Vụ cô giáo im lặng 4 tháng: Sở GD-ĐT TP HCM xử lý thận trọng
Trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM yêu cầu Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) đề xuất mức kỷ luật cô giáo im lặng 4 tháng trong giờ lên lớp, sau đó sở sẽ xem xét quyết định mức xử lý.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT cho biết, sáng ngày 2-4, Ban giám đốc sở đã họp về trường hợp cô giáo Trần Thị Minh Châu im lặng suốt 4 tháng khiến học sinh bật khóc tại buổi đối thoại với lãnh đạo sở. Theo đó, GĐ Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu Trường THPT Long Thới đề xuất mức kỷ luật đối cô Châu trên cơ sở mức độ vi phạm. Quan điểm của sở là xử lý nghiêm trường hợp này trên cơ sở thận trọng, từng bước, căn cứ trên mức độ vi phạm.
Theo ông Hoàng, trước đây cô Châu từng bị kỷ luật cảnh cáo, theo quy định của ngành sau hình thức này là đến hình thức đuổi việc. Vì thế quy trình xử lý phải hết sức thận trọng, nghiêm minh, không để trường hợp cô Châu làm ảnh hưởng uy tín của ngành giáo dục.
Cô giáo Trần Thị Minh Châu và lớp học cô im lặng suốt 4 tháng. Ảnh: T.Trang
“Đây là giai đoạn học sinh cũng đang thi học kỳ. Vì thế ngành GD-ĐT cũng đã hết sức cân nhắc, thận trọng, vì học sinh, không để các em bị xáo trộn tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình học tập”- ông Hoàng nói.
Video đang HOT
Trước đó, Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin về trường hợp cô giáo Trần Thị Minh Châu dạy toán tại Trường THPT Long Thới, huyện Nhà bè có cách giảng có một không hai khi im lặng suốt 4 tháng, chỉ viết lên bảng mà không nói lời nào với học sinh. Vụ việc chỉ vỡ lẽ khi em Phạm Song Toàn bật khóc trước lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM kể về nỗi ấm ức, khiếp sợ mà các em phải chịu đựng. Nhiều nhà giáo và các chuyên gia giáo cho rằng, việc im lặng của cô Châu là một hình thức bạo lực tinh thần học trò, phương pháp giáo dục phản sư phạm.
Theo Đặng Trinh (Người lao động)
Cô giáo không nói gì khi giảng bài: Cứ vi phạm, nhận lỗi là... xong?
Diễn biến vụ học sinh tại TPHCM bật khóc "tố" giáo viên "quyền lực" không giảng bài trong nhiều tháng là người này đã nhận lỗi và "hòa giải" với học sinh (HS). Tuy nhiên, dư luận vẫn sục sôi, nhiều người không chấp nhận.
Theo Hiệu trưởng THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM), sau sự việc, cô Trần Thị Minh Châu đã nhận lỗi và cam kết sẽ giải quyết ôn hòa với học trò, giảng bài bình thường cũng như cởi mở hơn với lớp.
Tuy nhiên, dư luận vẫn bức xúc, nhiều người đề nghị kỷ luật cô Châu với hình thức cho ra khỏi ngành. Bởi vì, việc cô Châu nhận lỗi, hứa hẹn chỉ xảy ra sau khi có ý kiến phản ánh của HS với lãnh đạo Sở GD, bị báo chí phản ánh, do lo sợ mất việc, chứ không xuất phát từ sự tự giác, chân thành.
Thứ hai, cái sai hoàn toàn thuộc về cô, nên việc "hòa giải" là không hợp lý. Lý do "sợ HS ghi âm tung lên mạng", cô đưa ra, cũng "lạ". Bởi, GV giảng dạy đàng hoàng thì không bao giờ sợ, chỉ khi làm điều mờ ám mới sợ.
Học sinh Phạm Song Toàn đã bật khóc kể về cô giáo dạy Toán quyền lực của mình không giảng bài. Ảnh: NLĐ
Việc cô Châu "cam kết" sẽ giảng bài bình thường cũng vô lý. Bởi, giảng bài là yêu cầu bắt buộc, đương nhiên. Việc cô giáo "quyền lực" không giảng bài trong nhiều tháng liền là cậy thế, cố ý vi phạm, gây áp lực lớn đến tâm lý HS và ảnh hưởng uy tín của nhà trường, của ngành giáo dục.
Nếu có vấn đề gì khúc mắc, cô có thể trao đổi với cán bộ lớp, GV chủ nhiệm, ban giám hiệu để phối hợp giải quyết, hoặc có thể xin chuyển lớp. Thế nhưng, cô đã có ứng xử rất tùy tiện, chưa từng có trong lịch sử giáo dục.
Người Việt vốn tôn sư trọng đạo và khoan dung, "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại", nhưng không có nghĩa là dễ dãi, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Nếu tiếp tục "khoan dung" cho GV này, không chắc chắn cô sẽ khắc phục triệt để, không tái vi phạm. Trước đó, tại trường cô làm việc và đã chuyển đi, hội đồng kỷ luật trường từng biểu quyết buộc thôi việc cô giáo này.
Mặt khác, việc này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, GV ai muốn làm gì thì làm, bất chấp tất cả, sau đó chỉ cần vài lời xin lỗi, hứa hẹn là xong (?).
Lúc đó, kỷ cương, nề nếp của ngành sẽ bị buông lỏng, đảo lộn, không còn đủ sức răn đe.
Nhiều người đã nhắn gửi cô Châu: Không yêu trẻ thì đừng làm GV. Hiện có rất nhiều sinh viên sư phạm giỏi, nhưng vì vướng biên chế nên không có cơ hội đứng trên bục giảng. Trong khi đó, nhiều GV yếu kém, vi phạm triền miên lại lợi dụng sự "khoan dung", dễ dãi của mọi người để "cố thủ".
Câu chuyện này cho thấy ngành giáo dục cần phải quyết liệt thanh lọc đội ngũ, cho thôi việc những GV kém chuyên môn, yếu về đạo đức và ý thức kỷ luật, để tạo điều kiện cho những người giỏi, tâm huyết cống hiến; từ đó, tạo ra động lực cạnh tranh để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Clip: Cô giáo dạy Toán đến lớp không giảng bài, không trao đổi với học sinh khiến học sinh bức xúc. Nguồn: Zing
Theo Hải Đăng (Lao động)
TP HCM yêu cầu xử lý vụ cô giáo không giảng bài suốt ba tháng UBND TP HCM chỉ đạo Sở Giáo dục kiểm tra, xử lý sự việc, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo lãnh đạo thành phố. Sáng 29/3, tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội quý I, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM, cho biết thành phố mới nắm được việc cô giáo không giảng bài suốt...