Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế từng muốn chết
Sau khi tìm hiểu pháp luật và biết hành vi của mình bị xử lý rất nặng, từ 20 năm, chung thân thậm chí tử hình, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã rất hoảng sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết.
Ngày 14.7, TAND TP. Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong đại án “ chuyến bay giải cứu” với phần tham gia xét hỏi của luật sư.
Bị cáo Phạm Trung Kiên: Từng muốn chết khi biết có thể bị xử chung thân hoặc tử hình
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Trung Kiên đã công bố hồ sơ bệnh án, liên quan đến chẩn đoán hành vi tự sát rối loạn tâm thần đa dạng không có triệu chứng, sau khi nhiễm Covid-19 của thân chủ.
Bị cáo Phạm Trung Kiên (giữa) tại phiên tòa. Ảnh TRẦN PHAN
Trả lời vấn đề này, bị cáo Kiên nghẹn ngào cho biết, sau ngày 24.1, bản thân mắc Covid-19 và diễn biến rất nặng, phải vào Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cấp cứu, nằm viện một thời gian.
Ông Kiên khai sau khi ra viện, cộng thêm thông tin cơ quan điều tra khởi tố vụ án để điều tra các sai phạm liên quan tổ chức, cấp phép các chuyến bay thì tâm lý của bản thân chịu sức ép rất nặng.
Ngoài ra, sau khi xuất viện, ông Kiên cũng thường xuyên phải làm việc với điều tra; tự tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, khung rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình.
“Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình nên rất hoảng sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực đó. Do vậy, bị cáo có một thời gian phải điều trị tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai”, ông Kiên khóc và nói.
Các luật sư tham gia phiên tòa. Ảnh TRẦN PHAN
Trả lời câu hỏi của các luật sư, bị cáo Kiên cho hay, các doanh nghiệp chủ động tìm đến mình và không hứa hẹn gì, thấy có doanh nghiệp đến nhờ thì nhận lời giúp đỡ.
“Các doanh nghiệp chủ động tìm đến bị cáo, bị cáo không có hành động gì gây khó khăn, làm chậm tiến độ của các doanh nghiệp”, bị cáo Kiên nói và cho hay có 3 doanh nghiệp chủ động đặt vấn đề về tiền bồi dưỡng sau khi hoàn thành, cảm ơn bao nhiêu thì nhận chứ không đề xuất.
Tuy nhiên, trong buổi xét xử ngày 13.7, bị cáo Kiên có thừa nhận đã đề xuất một số doanh nghiệp đưa tiền để được phê duyệt chuyến bay. Cụ thể, ông Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến hoặc từ 500.000 – 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay combo và từ 7 – 15 triệu đồng/khách lẻ.
Giám đốc vụ ‘chuyến bay giải cứu’ nói 3 lý do chi tiền cho ông Phạm Trung Kiên
Cáo trạng xác định, bị cáo Kiên là người đã nhận hối lộ nhiều nhất, với 235 lần và tổng số tiền 42,6 tỉ đồng.
Ông Kiên thừa nhận toàn bộ số tiền nhận hối lộ được chuyển qua tài khoản của mẹ vợ. Ngoài dùng 12 tỉ đồng để trả lại cho một số doanh nghiệp, ông Kiên khai đã chi 2 tỉ đồng cho mục đích cá nhân, cho một người chú vay 10 tỉ đồng, số còn lại đầu tư đất và sửa chữa nhà cửa.
Cựu thư ký thứ trưởng nhận 42 tỉ 'chuyến bay giải cứu': Mang tiền về cho vợ
Cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục khẳng định nhận hối lộ 42 tỉ vụ chuyến bay giải cứu nhưng "không nói cho ai biết".
"Bị cáo nhận tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi chứ không biết tiền gì", cựu thư ký trình bày.
Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế được dẫn giải đến phiên tòa 'chuyến bay giải cứu' - Ảnh: DANH TRỌNG
Chiều 13-7, đại diện viện kiểm sát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu.
Trả lời xét hỏi, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) tiếp tục khẳng định nhận hối lộ hơn 42 tỉ và không chia cho ai, không nói cho ai biết.
Viện kiểm sát: "Hành động của bị cáo đáng lên án"
Trả lời xét hỏi, ông Kiên cho biết các doanh nghiệp hối lộ ông có vài trường hợp có quen biết trước, còn lại chủ yếu là khi có phát sinh công việc liên quan đến tổ chức các chuyến bay giải cứu thì doanh nghiệp mới liên hệ để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ.
"Các doanh nghiệp nhờ giúp đỡ thế nào?", viện kiểm sát hỏi.
Ông Phạm Trung Kiên không trả lời cụ thể, chỉ nói ngắn gọn các doanh nghiệp nhờ giúp đỡ "như nội dung bản cáo trạng đã thể hiện". Bị cáo nhận tiền của các doanh nghiệp liên quan đến chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu hoặc liên quan đến số khách lẻ.
