Vụ công an dùng nhục hình: Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo
Gia đình nạn nhân phản ứng vì cho rằng mức án cho các bị cáo do VKSND đề nghị là thấp, trong khi hồ sơ vụ án có nhiều dấu hiệu làm sai lệch.
Ngày 10/4, TAND tỉnh Phú Yên tiếp tục xét xử vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa với phần luận tội của kiểm sát viên và luật sư trình bày luận cứ.
Bà Ngô Thị Tuyết (chị nạn nhân Ngô Thanh Kiều) không đứng vững khi nghe VKS luận tội Đề nghị án treo vì có nhiều thành tích!
Đại diện VKSND đã đề nghị phạt bị cáo Lê Đức Hoàn (nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa) 9-12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội – PC45 Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù; Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù; Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm đến 2 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Dùng nhục hình”.
Trong bản luận tội, đại diện VKSND cho rằng bị cáo Lê Đức Hoàn được giao nhiệm vụ là trưởng ban chuyên án nhưng không làm tròn trách nhiệm, để cấp dưới dùng nhục hình dẫn đến hậu quả chết người là đã phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bị cáo Hoàn là người có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích trong công tác nên cần xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Về việc bắt giữ, dẫn giải Ngô Thanh Kiều của một số cán bộ công an không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền là có dấu hiệu của tội bắt người trái pháp luật. Tuy nhiên, do tính cấp thiết cần phải đấu tranh khai thác của chuyên án nên việc bắt giữ Kiều là cần thiết, chỉ vi phạm về mặt tố tụng. Cơ quan điều tra không khởi tố mà kiến nghị giám đốc Công an tỉnh Phú Yên xử lý kỷ luật một số cán bộ công an đã tham gia bắt giữ Kiều.
Tuy nhiên, sau khi nghe người giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án cho các bị cáo, bà Ngô Thị Tuyết, chị nạn nhân Kiều, gục mặt xuống ghế rồi chạy ra ngoài sảnh tòa gào khóc: “Cấp dưới không đúng, tin cấp trên. Vậy mà…”.
Nhiều tình tiết chưa làm rõ
Video đang HOT
Tại phiên tòa ngày 10-4, HĐXX yêu cầu bị cáo Thành ra tòa để làm rõ các vật chứng là 2 còng số 8 và dùi cui được cơ quan điều tra thu giữ theo đề nghị của luật sư. Bị cáo Thành khẳng định đây không phải là dùi cui để trên bàn trong phòng lấy lời khai Ngô Thanh Kiều. “Khi cơ quan điều tra của VKSND Tối cao vào điều tra thì dùi cui này đã bị thất lạc. Cây dùi cui này còn rất mới là lấy thay thế từ dùi cui khác, không phải cây gậy trong phòng” – bị cáo Thành khẳng định. Cũng liên quan đến cây dùi cui dùng để đánh chết người, các bị cáo đều khai nhận khi vào phòng đã thấy dùi cui để trên bàn. Không có nhân chứng nào thừa nhận đã mang dùi cui vào phòng. Vậy cây dùi cui này ở đâu ra, cũng là vấn đề HĐXX nhiều lần đặt ra nhưng vẫn chưa được làm rõ.
Liên quan đến việc bắt, dẫn giải, giữ Kiều, nhiều nhân chứng khai nhận ông Nguyễn Văn Lai (cán bộ Công an huyện Tây Hòa) là người còng tay Kiều từ nhà để đưa về Công an xã Hòa Đồng. Không có lệnh bắt nhưng còng tay Kiều đưa đi lúc hơn 3 giờ sáng nhưng tại phiên tòa chưa được làm rõ trách nhiệm của ông Lai.
Trong phần trình bày luận cứ của mình, luật sư Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cũng đã chỉ ra rất nhiều điểm bất thường chưa được làm rõ trong việc giám định pháp y như tinh hoàn của nạn nhân đã bị hoại tử nhưng vẫn cho kết quả giám định, có cùng lúc 2 biên bản thu mẫu với nội dung, số người thu mẫu và số mẫu lại khác nhau. Một biên bản có 19 mẫu còn một biên bản có 12 mẫu mà lại không có biên bản mở niêm phong mẫu thu… “Đây là việc làm vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng. Điều đó thể hiện bản giám định pháp y số 91 của Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên là không chính xác” – luật sư Thắng nói.
Chỉ đạo hợp thức hóa hồ sơ vụ án?
Trong phần trình bày luận cứ của mình, luật sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng trong vụ án này đã có sự bao che, hợp thức hóa thủ tục. Theo đó, sau khi Ngô Thanh Kiều chết, khoảng 19h cùng ngày, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên, lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Yên, lãnh đạo Công an TP Tuy Hòa và ông Lê Đức Hoàn cùng các phòng – ban khác đã có một cuộc họp. “Cuộc họp này thống nhất Công an TP Tuy Hòa còn thiếu thủ tục gì thì hoàn tất cho đủ. Sau đó, ông Lê Đức Hoàn chỉ đạo ông Nguyễn Tấn Quang, ông Nguyễn Hồ Chu Toàn (cán bộ Công an TP Tuy Hòa – PV) đến Công an xã Hòa Đồng lập biên bản xác minh Kiều vắng mặt tại địa phương, gửi giấy triệu tập Kiều ghi ngày 12/5/2012 để hợp thức hóa về mặt thủ tục” – luật sư Thắng đọc bút lục 275./.
