Vụ Con Cưng, có cần thiết lập tổ rà soát “đặc biệt”?
Con Cưng bị tố bán hàng không rõ nguồn gốc nổi sóng khi chính đơn vị kiểm tra doanh nghiệp này lại bị rà soát, kiểm tra ngược.
Vụ việc Con Cưng bị tố bán hàng không rõ nguồn gốc tưởng chừng đã lắng xuống sau khi có kết luận chính thức từ bộ Công Thương một lần nữa nổi sóng khi chính đơn vị kiểm tra doanh nghiệp này lại bị rà soát, kiểm tra ngược.
Vụ việc kiểm tra liên quan đến công ty cổ phần Con Cưng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những phát ngôn theo kiểu quy kết cho doanh nghiệp (DN) sai phạm quá sớm, trong khi chưa có kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra cục Quản lý thị trường (QLTT) khi tiến hành kiểm tra DN.
Có thể nói những phát ngôn như vậy là không thể chấp nhận được, sai quy định có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến uy tín của DN. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là quyết định bất ngờ của bộ Công Thương vào chiều 19/8 về việc thành lập tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hànhpháp luật đối với CTCP Con Cưng của cục QLTT.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là hoàn toàn bình thường, không có gì bàn cãi. Vấn đề là liệu cơ quan chức năng có quá “sốt sắng” vào cuộc để kiểm tra, đánh giá… đối với lực lượng QLTT trong trường hợp này hay không?
Trong quá trình kiểm tra một vài cá nhân trong lực lượng QLTT có sai sót như phát ngôn quy kết, sai quy định khi chưa có kết luận cuối cùng nhưng hoạt động kiểm tra là bình thường, đúng quy trình. Do đó, vụ việc này chỉ cá nhân nào sai phạm thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.
Video đang HOT
Có thể khẳng định rằng thời gian qua hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, nhất là hàng mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm tràn lan gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặc dù, cơ quan chức năng có nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn nhưng hiệu quả không như mong muốn, thậm chí tình hình càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả đối với các hành vi gian lận, trốn thuế… là rất cần thiết, cấp bách. Muốn ngăn chặn vấn nạn đó thì không chỉ là bằng văn bản, chương trình, kế hoạch, hô khẩu hiệu chung chung mà phải bằng quyết tâm vào cuộc, “ra tay” của lực lượng chức năng trong kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.
Liên quan đến vụ việc trên, có thể khẳng định QLTT đã vào cuộc tích cực, bước đầu đã xác định được một số hành vi vi phạm cụ thể, rõ ràng như vi phạm về nhãn hàng hóa, về khuyến mại, về thương mại điện tử… Vì vậy, không thể nói DN đúng hoàn toàn được. Trường hợp DN thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ DN là cần thiết, nhất là DN Việt còn yếu thế trên thị trường nội địa, tuy vậy không nên vì sai sót của một vài cán bộ mà phải thành lập “tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra”. Trong trường hợp cần thiết bộ Công Thương có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của QLTT một cách bao quát, toàn bộ quy trình chứ không nên chỉ lấy mỗi vụ Con Cưng để làm.
Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, gây ức chế cho lực lượng QLTT trong cả nước khi thực thi nhiệm vụ, phần nào ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng này. Thậm chí, nếu không thận trọng, chặt chẽ, khách quan mà vội vàng chạy theo dư luận, phản ứng của DN thì có thể xảy ra tác dụng ngược. Khi đó, có thể lực lượng QLTT, lực lượng thanh tra, kiểm tra sẽ “chùn tay” khi thanh tra, kiểm tra DN hoặc khi phát hiện dấu hiệu sai phạm cũng không làm quyết liệt, “đến nơi, đến chốn”, vì sợ vi phạm, sai sót!
Và như vậy, vô tình tạo điều kiện cho hành vi gian lận, trốn thuế, giả nhãn mác, hàng hóa có cơ hội “trỗi dậy” mạnh mẽ hơn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Vĩnh Linh
Theo NLĐ
Sau vụ Con Cưng, Bộ Công Thương đánh giá lại hoạt động của Tổ công tác 334
Ngày 19/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý Thị trường và hoạt động của Tổ công tác triển khai quyết định số 334/QĐ-BCT.
Theo đó, Tổ rà soát này do ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Công Thương làm tổ trưởng. Cùng tham gia tổ công tác đặc biệt này có đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế; đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ và đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường.
Theo quyết định của người đứng đầu ngành Công Thương - ông Trần Tuấn Anh, Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đánh giá lại hoạt động của Tổ công tác triển khai Quyết định số 334/QĐ-BCT ngày 28/1/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (Tổ công tác 334) trong việc phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, Tổ công tác có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng các biện pháp xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm hoạt động công vụ nếu có và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 30/8/2018.
Ngoài ra, Tổ công tác "đặc biệt" do ông Lý Quốc Hùng là Tổ trưởng còn có trách nhiệm rà soát, đánh giá việc chấp hành pháp luật về hoạt động công vụ của cá nhân, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và các cá nhân liên quan trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con cưng.
Sau vụ việc liên quan đến Con Cưng, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập tổ đánh giá lại hoạt động của Tổ công tác 334. (Ảnh: TL)
Trước đó, Bộ Công Thương công bố kết luận kiểm tra liên quan tới nghi vấn gian lận hàng giả tại hệ thống siêu thị Con Cưng. Theo đó, Con Cưng mắc sai sót trong ghi nhãn mác, khuyến mãi, thương mại điện tử... nhưng không bán hàng giả cũng như không mua bán hàng lậu. Trong khi đó, báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) nêu 7 hành vi vi phạm của chuỗi siêu thị này, khác với kết luận cuối cùng.
Vụ việc của siêu thị Con Cưng xuất phát từ khiếu nại của một khách hàng tại TP.HCM sau khi mua bộ quần áo trẻ em bị cắt nhãn. Con Cưng thừa nhận có lỗi kỹ thuật trong quá trình ghi nhãn sản phẩm của đối tác Thái Lan, và đã thu hồi toàn bộ lô hàng này. Tuy nhiên, doanh nghiệp liên tục khẳng định không bán hàng giả, hàng nhái. Chuỗi siêu thị này cũng trưng các giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm chứng minh.
Đại Lộc
Theo baonhandao
Bộ Công Thương: Kết luận bất ngờ vụ Con Cưng? Căn cứ vào kết quả kiểm tra đối với 75 mẫu sản phẩm, hàng hóa và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty, Đoàn kiểm tra đánh giá: về cơ bản Công ty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này khiến dư luận không...