Vụ Con Cưng bị “bầm giập”: Nếu quản lý thị trường sai thì sao…
Công ty Cổ phần Con Cưng không phải là doanh nghiệp đầu tiên phải chịu “sóng gió” đến “bầm giập” trong các đợt thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường (QLTT).
Với những sai phạm rất nhỏ hoặc dấu hiệu sai phạm chưa rõ ràng của các doanh nghiệp, nhờ sự “rầm rộ” của QLTT, dư luận được phen “bổ ngửa” khi kết luận cuối cùng với các lỗi chỉ ở mức vi phạm hành chính.
Bộ Công Thương đã thành lập tổ công tác rà soát đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Cty CP Con Cưng. Ảnh: PV
Doanh nghiệp thiệt hại lớn vì bị “vu oan”
Cách đây 2 năm, vụ việc Đội QLTT số 14 (Chi cục QLTT Hà Nội) tạm giữ hơn 2 tấn xúc xích của Cty Vietfoods rồi thông tin sai khi khẳng định đây là xúc xích có chất gây ung thư đã khiến Cty TNHH TM Thực phẩm Hùng Anh điêu đứng. Dù sau đó sản phẩm của doanh nghiệp này đã được minh oan, cán bộ làm sai bị kỷ luật song thiệt hại của doanh nghiệp thì không có ai đứng ra giải quyết.
Bởi vậy, vụ việc QLTT ra quân rầm rộ, đưa thông tin dày đặc về những nghi vấn sai phạm của Cty CP Con Cưng nhưng kết luận cuối cùng chỉ là những sai phạm hành chính tiếp tục gióng lên mức độ nguy hiểm từ thông tin vội vàng, chưa chính xác của cơ quan quản lý nhà nước.
Luật sư Trương Thanh Đức (Cty Luật Basico) nhận định: “Rõ ràng những động thái kiểm tra rầm rộ, phát ngôn trên báo chí về các dấu hiệu vi phạm khi chưa có kết luận chính thức đã tạo thành luồng dư luận chủ đạo định hướng dư luận về hàng hóa giả nhãn mác… Gây ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp đã bị thiệt hại nặng nề, không ứng phó nổi với cách sử dụng quyền hạn và xử lý công việc như vậy”.
Video đang HOT
Ngay sau khi “minh oan” cho Con Cưng, Bộ Công Thương tiếp tục thành lập tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Cty CP Con Cưng của Cục QLTT và đánh giá hoạt động của tổ công tác triển khai quyết định số 334/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Nhiệm vụ của tổ công tác này là rà soát, đánh giá lại việc chấp hành pháp luật về hoạt động công vụ của cá nhân, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và các cá nhân liên quan trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng; đánh giá hoạt động của Tổ công tác triển khai Quyết định số 334/QĐ-BCT và kiến nghị Bộ trưởng các biện pháp xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm hoạt động công vụ nếu có.
Phải sòng phẳng với nỗi oan doanh nghiệp
Từ góc nhìn của người làm luật, Luật sư Đức cho rằng: “Động thái này của Bộ Công Thương cho thấy rằng kịp thời xử lý triệt để đến nơi đến chốn, tìm hiểu xem trong các hoạt động của lực lượng của mình có gì bất thường, sai trái gì không những vụ việc này mà còn những vụ việc khác không gây ảnh hưởng tới thị trường và đặc biệt là các doanh nghiệp. Việc triển khai một tổ rà soát như vậy cho thấy có thể đã có dấu hiệu sai phạm tương đối nghiêm trọng.
Doanh nghiệp chịu thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường, nhưng cơ chế chứng minh thiệt hại cũng rất khó cho doanh nghiệp. Đồng thời quy định cụ thể về bồi thường của cán bộ, cơ quan nhà nước đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp cũng chưa thực sự rõ ràng nên trong vụ việc này là vô cùng khó. Có chăng là sau khi rà soát, nếu có phát hiện sai phạm cũng chỉ kiểm điểm, kỷ luật để răn đe hạn chế những vụ việc như vậy về sau.
Đặc biệt là các cơ quan báo chí, truyền thông nếu đã đăng tin chưa đúng thì cần phải xóa bỏ hoặc ít nhất bổ sung, cải chính ngay trong bài viết ấy (đối với bản điện tử) hoặc viết lại rõ ràng để minh oan cho doanh nghiệp. Không thể lờ đi, để những bài viết sai lệch sự thực hoàn toàn như vậy lưu trên hệ thống bởi điều đó sẽ trở thành bản án chung thân kết án doanh nghiệp” – Luật sư Đức kiến nghị.
