Vụ con nợ bị bắt nhốt, hành hung ở Bắc Kạn: Chủ tiệm cầm đồ bị xử lý ra sao?
Liên quan đến vụ bắt nhốt, hành hung con nợ xảy ra tại địa bàn TP Bắc Kạn, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bắc Nam cho biết, các đối tượng đã vi phạm hàng loạt dấu hiệu hình sự.
Theo thông tin trên ANTT đã đưa, vừa qua, anh Hà Duy A. (SN 1987) tru tại tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn vay anh T., chủ một hiệu cầm đồ trên địa bàn tổng số tiền 35 triệu đồng. Để nhận tiền, anh A. đã thế chấp “sổ đỏ” đất rừng và đăng ký xe máy.
Thời gian sau đó, vì chưa trả được nợ, T. đã dùng gậy sắt đánh anh A. ngất xỉu, bắt vào xe ô tô dưới sự giúp sức của một người tên Ph. rồi chở về nhà T. tiếp tục đánh . Sau đó, chủ tiệm cầm đồ gọi người nhà anh A. yêu cầu mang tiền đến chuộc về.
Anh A. bị chủ nợ bắt nhốt, hành hung gây thương tích.
Anh trai của A. đã đến nhưng không có tiền nên T. không thả người. Trước tình hình đó, anh của A. đã gọi báo lực lượng Cảnh sát 113 và chỉ đến khi cảnh sát có mặt, nạn nhân mới được thả để gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngoài ra, trong quá trình bắt giữ anh A., Ph. còn lấy đi chiếc xe máy mà chị S., bạn gái anh A. đang sử dụng, đưa về hiệu cầm đồ của T.
Trao đổi về vụ việc dưới góc độ pháp lý, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bắc Nam cho biết, hành vi của T. và Ph. là những vi phạm có dấu hiệu hình sự.
Bà Kiều nêu quan điểm, về việc T. bắt anh A. nhốt tại nhà của mình rồi gọi cho gia đình nạn nhân đến nộp tiền mới thả người, hành vi này của T. và Ph. có dấu hiệu của tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015.
Video đang HOT
Về hành vi T. dùng gậy sắt để sẵn trong xe ô tô đến đập vào đầu và mặt A. đến khi A. bất tỉnh thì đưa lên xe ô tô chở đi về nhà giam giữ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tại Điều 134 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Như vậy, việc T. đã đánh anh A. bằng gậy sắt vào những vùng quan trọng như đầu và mặt, dù anh A. có tổn hại 1% thì T. vẫn bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo Điều 134 nếu anh T. có đơn tố giác tội phạm gửi tới Công anh TP Bắc Kạn.
Đối với hành vi của Ph. lấy chiếc xe máy của chị S., bạn gái anh A., do chưa đủ thông tin về chiếc xe đó thuộc sở hữu của anh A. hay chị S. hay của một người thứ 3 nào khác nên cần phải xem xét kỹ các thông tin.
Chiếc xe máy của bạn gái anh A. bị các đối tượng lấy đi.
Nếu xe đó của anh A. hoặc chị S. hoặc người thứ 3 nào khác, không phải của T. và Ph., đến nay Ph. hoặc T. vẫn chiếm giữ chiếc xe đó chưa trả lại cho chủ sở hữu thì 2 người này đề có dấu hiệu vi phạm tội Cưỡng đoạt tài sản, được quy định, hướng dẫn tại Điều 170 Bộ luật hình sự số 2015.
Bà Kiều cho rằng, T. và Ph. đã có 3 nhóm hành vi có dấu hiệu vi phạm phap luật hình sự của 3 tội khác nhau. Anh A. và chị S. cần khẩn trương có đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an TP Bắc Kạn để điều tra sự việc.
Sa Hà
Theo antt.vn
Cho mượn sổ đỏ, bỗng dưng "gánh" nợ ngân hàng
Năm 2015, bố mẹ tôi có cho một người cháu mượn sổ đỏ mảnh đất đang ở để vay vốn ngân hàng. Do không hiểu biết pháp luật nên bố mẹ tôi đã tin tưởng ký luôn hợp đồng bán đất cho người cháu.
Sau đó người cháu làm thủ tục thế chấp và vay vốn ngân hàng. Do không trả được nợ nên hiện giờ, ngân hàng đang khởi kiện đòi lấy đất của gia đình tôi. Vậy tôi phải làm sao thưa luật sư
Ảnh minh họa
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn và người cháu thực chất là quan hệ giả cách để hợp thức hoá việc mượn sổ đỏ giữa 2 bên. Bởi lẽ 2 bên ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng bố mẹ bạn không nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ phía người cháu và trên thực tế thì sau khi ký hợp đồng, bố mẹ bạn vẫn sinh sống trên đất mà không chuyển đi và bàn giao tài sản lại cho người cháu.
Theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật Dân Sự thì: "Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan".
Mặt khác Điều 131 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả".
Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn và người cháu được xác định là vô hiệu do giả tạo.và cháu bạn phải hoàn trả lại quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn.
Hiện tại vụ việc đang được giải quyết tại toà án nên gia đình bạn cần tham gia phiên toà và trình bày rõ nội dung vụ việc để Toà án có thể giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bạn.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Theo VNN
Chi tiết về sai phạm của 13 cán bộ ở Đắk Nông vừa bị xử lý Nhiều cán bộ bị kỷ luật, đề nghị kỷ luật do bổ nhiệm người nhà làm lãnh đạo khi chưa đủ điều kiện, nhận khoán đất rừng trái quy định, dùng ngân sách làm đường vào đất riêng, cấp "sổ đỏ" trên đất phá rừng... Chiều 18.5, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết, UBKT Tỉnh ủy...