Vụ cô giáo mất tích, hé lộ thư tuyệt mệnh đầy nước mắt: “Không cần một ai là giáo viên đến viếng em”
Trong bức tâm thư tại hiện trường, nữ giáo viên 33 tuổi kể về những áp lực công việc mà mình gặp phải. Ngoài ra, thư tuyệt mệnh còn đề cập đến việc nợ nần của gia đình.
Vào ngày 20/9, cô giáo V.T.H.P dạy xong tiết 1 thì dùng xe máy rời khỏi trường nhưng không thấy quay trở lại để hoàn thành lịch đứng lớp như đã phân công. Một ngày sau đó, do không thể liên lạc nên người thân đăng tải hình ảnh kèm thông báo mất tích lên MXH. Đến khoảng 14 giờ ngày 24/09, cơ quan chức năng phát hiện thi thể cô giáo bên bụi cây ở khu đất trống ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Tại hiện trường còn có xe máy, ba lô đựng tài liệu dạy học và một bức thư nghi tuyệt mệnh. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân tử vong là do uống thuốc tự vẫn.
Trong khi chờ đợi kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, dư luận không khỏi xôn xao về bức thư tay để lại. Trên tờ giấy đã nhòe đi nhiều chỗ vì thấm ướt, cô giáo 33 tuổi đề cập đến những áp lực trong quá trình công tác, giảng dạy. Đoạn cuối lá thư cũng tiết lộ về chuyện gia đình, việc nợ nần. Phía dưới bài viết, cư dân mạng bày tỏ sự cảm với nghề “cầm phấn” hiện nay. Ngoài gánh nặng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn. Giáo viên còn phải đối mặt với “núi” trăn trở khác nhau. Nếu không được đồng cảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Đặc biệt, Netizen không khỏi ám ảnh trước câu nói với nội dung: “nếu có kiếp sau cũng không muốn làm công việc cao quý này”.
Video đang HOT
Một vài dòng từ bức tâm thư của cô giáo V.T.H.P
“Sau những áp lực công việc mà giáo viên phải làm lên lớp, giảng dạy, chủ nhiệm, kế hoạch bài dạy, ra đề thi, chấm kiểm tra, ráp phách và sau cùng so điểm. Hồi hộp không biết có tên mình sai sót trong đó không. Trong khi thời gian quá ít mà lượng công việc quá nhiều…”
“Những công việc trên em đều làm được hết. Cẩn thận được hết. Nhưng có một việc mà em không thể chấp nhận được đó là điều khiến em phải ra đi hôm nay. …Không cần một ai là giáo viên đến viếng em. Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ ước một cái nghề cao quý này cả…”, bức thư ghi lại.
Chia sẻ với báo Người Lao Động, đồng nghiệp tiết lộ cô giáo V.T.H.P có hoàn cảnh khá éo le. Trong khi cô P đang dạy học và sống một mình ở TP. Quy Nhơn thì chồng cô lại làm việc ở Gia Lai. Còn cậu con trai duy nhất được gửi cho bà ngoại ở Lâm Đồng chăm sóc. Do điều kiện khó khăn, khoảng cách địa lý lớn. Vì vậy, mỗi năm vào dịp lễ Tết quan trọng thì cả nhà mới đoàn tụ, gặp nhau 1 lần.
Thời điểm trước khi chọn cách quyên sinh, một phụ huynh đã đến trường gây áp lực, yêu cầu làm rõ việc con họ bị đánh. Giải trình về vụ việc, cô P cho biết chỉ đánh nhẹ vào tay do em này đến lớp không ghi bài, về nhà không chịu làm bài tập. Được biết, vụ việc vẫn đang trong quá trình giải quyết thì nhận tin dữ. Trong mắt đồng nghiệp, phụ huynh, cô P được nhận xét là giáo viên chăm chỉ, hiền lành, tận tụy với nghề. Chiều 24/9, sau khi hình ảnh và thông tin tìm thấy thi thể cô giáo P. tại phường Nhơn Bình, gia đình đã vào nhận diện và làm thủ tục để đưa về nhà ở huyện Phù Cát lo hậu sự.
Một số ý kiến dân mạng:
“Thương các thầy cô áp lực bài vở , còn học trò mất cả tuổi thơ , lúc nào cũng học”
“Áp lực quá lên thành stress và trầm cảm. Chứ bình thường áp lực quá không làm được nữa thì nghỉ chứ sao lại phải kết thúc cuộc sống”
“Căng thẳng quá mà không có người chia sẻ”
“Giáo viên còn áp lực cỡ vậy học sinh thì còn nhỏ mà bài vở bù đầu. Cải cách kiến thức quá nặng thấy mà thương tụi nhỏ quá trời”
“Thương các thầy cô áp lực bài vở , còn học trò mất cả tuổi thơ , lúc nào cũng học”
“Nghề nào áp lực thi bỏ làm nghề khác phù hợp hơn. Đến tự tử khó thế còn làm đc thì làm gì có nghề nào là đáng gọi là áp lực”