Vụ chùa Biện Sơn: “Tà dâm nơi cửa Phật là một sự bệnh hoạn”
Những người bình thường vướng vào việc tà dâm cũng đáng lên án nhưng nó không quá nghiêm trọng như xảy ra với người tu hành. Những vụ việc liên quan đến nhà sư đã xảy ra như ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, có lẽ nhiều người cũng đặt câu hỏi phải chăng công tác quản lý, kỷ luật của Giáo hội cũng như việc xử lý theo pháp luật chưa được nghiêm.
Theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Phú Sơn, ngay sau khi báo chí phản ánh những dấu hiệu của lối sống “thác loạn”, “tà dâm” tại chùa Biện Sơn, lãnh đạo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc và Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã yêu cầu triệu tập cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Ngày 22/7, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung Tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học Việt Nam) cho biết, ông có theo dõi phản ứng của dư luận sau loạt bài “Tà dâm nơi cửa Phật” gây xôn xao dư luận.
Theo ông Bình, việc vị Thượng tọa Thích Minh Pháp, Trụ trì chùa Biện Sơn có hành vi gạ dâm, quấy rối tình dục đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. “Những người có thói bệnh hoạn như vậy không nên theo đuổi trở thành nhà tu hành. Nơi cửa Phật thực hiện việc tu tập, tôn giáo, là nơi sinh hoạt tôn giáo, trong đó sẽ có có rất nhiều người có thể trở thành ‘con mồi’ của thói bệnh hoạn đó.
Xét về câu chuyện xã hội có thể thông cảm cho phần nào tính chất giống như một người bệnh, có thể không bị pháp luật trừng phạt nhưng rõ ràng tại cửa Phật là chốn linh thiêng cần phải loại bỏ thói bệnh hoạn đó”, ông Bình nhấn mạnh.
“Tôi chưa biết trạng thái tâm sinh lý của tu sĩ này ra sao nhưng chắc chắn đó là một sự bệnh hoạn, lợi dụng bệnh hoạn đó trong quá trình làm trụ trì chùa có tiếng tại Vĩnh Phúc thì càng vô đạo đức hơn nữa”, ông Bình nêu quan điểm.
Video đang HOT
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng: “Sự việc tà dâm liên quan đến ông Thích Minh Pháp là điều hết sức đáng tiếc, đáng tiếc không chỉ cho ngôi chùa mà còn đáng tiếc cho địa phương, đáng tiếc cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Có thể nói những vi phạm này chỉ là những ‘con sâu’ nhưng với vụ việc nêu trên và một số vụ việc bê bối khác liên quan đến nhà sư, rõ ràng dư luận sẽ cảm thấy ái ngại, băn khoăn”, ông Nhưỡng nói.
Những người bình thường vướng vào việc tà dâm cũng đáng lên án nhưng nó không quá nghiêm trọng như xảy ra với người tu hành. Những vụ việc liên quan đến nhà sư đã xảy ra như ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, có lẽ nhiều người cũng đặt câu hỏi phải chăng công tác quản lý, kỷ luật của Giáo hội cũng như việc xử lý theo pháp luật chưa được nghiêm. Ví dụ người từng là trụ trì ở chùa Nôm (Hưng Yên) còn tham gia vào “chạy án”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cần phân biệt rạch ròi giữa đạo Phật với những con người núp dưới áo cà sa rồi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp các giáo lý của nhà Phật, thậm chí vi phạm pháp luật; không được đánh đồng việc vi phạm của cá nhân vào những điều rất tốt đẹp của đạo Phật.
PGS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu di sản, văn hóa chia sẻ, ông xem việc sư thầy tà dâm ở chùa Biện Sơn vừa qua là sự việc có tính chất cảnh tỉnh một số nhà tu hành. “Đã bước chân vào chốn thiền môn, đã xác định theo đời tăng sĩ thì phải nghiêm túc giữ giới luật, giới chính là các nguyên tắc phải có của người tu hành.
Giữ được giới thì tâm mới tịnh, tâm có tịnh thì tuệ (trí tuệ) mới phát sinh, tuệ có phát sinh thì mới tiếp cận được với đạo, tiếp cận được với đạo thì mới giáo hóa được chúng sinh đi theo con đường chân lý của đức Như Lai.
Nếu không giữ được giới, không ý thức được nếp của người xuất gia thì có thể gọi đó là ‘phản Phật, phản dân’, mà đã ‘phản Phật, phản dân’ thì không thể ở chùa được”, ông nói.