Theo Hồng Ánh
Theo_VOV
Vụ CA dùng nhục hình: "Không biết thuộc cấp đánh người"
Tại phiên tòa, ông Lê Đức Hoàn liên tục "báo cáo đồng chí", đến mức chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở ông Hoàn phải xưng "tôi" và "thưa HĐXX".
Chiều 8/7, trong phiên tòa phúc thẩm vụ 5 công an dùng nhục hình dẫn đến chết một nghi can xảy ra ở Công an TP Tuy Hòa, Phú Yên, ông Lê Đức Hoàn, Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, nói mình không hề biết việc cấp dưới dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều.
Phiên tòa phúc thẩm vụ 5 công an dùng nhục hình, chiều 8/7
Tại tòa, Luật sư Nguyễn Văn Thắng (Đoàn Luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự trong vụ án này. Trong việc giám định pháp y, Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên không có các biên bản giám định, biên bản bàn giao mẫu giám định trong hồ sơ vụ án. Một số mẫu đưa đi giám định đã bị hư, hoại tử, nhưng vẫn cho ra kết quả giám định.
Cáo trạng của VKSND TP Tuy Hòa truy tố Nguyễn Thân Thảo Thành đánh 2-3 cái vào đầu Kiều nhưng lại không thực nghiệm để làm rõ cơ chế hình thành vết thương trên đầu Kiều. Vì sao chỉ đánh 2-3 cái nhưng đầu Kiều lại có rất nhiều vết tụ máu. HĐXX chưa xác định được các vết thương gây tụ máu ở nội tạng là do đâu, có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết Ngô Thanh Kiều.
Việc cơ quan điều tra chỉ dựa vào lời khai của Hà Văn Đại để kết tội Thành trong khi lời khai này mâu thuẫn nhau; lúc thì bảo thấy Thành cầm dùi cui tay trái, lúc lại bảo Thành cầm dùi cui tay phải đánh Kiều và không thấy đánh trúng vào đâu là rất mơ hồ.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Yên đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại vì có nhiều tình tiết cần làm rõ. Trong đó có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với ông Lê Đức Hoàn mà bản án sơ thẩm không đề cập đến
Ông Lê Đức Hoàn cho rằng mình không biết cấp dưới dùng nhục hình với Ngô Thanh Kiều
Khi HĐXX thẩm vấn ông Lê Đức Hoàn, ông Hoàn cho biết chính mình đã phân công cho thuộc cấp lên nhà Ngô Thanh Kiều để mời Kiều về làm việc. Ông Hoàn không thừa nhận mình phân công thuộc cấp đến để còng tay, bắt Ngô Thanh Kiều. Sau khi đưa Ngô Thanh Kiều về Công an TP Tuy Hòa, ông Lê Đức Hoàn phân công Nguyễn Minh Quyền và Phạm Ngọc Mẫn xét hỏi Ngô Thanh Kiều.
Sau khi phân công, ông Lê Đức Hoàn lên tầng 3 để làm việc, thỉnh thoảng mới xuống tầng 1, nơi các thuộc cấp xét hỏi Kiều. Ông Lê Đức Hoàn cho rằng mình không hề biết việc cấp dưới dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều. Tại phiên tòa, ông Lê Đức Hoàn liên tục "báo cáo đồng chí", đến mức chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở ông Hoàn phải xưng "tôi" và "thưa HĐXX".
Trong lúc thẩm vấn các nhân chứng, vì quá bức xúc, bà Ngô Thị Tuyết, chị bị hại Ngô Thanh Kiều đã òa khóc.
Bà Ngô Thị Tuyết (chị của bị hại Kiều) òa khóc
Khi HĐXX thẩm vấn nhân chứng, nhân chứng Hà Văn Đại (công tác tại Công an Phú Yên) khai trưa 13-5-2012, lúc Đại đi ngang qua phòng xét hỏi thấy Nguyễn Thân Thảo Thành ngồi trên bàn, chân gác lên ghế của Kiều, cầm dùi cui tay trái, đánh 2 -3 cái vào người Kiều nhưng không biết trúng vào đâu. Trong khi trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, Đại khai thấy Nguyễn Thân Thảo Thành cầm dùi cui đánh Kiều nhưng lại bằng tay phải.
Tại phiên tòa này, Hà Văn Đại còn cho biết trưa 13-5-2012, khi Đại đang ăn cơm ngoài sảnh Công an TP Tuy Hòa có nghe tiếng la từ phòng điều tra tổng hợp, nơi giữ Kiều để xét hỏi. Lúc đó, Đại khẳng định không có Nguyễn Thân Thảo Thành ra ăn cơm.
Tại phiên tòa, nhiều nhân chứng khai trong lúc ăn cơm trưa 13-5-2012, có nghe tiếng Ngô Thanh Kiều la.
Theo Người lao động
Vụ công an dùng nhục hình: Nguyên phó Công an TP.Tuy Hòa được đề nghị án treo Viện KSND đề nghị mức án từ 9-12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội 'thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng' đối với bị cáo Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP.Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án 312T. Từ phải sang, các bị cáo: Lê Đức Hoàn, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như...