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú góp ý cần chấn chỉnh lại hoạt động của đội ngũ quản lý thị trường, bởi nếu duy trì thì khó tránh khỏi có những trường hợp “sâu mọt” làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. “Trong một cuộc họp tôi có tham dự, ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – từng nêu quan điểm có thể xoá đội ngũ quản lý thị trường. Nguyên nhân là bởi đội ngũ này nhiều khi không chỉ không làm được gì, không phát huy được tác dụng quản lý mà còn có thể gây nguy hại cho doanh nghiệp, xã hội, ví dụ như “ăn tiền”, tiếp tay cho doanh nghiệp hoặc nhũng nhiễu doanh nghiệp” – ông Phú dẫn lại. PHƯƠNG NA
ĐỨC THÀNH
Theo LĐO
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Con Cưng có quyền treo giải thưởng 1 tỷ đồng
Lực lượng quản lý thị trường phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình còn tuyên bố là quyền của doanh nghiệp.
Chia sẻ tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm ngành quản lý thị trường, chiều 2/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cho biết ông nhận được nhiều câu hỏi về việc các bước xử lý tiếp theo đối với sai phạm của Con Cưng.
Còn với việc chủ doanh nghiệp này treo giải thưởng 1 tỷ đồng cho việc tìm ra sai phạm lúc đoàn kiểm tra đang làm việc, trên quan điểm của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hải cho rằng: "Đó là quyền của doanh nghiệp".
Ảnh: Zing.vn
Ông cho biết doanh nghiệp hay tập thể, cá nhân đều có quyền tuyên bố. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường phải tập trung, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Khi đã phát hiện vi phạm, lực lượng cần phải xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
"Cá nhân tôi không mong gì doanh nghiệp vi phạm để xử lý", ông Hải nói.
Vị Thứ trưởng khẳng định lực lượng quản lý thị trường luôn quyết liệt trên toàn quốc trong việc xử lý vi phạm.
Trước ý kiến cho rằng nhiều trường hợp hàng giả, hàng nhái được phát hiện trong thời gian qua như Mumuso, Khaisilk... đến nay không được xử lý dứt điểm, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết dưới góc độ quản lý thị trường, "chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng còn hạn chế".
Lấy ví dụ về trường hợp vụ phân bón Thuận Phong giả mạo, ông Hùng nêu quan điểm: "Không phải đi bắt hay xử lý một vụ việc. Điều quan trọng là lập lại trật tự quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như phân bón, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...".
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường khẳng định sẽ theo đến cùng các vụ việc khi phát hiện đầy đủ các dấu hiệu hình sự. Ông Hùng cho biết, trường hợp Khaisilk, cơ quan chức năng Hà Nội vẫn thực hiện, không để chìm xuồng.
"Với kinh nghiệm của chúng tôi, để tránh xử phạt hành chính trong phát hiện hàng giả, cứ là hàng giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân phải khởi tố hình sự", ông Hùng đề xuất.
Vị này tiết lộ chiều ngày 1/8 vừa ký văn bản xử lý 3 vụ việc "nhức nhối" về giả mạo nguồn gốc xuất xứ ở 3 vùng trọng điểm cả nước. Tuy nhiên, ông từ chối công bố thông tin chi tiết về các vụ việc bởi cần giữ bí mật quá trình điều tra.
Công ty cổ phần Con Cưng vừa có văn bản gửi tới Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trườngxin rút đề xuất việc treo giải thưởng 1 tỷ đồng với khách hàng đầu tiên phát hiện doanh nghiệp nhập hàng không chính hãng. Đề xuất này được đưa ra cách đây vài ngày.
Văn bản của Con Cưng nêu việc treo giải thưởng 1 tỷ đồng nhằm mục đích duy nhất: Để người tiêu dùng yên tâm trong giai đoạn khủng hoảng của Con Cưng và "hoàn toàn không có bất kỳ hàm ý nào khác".
Tuy nhiên, Con Cưng cũng cho hay doanh nghiệp nhận thức việc treo giải thưởng trên trong bối cảnh đoàn kiểm tra đến làm việc là "không phù hợp".
Theo anninhthudo
Vụ Con Cưng có dấu hiệu gian lận thương mại: Tiếp tục mở rộng điều tra Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/8. Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nguyễn Trọng Tín đã công bố loạt hành vi vi phạm của chuỗi siêu thị Con Cưng. Thứ trưởng Hải cho biết: Quan điểm của...