Ngoài ra, PGS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu di sản, văn hóa chia sẻ với Dân Việt rằng, ông xem việc sư thầy tà dâm ở chùa Biện Sơn vừa qua là sự việc có tính chất cảnh tỉnh một số nhà tu hành: “Bây giờ, người ta nói là ‘no cơm ấm cật, dậm dật chân tay’ chứ không phải kiểu ‘phú quý sinh lễ nghĩa’ như ngày xưa nữa.
Rõ ràng, có nhiều người gửi mình vào chùa là để tu hành thực sự, để tìm con đường giải thoát đúng nghĩa nhưng không loại trừ có người vào chùa để kiếm lợi về vật chất. Và khi đã thỏa mãn về nhu cầu vật chất thì xuất hiện hiện tượng ‘no cơm ấm cật, dậm dật chân tay’.
Tôi đi chùa, thấy bây giờ chùa nào cũng to lớn, khang trang… có nhà sư đi xe hơi bóng loáng. Trong khi đó, cổ nhân có câu “hảo tự ố tăng”, chùa càng to lớn bao nhiêu thì người tu hành lại hướng vào vật chất bấy nhiêu. Người ta tu hành để thoát khỏi tham sân si, thoát khỏi ái dục, thoát khỏi vô minh… mà giờ lại vướng sâu hơn vào vật chất thì liệu có tu nổi không, tu có thành tựu được không?”
Sẽ bãi nhiệm đại biểu HĐND với trụ trì Chùa Biện Sơn Thích Minh Pháp
Thường trực HĐND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) sẽ có tờ trình báo cáo HĐND bãi nhiệm tư cách đại biểu khóa XIX nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Hội (pháp danh Thích Minh Pháp).
Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu sáng 21/7 xác nhận với VietNamNet: "Thường trực HĐND huyện mới đây họp thông qua và thống nhất để có tờ trình báo cáo HĐND để bãi nhiệm tư cách đại biểu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Hội, trụ trì Chùa Biện Sơn".
Việc bãi nhiệm này được thực hiện sau khi báo chí phản ánh về các dấu hiệu "tà dâm" xảy ra ngay bên trong chùa Biện Sơn. Trước khi báo chí phản ánh, ông Hội là đại biểu HĐND huyện Yên Lạc nhiệm kỳ 2021-2026. Dự kiến cuộc họp HĐND huyện sẽ được tổ chức vào ngày 27/7.
Tu sĩ Thích Minh Pháp. Ảnh: phatgiao.org.vn
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 19/7 ấn ký quyết định về việc thi hành kỷ luật, miễn nhiệm toàn bộ chức danh với tu sĩ Thích Minh Pháp, Trụ trì chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc).
Quyết định của Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: Cách tất cả các chức vụ trong GHPGVN đối với tu sĩ Thích Minh Pháp (Ủy viên Ban Văn hóa - Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc; Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Yên Lạc).
Giao Ban Tăng sự Trung ương rút khỏi danh sách đề nghị tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với tu sĩ Thích Minh Pháp.
Giao Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc thi hành kỷ luật đối với tu sĩ Thích Minh Pháp, tạm đình chỉ chức vụ trụ trì chùa Biện Sơn, biệt chúng sám hối (Lễ Phật sám hối, không được tiếp xúc với mọi người) trong vòng sáu tháng.
Trước đó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã chấp thuận đơn xin nghỉ các chức sự tham gia Giáo hội của Thượng tọa Thích Minh Pháp, chùa Biện Sơn, huyện Yên Lạc.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc xét thấy Thượng tọa Thích Minh Pháp và đệ tử vi phạm nghiêm trọng đối với giới luật Phật chế, đồng thời căn cứ vào giới luật Phật chế để yết ma cử tội xử lý kỷ luật nghiêm đối với Thượng tọa Thích Minh Pháp và đệ tử là tu sĩ Thích Đạo Phúc hiện đang sinh hoạt tại chùa Kim Đường, huyện Yên Lạc (chùa chưa bổ nhiệm trụ trì).
Cách toàn bộ chức danh với trụ trì Chùa Biện Sơn Thích Minh Pháp Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định cách tất cả các chức vụ đối với Tu sĩ Thích Minh Pháp - người có hành vi không chuẩn mực được báo chí phản ánh. Tu sĩ Thích Minh Pháp. Theo thông báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), ngày 19/7, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã...