Vụ Chủ tịch phường xác nhận cho vợ vay vốn thoát nghèo: Người vay khai báo không trung thực
Liên quan đến sự việc một số cán bộ phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, được Chủ tịch xác nhận cho vay tiền thoát nghèo, phía Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết, nhiều hộ vay vốn thoát nghèo nhưng sử dụng không đúng mục đích, khai báo nghề nghiệp không trung thực, dẫn đến giải ngân sai đối tượng.
Liên quan đến sự việc Chủ tịch phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, là trưởng ban giảm nghèo của phường đã ký xác nhận cho ít nhất 5 trường hợp đang là cán bộ công chức, viên chức công tác tại phường được vay vốn “thoát nghèo” của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Thái Bình.
UBND phường Lê Hồng Phong, nơi một số cán bộ phường được xác nhận vay vốn thoát nghèo
Trong danh sách những hộ dân được vay vốn thoát nghèo còn có vợ của vị Chủ tịch phường này, phía Ngân hàng(CSXH) tỉnh Thái Bình vừa có công văn gửi Tổng giám đốc ngân hàng CSXH Việt Nam.
Cụ thể, ông Đặng Xuân Hậu là Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, đồng thời là trưởng ban giảm nghèo của phường đã ký xác nhận cho 5 trường hợp cán bộ, viên chức đều có kinh tế ổn định, để vay vốn thoát nghèo gồm: bà Đặng Thị Kim Thoa, là Phó bí thư Đảng ủy phường Lê Hồng Phong, vay vốn 48 triệu đồng; bà Vũ Thị Hoài Thu, công chức văn phòng thống kê, vay vốn 40 triệu đồng.
Bà Vũ Thị Thắm, công chức văn phòng thống kê, vay vốn 50 triệu đồng; bà Đặng Thị Hồng Nhung, công chức văn hóa xã hội, vay vốn 50 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Thanh Phương, công chức Tài chính kế toán, vay vốn 47 triệu đồng. Và bà Bùi Thị Phương là giáo viên vay vốn 50 triệu đồng.
Đặc biệt trong danh sách những người vay vốn thoát nghèo còn có cả bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt, là vợ của ông Hậu được vay 50 triệu đồng. Tất cả những trường hợp vay vốn nói trên đều được ông Hậu ký xác nhận rải rác trong năm 2017.
Trong danh sách những người vay vốn thoát nghèo còn có bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt, là vợ của ông Hậu được vay 50 triệu đồng
Video đang HOT
Vào tháng 10/2018, phía Ngân hàng CSXH nắm bắt được thông tin nhiều hộ vay vốn thoát nghèo sử dụng vốn sai mục đích, phía Ngân hàng CHSH đã tiến hành kiểm tra và phát hiện có 6 hộ vi phạm. Mặc dù chưa kết thúc đợt kiểm tra, nhưng đã có đến 8 hộ tự giác mang số tiền vay “thoát nghèo” đến Ngân hàng trả lại trước thời hạn. Ngân hàng CSXH cũng đã thu hồi 375 triệu đồng tiền vốn sử dụng sai mục đích để giải ngân lại cho các trường hợp khác.
Sau khi báo chí phản ánh sự việc một số hộ vay vốn thoát nghèo không thuộc đối tượng thoát nghèo mà vẫn được vay tiền, Ngân hàng CSXH đã tiến hành đã yêu cầu UBND các phường, xã rà soát các đối tượng vay, tránh có vi phạm tương tự.
Giải thích về vấn đề trên, ông Vũ Văn Thuân, Phó giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình cho biết: “Việc giải ngân vốn cho các đối tượng dựa hoàn toàn vào hồ sơ từ địa phương chuyển lên. Chủ tịch xã, phường có trách nhiệm phê duyệt thẩm định đảm bảo đúng đối tượng được vay vốn. Chúng tôi chỉ thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay, chủ yếu là cử cán bộ về điểm giao dịch giải ngân và thu hồi nợ vào một ngày cố định trong tháng”.
Ông Thuân cũng cho biết, lực lượng cán bộ ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình rất mỏng. Toàn tỉnh có 285 điểm giao dịch nhưng chỉ có 88 cán bộ phụ trách. Từ ngày 4 đến 25 hàng tháng, chỉ có thể đến mỗi điểm giao dịch một lần. Đơn vị không thể độc lập đi kiểm tra thực tế nhà cửa, nguồn thu nhập cũng như nghề nghiệp của người vay.
Cũng theo giải thích của ông Thuân thì: “Trong hồ sơ vay vốn, những người này đều ghi ở phần nghề nghiệp là lao động tự do. Họ đã khai báo không trung thực dẫn đến công tác giải ngân sai đối tượng”.
Việc nguồn vốn thoát nghèo bố trí sai đối tượng là lỗi của cấp chính quyền địa phương. Ban giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình đã nhắc nhở và yêu cầu ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn phường Lê Hồng Phong rút kinh nghiệm.
