Vụ công nhân chặn xe hàng rời nhà máy: Công ty giải thể, hỗ trợ công nhân nghỉ việc
Ngày 3.12, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các KCN TP.Đà Nẵng cho biết cơ quan chức năng và Công ty TNHH SSLV đã đối thoại để giải quyết quyền lợi cho công nhân khi công ty giải thể.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sáng 2.12, khoảng 70 công nhân tập trung trước cổng và nhà xe để chặn xe hàng không cho rời khỏi Công ty TNHH SSLV (đường số 3 KCN Liên Chiểu, P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) vì sợ công ty giải thể.
Vụ công nhân chặn xe hàng rời nhà máy: Công ty giải thể, hỗ trợ công nhân nghỉ việc
Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các KCN TP.Đà Nẵng đã mời lãnh đạo Q.Liên Chiểu, công đoàn và lãnh đạo công ty đối thoại với gần 500 công nhân vào chiều cùng ngày.
Theo đó, Công ty TNHH SSLV thông báo giải thể, dừng hoạt động từ ngày 3.12 do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đơn hàng.
Công ty TNHH SSLV giải thể, hỗ trợ quyền lợi công nhân.NGUYỄN TÚ
Về quyền lợi công nhân, hiện tại công ty không nợ lương và BHXH. Các khoản chi trả còn lại của người lao động được tính đến hết ngày 3.12.
Về mức hỗ trợ, người lao động làm việc tại công ty dưới 1 năm không được hưởng trợ cấp thôi việc. Người lao động làm việc từ 1 năm trở lên được hưởng trợ cấp thôi việc từ 1 đến 2,4 triệu đồng tùy trường hợp, theo điều 8 Nghị định 145 năm 2020 của Chính phủ.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng thời gian lao động làm việc thực tế tại công ty và thời gian lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 năm thì được hưởng 1/2 tháng lương bình quân của 6 tháng liền kề; 1/2 năm thì được hưởng 1/4 tháng lương bình quân của 6 tháng liền kề.
Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ cho lao động đang thai sản 2 triệu đồng, hỗ trợ 1 triệu đồng đối với lao động khác.
Thời gian thanh toán các khoản trên là ngày 9.12. Công ty cũng sẽ chốt và trả sổ BHXH cho người lao động trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nghỉ việc. Công đoàn công ty sẽ công khai quỹ công đoàn.
Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các KCN TP.Đà Nẵng cũng có phương án hỗ trợ công nhân ngoại tỉnh về quê và hỗ trợ người lao động với các phiên chợ Công đoàn, phiên chợ việc làm…
Cà Mau: Một đơn vị ký kết thu mua lúa có văn bản 'khẩn' tạm dừng mua
Một đơn vị ký kết thu mua lúa ở H.Thới Bình (Cà Mau) có văn bản 'khẩn' vì mất an ninh trật tự nên tạm dừng mua cho đến khi vấn đề được giải quyết dứt điểm.
Tạm dừng mua lúa vì mất an ninh trật tự trên địa bàn của 3 HTX
Công ty CP lương thực A An vừa có văn bản khẩn gửi các cơ quan chức năng ở Cà Mau về tình hình mất an ninh trật tự trên địa bàn 3 hợp tác xã (HTX) thuộc H.Thới Bình. Đó là HTX Dân Phát, HTX Hòa Phát (xã Biển Bạch Đông) và HTX Ông Đuông (xã Tân Bằng,).
Theo văn bản, dựa vào danh sách các hộ giao lúa mà 3 HTX trên cung cấp từ ngày 19.11, công ty đã thực hiện thu mua lúa trực tiếp tại đồng. Trong quá trình đánh giá chất lượng, hiện trạng lúa để quyết định mua, một vài hộ dân của HTX Ông Đuông đã có hành động bắt giữ, khống chế người của công ty, cầm dao rượt đuổi. Chưa hết, đến ngày 25.11, một số người ở HTX này đã đánh người của công ty, gây thương tích.
Cụ thể: "Ngày 24.11, tại ấp Lê Hoàng Thá, trong khi đang tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng lúa, ông P.V.L, N.V.T, N.H.N, T.T.H là cán bộ KCS của chúng tôi bị hộ dân T.V.N rượt đuổi và bắt giữ. Đỉnh điểm ngày 25.11, ông N.V.T bị hộ dân M.H.A xô xát, hành hung gây thương tích trong lúc có mặt cả đại diện HTX Ông Đuông. Tiếp đó, đến ngày 26.11, hộ dân khu vực HTX Dân Phát, HTX Hòa Phát lại có những phản ứng và đe dọa, họ đã kéo đến nhà ông T. ở HTX Hòa Phát khiến ông phải tạm lánh mặt vào UBND xã Biển Bạch Đông để được an toàn. Nhân viên công ty chúng tôi đã rất hoang mang và lo sợ nên đã đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc vì lo ngại ảnh hưởng đến tính mạng", công văn nêu rõ.
Ngoài ra, công văn cũng cho rằng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn của 3 HTX này không còn được kiểm soát, không an toàn, để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cũng như an toàn về tính mạng của nhân viên và tài sản của công ty.
"Bằng công văn này, chúng tôi xin thông báo chúng tôi sẽ tạm dừng việc tiếp tục thu mua lúa của 3 HTX này cho đến khi nào vấn đề được giải quyết dứt điểm", văn bản khẳng định.
Chính quyền xã nói gì ?
