng 5/2024, Công an huyện Ninh Giang đã cử tổ công tác tổ chức xác minh tại các tỉnh phía Nam. Sau nhiều ngày trinh sát, tổ công tác đã dựng lên nhóm lừa đảo trên không gian mạng, trong đó các đối tượng chủ mưu và có vai trò tích cực của ổ nhóm gồm Phan Thị Hợi (SN 1995, HKTT: thôn Nam Thành, Cẩm Dương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); Hồ Thị Mộng Thúy (SN 1989, HKTT: Tân An, Càng Long, Trà Vinh), đối tượng viết kịch bản lừa đảo, đào tạo nhân viên; Nguyễn Tuấn Kiệt (SN 2001, ấp Tân Thành, Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai), phụ trách kỹ thuật, kho hàng, chuyển hàng và Triệu Thục Nghi (SN 1992, quê quán Trung Quốc, HKTT: 49/12 Âu Cơ, tổ dân phố 76, khu phố 7, phường 9, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), nhân viên lừa đảo.
Xét thấy thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo rất tinh vi, hoạt động tội phạm có tổ chức, có tính chất phức tạp, chuyên nghiệp, trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao, Công an huyện Ninh Giang đã báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đề nghị phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh tổ chức đấu tranh, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng.
Tháng 10/2024, Công an huyện Ninh Giang tiếp tục cử tổ công tác vào các tỉnh, thành phía Nam tổ chức xác minh, nơi ở, nơi làm việc, diễn biến hoạt động của các đối tượng.
Ngày 10/11, Công an huyện Ninh Giang triệu tập, đấu tranh, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4 đối tượng gồm Phan Thị Hợi, Hồ Thị Mộng Thúy, Nguyễn Tuấn Kiệt, Triệu Thục Nghi và di lý các đối tượng về Công an huyện Ninh Giang để tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.
Quá trình đấu tranh, đã làm rõ phương thức, thủ đoạn lừa đảo của đối tượng. Theo đó, để thực hiện hành vi lừa đảo, trước đó, đối tượng chủ mưu sử dụng căn cước công dân của người khác để thành lập công ty. Sau đó, thuê các địa điểm tại các quận Bình Tân, quận 7, TP Hồ Chí Minh để làm văn phòng và kho hợp đồng với các nhà mạng để thuê số điện thoại cố định. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng còn có thủ đoạn tinh vi là thuê đơn vị vận chuyển và ghi tên giả trên bưu phẩm gửi đi, nhằm che giấu tung tích.
Các đối tượng còn viết kịch bản lừa đảo có thể lên tới 20-30 lời thoại (1 lời thoại tương ứng cho mỗi lần lừa đảo cho 1 bị hại); phân công cấp bậc nhân viên thử việc, sơ cấp, trung cấp, cao cấp để lừa bị hại (với 1 bị hại thì lần lừa thứ nhất do nhân viên thử việc, sơ cấp; lần 2 và 3 là trung cấp; từ lần thứ 4 trở đi phải là nhân viên cao cấp thực hiện việc lừa đảo). Nội dung lời thoại là thông báo khách hàng may mắn trúng thưởng tivi, xe SH, đưa ra nhiều lý do như hàng đang kẹt ở nước ngoài, phải bồi dưỡng Công an, bưu điện... để chuyển phần thưởng về cho bị hại. Bị hại phải mua hàng với giá trị gấp nhiều lần để làm thủ tục quay thưởng, làm hồ sơ dự thưởng, nhận phần thưởng.
Theo thống kê, nhóm đối tượng đã lừa đảo rất nhiều bị hại tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, chiếm đoạt hơn 1,8 triệu đồng.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ninh Giang đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam với Hợi, Thuý, Kiệt, Nghi về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Bắt đối tượng truy nã, phát hiện có súng đạn Ngày 1/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Bình Phước đã bắt bị can bị truy nã đặc biệt Lê Xuân Thắng (SN 1981, ngụ tỉnh Khánh Hòa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông tin ban đầu, khoảng tháng 9/2022, Lê Xuân Thắng và bà T.T.H. (SN 1981, ngụ TX. Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) sống...