"Đối với chuyến bay combo, đúng như nội dung cáo trạng truy tố, bị cáo chỉ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng và trình lãnh đạo bộ ký duyệt. Sau khi lãnh đạo bộ xét duyệt xong, bị cáo trả hồ sơ để Văn phòng Bộ Y tế phát hành, hoặc chuyển cho Cục Y tế dự phòng sửa chữa", ông Kiên trình bày.
"Nếu chỉ đơn giản việc nhận từ lãnh đạo bộ cho tới Cục Y tế dự phòng để đưa cho văn thư phát hành, việc gì doanh nghiệp phải đến với bị cáo?", viện kiểm sát truy.
"Có lẽ các doanh nghiệp tin rằng bị cáo giúp được, hỗ trợ được các doanh nghiệp xử lý công việc một cách nhanh hơn nên các doanh nghiệp đến gặp bị cáo", Kiên phân trần.
"Doanh nghiệp phải đến Cục Y tế dự phòng chứ đến bị cáo làm gì?", viện kiểm sát tiếp tục đặt vấn đề. "Cái đấy bị cáo không rõ", ông Kiên cúi mặt, nhỏ giọng khai.
Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH
Trước lời khai trên, viện kiểm sát đánh giá bị cáo chưa thực sự thành khẩn và chưa nhận ra cái sai của mình.
"Tất cả những doanh nghiệp ở đây không có mâu thuẫn gì với bị cáo, thời điểm đó người ta rất muốn có chuyến bay với 2 mục đích, thứ nhất là lợi nhuận, thứ hai là đưa công dân về càng nhanh càng tốt để tránh dịch.
Người Việt Nam mình sang nước ngoài chủ yếu là lao động, chủ yếu là du học sinh thì thu nhập không thể bằng nước sở tại được. Nước sở tại khi dịch bùng ra đương nhiên người ta ưu tiên công dân của người ta, còn công dân của mình thì làm sao có tiền để chi phí theo như mức thu nhập ở nước đó.
Đó là lý do tại sao Nhà nước có những chuyến bay như vậy. Bị cáo làm trong Bộ Y tế mà lại có hành động như vậy thì rất đáng lên án, bị cáo phải suy nghĩ lại về hành động của mình, về nhận thức của mình", đại diện viện kiểm sát nói.
"Mang tiền về cho vợ"
"Số tiền bị cáo nhận được của doanh nghiệp có nói cho ai biết?", viện kiểm sát tiếp tục hỏi.
Giống như những lời khai trước, ông Kiên tiếp tục khẳng định nhận hối lộ hơn 42 tỉ "nhưng không nói cho ai biết".
"Bị cáo nhận được tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi chứ không biết tiền gì", ông Kiên phân trần.
Ông Kiên khai các doanh nghiệp chuyển tiền vào tài khoản của mẹ vợ mình.
"Toàn bộ số tiền này giao dịch trên tài khoản, bị cáo không rút tiền mặt, tổng số nhận của các doanh nghiệp 42 tỉ đồng. Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại cho một số người 12 tỉ, bị cáo dùng 2 tỉ cho mục đích cá nhân, cho một người chú ở Thái Bình vay 10 tỉ, còn lại mua đất đai và sửa chữa nhà cửa.
Có 2 mảnh đất ở Ba Vì và Hoài Đức bị cáo đã bán để khắc phục hậu quả, còn mảnh đất ở Mũi Né chung tên với người bạn do bị cáo bị bắt nên chưa giao dịch được", ông Kiên khai về việc sử dụng số tiền nhận hối lộ liên quan chuyến bay giải cứu.
Bị cáo Hoàng Anh Kiếm: Cựu trợ lý phó thủ tướng ra giá 20.000 USD một chuyến bay giải cứu
Trong phiên tòa chiều nay, đại diện viện kiểm sát thẩm vấn bị cáo Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) để làm rõ chênh lệch số tiền mà Kiếm hối lộ ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh.
Theo đó, Kiếm khai đã hối lộ ông Linh 320.000 USD để giúp cấp phép chuyến bay giải cứu, còn ông Linh khai chỉ nhận 180.000 USD.
Ông Kiếm khẳng định đã hối lộ ông Linh 320.000 USD.
"Bị cáo có nhờ anh Linh giúp 2 chuyến thí điểm chuyến bay giải cứu. Anh Linh yêu cầu 10.000 USD một chuyến. Với 16 chuyến tiếp theo, anh Linh yêu cầu 20.000 USD một chuyến. Tổng số 16 chuyến là 320.000 USD nhưng anh Linh chỉ lấy 300.000 USD. Anh Linh yêu cầu như vậy nên bị cáo đưa", ông Kiếm khai.
Xét xử chuyến bay giải cứu: Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội khóc nghẹn, nói 'rất ân hận'
Cựu Trợ lý Phó Thủ tướng khai gì về số tiền 4,2 tỷ đồng đã nhận? "Bị cáo lúc nào cũng làm việc đúng, nhanh, gọn và nỗ lực. Khi nhận 4,2 tỷ đồng từ doanh nghiệp, bị cáo không báo cáo ai và cũng không đưa cho ai ở Văn phòng Chính phủ", bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng khai tại tòa. Trong phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" ngày...