Ngày 1.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng cho rằng, không có chuyện như Công ty CP lương thực A An phản ánh.
Cũng theo lời ông Phương, thời điểm người dân thu hoạch lúa, mưa nhiều nên lúa bị ẩm. Dân đồng ý bán theo giá thỏa thuận, nhưng họ kiểm tra xong bỏ không mua, lúa lên nẩy mầm. Cũng theo ông Phương,vì lúa nẩy mầm không làm gì được nên người dân bức xúc.
Tuy nhiên, không có chuyện dân giữ ghe, giữ người gì hết. "5 - 6 hộ tồn gần 20 tấn lúa, khi họ đến test (kiểm tra) xong, không mua dân đề nghị báo công ty, nói cho rõ ràng chứ, nếu không mua, dân không cho đi. Sau đó, chính quyền địa phương đến trao đổi thì họ thống nhất mua với giá thấp hơn hợp đồng. Ngày hôm sau, cùng 1 mẫu lúa, nhưng tiến hành test 2 máy khác nhau, cho tỷ lệ độ ẩm khác nhau. Hay có những trường hợp test xong, 3 - 4 tiếng đồng hồ không cho kết quả. Máy không tem nhãn nên dân bức xúc cự cãi qua lại thôi", ông Phương nói.
Còn ông Trần Trường Giang, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông, khẳng định: "Nói như thế là sai sự thật. Người dân của xã Biển Bạch Đông chưa có hành động gì làm ảnh hưởng đến cán bộ của công ty. Hôm đó, ông T. đến UBND xã tiếp khách, còn chuyện lánh nạn không có xảy ra".
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông T.V.T (người của Công ty CP lương thực A An đề cập trong đơn về việc phải vào UBND xã lánh mặt) cho biết: "Hôm đó, người công ty có điện tôi hỏi đang ở đâu, tôi trả lời đang ở UBND xã, đang tiếp khách ở xã. Tôi cũng có nói thêm, tình hình như thế này mà công ty không xuống thu mua đúng hợp đồng, chắc tôi trốn vô công an thiệt quá. Tôi chỉ nói như thế, hoàn toàn không có phải vào UBND xã lánh nạn".
Tồn đọng 3.800 tấn lúa
Lúa thu hoạch ngay thời điểm bị mưa nên nẩy mầm. Ảnh G.B.
H.Thới Bình có khoảng 19.000 ha lúa - tôm. Đến ngày 27.11, các trà lúa thu hoạch được hơn 1.900 ha với tổng sản lượng hơn 12.400 tấn. Trong số này, vùng trồng lúa ST24, ST25 thu hoạch được 970 ha, tổng sản lượng hơn 6.300 tấn nhưng mới tiêu thụ (thông qua các hợp đồng liên kết bao tiêu) được gần 2.500 tấn, còn tồn hơn 3.800 tấn.
Hiện H.Thới Bình còn tồn đồng 3.800 tấn lúa ST24 và ST25. Ảnh G.B.
Theo Phòng NN-PTNT H.Thới Bình, nguyên nhân khiến lúa bị tồn đọng là do mưa nhiều, liên tục ảnh hưởng đến chất lượng lúa thu hoạch như lúa có độ ẩm cao, không đạt tiêu chuẩn thu mua theo hợp đồng ký kết giữa Công ty CP lương thực A An và các HTX.
Theo hợp đồng ký kết, Công ty CP lương thực A An là công ty đảm nhận nhiệm vụ tiêu thụ lúa ST24 và ST25 trên đất nuôi tôm tại 2 xã Biển Bạch Đông và Tân Bằng.
UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ, khắc phục khó khăn trước mắt
Trước tình hình trên, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ký công văn "hỏa tốc" về việc khẩn trương tháo gỡ khó khăn hỗ trợ nông dân H.Thới Bình tiêu thụ hàng ngàn tấn lúa tồn đọng.
Nội dung văn bản thể hiện, việc giải quyết khó khăn trong tiêu thụ lúa tại H.Thới Bình đã được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo trực tiếp trong những ngày qua. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm, những bất đồng giữa doanh nghiệp và các hộ dân chưa được giải quyết kịp thời.
"Họ đến làm ăn mà cách làm ăn của họ gây bức xúc cho dân lắm. Huyện đã nắm nội dung, đang liên hệ với Sở NN-PTNN xem lại công ty này vì đây là công ty do Sở NN-PTNT giới thiệu, địa phương đâu biết đâu gì về công ty", một cán bộ của H.Thới Bình nói.
Bên cạnh đó, việc thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn nhưng chưa có biện pháp hỗ trợ, gây bức xúc trong nhân dân. Nên UBND tỉnh Cà Mau đề nghị UBND H.Thới Bình phối hợp Sở NN-PTNT khẩn trương làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Tân Long (là công ty "mẹ" của Công ty CP lương thực A An) cùng đại diện các HTX và hộ dân có liên quan để trao đổi, thống nhất giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn trước mắt.
Về lâu dài, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo cần lưu ý phân tích, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tác nhân liên quan trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ lúa gạo...
Tê tê quý hiếm đi kiếm ăn trong hẻm ở TP.HCM Sau khi phát hiện con tê tê nặng khoảng 3kg đang kiếm ăn trong hẻm, một bảo vệ dân phố ở phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM) đã bắt con tê tê trên và giao cho cơ quan chức năng. Con tê tê mà ông Nguyễn Thành Hay (trái) giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - Ảnh: NGỌC KHẢI Ngày...