Vụ chuồng bò “hạng sang”: Từng đưa nhầm 231 người vào đề án trăm tỷ
Khi triển khai mới phát hiện 231 người bị đưa nhầm vào đề án trăm tỷ. Cụ thể tại bản Đửa không có người Ơ Đu nào.
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm khi thông tin về quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2025 với tổng kinh phí là 120 tỷ đồng.
Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã khởi tố bắt tạm giam ông Kim Văn Bốn (SN 1982, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An), cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Tâm Long (SN 1974) quyền Trưởng phòng Chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.
Những chuồng bò hạng sang được xây dựng trong đề án.
Ngày 23/7, để tìm hiểu thêm thông tin về quá trình thẩm định các hạng mục trong dự án, phóng viên liên lạc với ông Đặng Xuân Quyền – Trưởng Phòng Quản lý Xây dựng Công trình (Sở NN&PTNT Nghệ An, đơn vị thẩm định thiết kế và dự toán), ông Quyền cho biết hiện tại vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ nên đang chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra. Ông Quyền cũng cho biết, quá trình thẩm định giá theo quy định của nhà nước, được thực hiện đúng theo quy trình.
Đặc biệt trong đề án trăm tỷ có hạng mục khiến dư luận “giật mình” khi chuồng bò được xây dựng với số tiền hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là những chuồng bò hạng sang.
Cụ thể, trong Quyết định số 2618/QĐ-UBND về việc phân khai kinh phí thực hiện các hạng mục hỗ trợ, phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019. Hạng mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài với số tiền gần 13 tỷ đồng tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương), chủ đầu tư đã cho xây dựng 67 chuồng trại cho 77 hộ dân người Ơ Đu. Trong đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3 hơn 7,24 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, có 10 chuồng loại 2 hơn 2,36 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc một chuồng bò tương ứng gần 236 triệu đồng. Kích thước mỗi chuồng là 4,5 x 6,69m, chiều cao tường 2,7m; trước và sau đều có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông. Phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn…
Bên cạnh những chuồng bò hạng sang là căn nhà lụp xụp của người dân.
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2025 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3829/QĐ-UBND vào tháng 8/2017 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 90% và ngân sách đối ứng địa phương 10%), giao Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư quản lý thực hiện.
Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu một cách bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu. Đề án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2016-2020) kinh phí 61,6 tỷ đồng; Giai đoạn 2 (2021-2025) kinh phí 58,4 tỷ đồng.
Cụ thể, đề án được chia ra 5 nội dung cơ bản để hỗ trợ phát triển, bao gồm: Đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ Ơ Đu; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào và phát triển du lịch cộng đồng; đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc Ơ Đu và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Cuộc sống của người dân Ơ Đu nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 23/4/2019, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định phê duyệt chủ trương hỗ trợ phát triển KT-XH dân tộc Ơ Đu ở tỉnh Nghệ An năm 2019 dựa trên nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương hỗ trợ là 28,18 tỷ đồng.
Trong đề án được UBND tỉnh Nghệ An duyệt ngày 22/8/2017 nêu rõ phạm vi đề án được thực hiện tại hai bản Văng Môn và bản Đửa, nơi sinh sống tập trung dân tộc Ơ Đu thuộc hai xã Lượng Minh và Nga My của huyện Tương Dương. Tại bản Đửa, xã Lượng Minh có 45 hộ với 231 nhân khẩu là người Ơ Đu.
Tuy nhiên, khi Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An triển khai dự án thì phát hiện ở bản Đửa không có người Ơ Đu nên đề nghị UBND tỉnh Nghệ An rút bản Đửa ra khỏi danh sách được hỗ trợ phát triển. Sau đó UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND đồng ý việc đưa bản Đửa ra khỏi danh sách thôn bản được hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội mà đề án trước đó đã đưa ra.
Bắt giam đối tượng dùng dao tấn công người phụ nữ để cướp tài sản
Nguyễn Ngọc Duy (còn gọi là Duy mắt nai, SN 1986, ngụ quận 1) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Cướp tài sản".
Thông tin trên SGGP, khoảng 2h35 ngày 26/6, nghe tiếng la hét của bà Dương Kim Thường (SN 1951), người dân sinh sống trong con hẻm 178 Cô Giang chạy ra phát hiện bà Thường ôm vết thương trên đầu bê bết máu. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu và sự việc được trình báo lên cơ quan công an.
Sau khi khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, công an tiến hành điều tra và thu giữ 1 con dao dài khoảng 20cm, đôi dép màu trắng, 1 khẩu trang...
Theo lời nạn nhân cho biết, người này bị một đối tượng dùng dao đâm vào đầu, cướp chiếc túi xách chứa 15 triệu đồng, điện thoại di động cùng nhiều giấy tờ.
Công an xác định kẻ gây án mặc áo tài xế xe công nghệ GoViet, chạy xe Ware màu đỏ và sử dụng dao gây thương tích cho nạn nhân. Kẻ nghi vấn được xác định là Duy (có 2 tiền án cướp giật tài sản và là đối tượng nghiện ma tuý).
Tìm tới nơi Duy thuê ở đường Nguyễn Trãi, quận 1, Duy đi đâu không ai rõ, chỉ có xe máy Ware màu đỏ nghi vấn xe gây án.
Duy thực nghiệm hành vi dùng dao đâm vào gáy nạn nhân. Ảnh: Zing
Qua rà soát các mối quan hệ của Duy, công an xác định được 2 đối tượng là N.P.M. (SN 1986) và N.N.T. (SN 1987) nên mời về làm việc. Cả hai sau đó khai nhận giúp đỡ cho Duy bỏ trốn. Cụ thể, M. chở Duy lẩn trốn ở quận 7 và quận Thủ Đức rồi thuê xe ô tô cho Duy về tỉnh Đồng Tháp. Trong khi đó, T. giúp Duy liên hệ với N.H.H. nhờ cho ở nhờ.
Thông tin trên Zing, qua nhiều mối quan hệ bạn bè, Duy trốn xuống nhà bạn bè ở Đồng Nai rồi về lại TP.HCM vào 15h ngày 1/7. Khoảng 20 giờ ngày 3/7, Duy bị trinh sát công an bắt giữ khi về phòng trọ gặp mặt vợ và con (mới sinh được 6 tháng).
Qua khám xét, công an thu giữ chiếc điện thoại di động của nạn nhân cùng một số giấy tờ có liên quan. Duy thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Công an đang củng cố hồ sơ xử lý về hành vi "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm" đối với các đối tượng liên quan.
Khám xét nơi làm việc của một cán bộ liên quan đề án trăm tỷ hỗ trợ người Ơ Đu Liên quan đến sai phạm tại đề án trăm tỷ hỗ trợ người Ơ Đu, cơ quan công an đang khám xét nơi làm việc của Quyền Trưởng phòng Chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An. Khoảng 17h hôm nay (23/7), cơ quan công an Nghệ An đến khám xét phòng làm việc của ông Nguyễn Tâm Long, Quyền Trưởng phòng Chính...