Hiện nay, phía Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thái Bình đang trong quá trình xác minh sự việc để làm rõ sự việc trên.
Đức Văn
Theo Dantri
Cho vợ chủ tịch phường vay vốn thoát nghèo do... nể
Ngân hàng Chính sách xã hội Thái Bình lý giải việc để vợ chủ tịch và nhiều cán bộ phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình được vay vốn thoát nghèo là do nể nang.
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Thái Bình vừa có công văn gửi Tổng giám đốc ngân hàng CSXH Việt Nam.
Theo đó, vào giữa tháng 10, đơn vị nhận được tin tại phường Lê Hồng Phong có nhiều hộ vay vốn thoát nghèo nhưng sử dụng không đúng mục đích.
Ngân hàng đã cử đoàn công tác đi kiểm tra và phát hiện có 6 hộ vi phạm. Tuy nhiên, chưa kết thúc đợt làm việc thì đã có 8 hộ tự mang tiền vay đến trả trước hạn.
Đơn vị đã thu hồi 375 triệu đồng tiền vốn sử dụng sai mục đích để giải ngân lại cho các trường hợp khác.
Về thông tin các khách hàng này không thuộc đối tượng thoát nghèo, trái với quy định vay vốn thì qua kiểm tra, cán bộ tín dụng đã không nắm được, khi báo chí phản ánh, lãnh đạo ngân hàng mới biết.
Từ sai sót này, HĐQT ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình đã yêu cầu UBND các phường, xã rà soát các đối tượng vay, tránh có vi phạm tương tự.
Khai hồ sơ là lao động tự do
Phó giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình Vũ Văn Thuân cho biết: Việc giải ngân vốn cho các đối tượng dựa hoàn toàn vào hồ sơ từ địa phương chuyển lên.
Lâu nay, để đảm bảo quy trình cho vay, ngân hàng CSXH đã ký hợp đồng ủy nhiệm, hợp đồng ủy thác với ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; các hội, đoàn thể. Hàng tháng đơn vị trả phí để các ban, hội này hoạt động.
Phó giám đốc ngân hàng Chính sách xã hội Thái Bình Vũ Văn Thuân
"Chủ tịch xã, phường có trách nhiệm phê duyệt thẩm định đảm bảo đúng đối tượng được vay vốn. Chúng tôi chỉ thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay, chủ yếu là cử cán bộ về điểm giao dịch giải ngân và thu hồi nợ vào một ngày cố định trong tháng", ông Thuân cho hay.
Ông giải thích: Lực lượng cán bộ ngân hàng CSXH rất mỏng. Toàn tỉnh có 285 điểm giao dịch nhưng chỉ có 88 cán bộ phụ trách.
Từ ngày 4 đến 25 hàng tháng, chỉ có thể đến mỗi điểm giao dịch một lần. Đơn vị không thể độc lập đi kiểm tra thực tế nhà cửa, nguồn thu nhập cũng như nghề nghiệp của người vay.
Về việc ngân hàng giải ngân cho cả những "người giàu" bằng nguồn vốn thoát nghèo, ông Thuân trả lời: "Trong hồ sơ vay vốn, những người này đều ghi ở phần nghề nghiệp là lao động tự do. Họ đã khai báo không trung thực dẫn đến công tác giải ngân sai đối tượng. Khi chúng tôi hỏi tại sao bộ phận lập danh sách thẩm định của phường Lê Hồng Phong đưa cán bộ, người nhà lãnh đạo vào diện vay vốn thì họ trả lời là do nể nang".
Việc nguồn vốn thoát nghèo bố trí sai đối tượng là lỗi của cấp chính quyền địa phương. Ban giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình đã nhắc nhở và yêu cầu ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn phường Lê Hồng Phong rút kinh nghiệm.
Như đã thông tin, trong danh sách người nghèo được vay vốn ưu đãi mà Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong Đặng Xuân Hậu, Trưởng ban giảm nghèo ký duyệt có cả vợ của ông, cùng Phó bí thư Đảng ủy và nhiều cán bộ phường. Việc làm này gây bức xúc trong dư luận và khiến hàng trăm triệu đồng vốn ưu đãi của nhà nước bị sử dụng sai mục đích, sai đối tượng.
Sau khi báo chí phản ánh, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Bình đã vào cuộc xác minh sai phạm cũng như trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Hoài Anh
Theo VNN
Nữ cấp dưới nghi lộ clip nhạy cảm với chủ tịch xã là Chủ tịch hội nông dân Theo lãnh đạo UBND xã Long Hưng, bà H., người nghi bị lộ clip nhạy cảm với chủ tịch xã này là Chủ tịch hội nông dân tại địa phương. Mới đây, nhiều người dân xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên liên rục truyền tay nhau hình ảnh được cho có liên quan đến nghi vấn ông Phạm Văn M....