Vụ chôn thuốc trừ sâu: Sẽ tiến hành khai quật như thế nào?
Các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa và Công ty CP Nicotex Thanh Thái đã hoàn tất thủ tục, thành lập tổ giám sát thực hiện phương án khai quật và xử lý chất thải nguy hại tại Cty Thanh Thái. Vấn đề còn lại là thời gian tiến hành công việc khai quật.
Theo dự kiến của các ngành chức năng, các công việc khai quật hiện trường chôn chất thải nguy hại sẽ bắt đầu được tiến hành vào ngày 7/10. Ngày 30/9, Sở TN&MT Thanh Hóa đã phê duyệt biện pháp thi công công trình bốc xúc, đóng gói, xử lý rác thải, chất thải nguy hại thuốc bảo vệ thực vật tồn dư tại công ty CP Nicotex Thanh Thái (Cty Thanh Thái). Chủ đầu tư là Cty Thanh Thái, đơn vị thi công là công ty CP đầu tư Công nghệ Tài nguyên Môi trường Việt Nam.
Hiện trường Cty Thanh Thái đến ngày 4/10 vẫn im ắng.
Khu vực thi công được phân làm ba vùng: Vùng một là khu vực nguy hiểm, rủi ro phơi nhiễm cao; vùng hai là khu vực nguy hiểm đã được cách ly; vùng ba là khu vực an toàn. Toàn bộ vùng một sẽ được đào rãnh xung quanh với kích thước rộng 30cm, sâu 40cm, xây bờ đất xung quanh rộng 30cm, cao 50cm, là hành lang phản ứng thấm rỉ để phong tỏa, ngăn chặn ô nhiễm từ điểm nguồn. Bao quanh bằng tôn, trên căng bạt che mưa tránh phát tán hóa chất.
Việc thi công sẽ được thực hiện vào những ngày khô ráo, không thực hiện vào những ngày mưa để tránh phát tán chất thải nguy hại ra xung quanh. Các giải pháp thi công bốc xúc, đóng gói chất thải nguy hại được thực hiện theo biện pháp đã được phê duyệt.
Trong quá trình bốc xúc, đơn vị thi công phối hợp với hội đồng giám sát tiến hành lấy mẫu tại 10 điểm bốc xúc theo quy trình để hội đồng giám sát xử lý. Quá trình đào xúc, nếu phát hiện thêm chất thải nguy hại được chôn lấp, sẽ tiến hành thông báo với Hội đồng giám sát và Cty Thanh Thái để lập biên bản hiện trường. Nếu Hội đồng giám sát quyết định khai đào thêm thì tiếp tục bốc xúc ở đó. Nếu phát hiện thấy chôn lấp đóng trong bao bì thì lấy mẫu, bốc xúc, đóng gói. Nếu không có bao bì thì coi là đất bị ô nhiễm, chỉ lấy mẫu, không bốc xúc đóng gói.
Video đang HOT
Khi đào xúc chất thải nguy hại sẽ phát sinh một lượng lớn đất bị nhiễm thuốc phía trên khu vực chôn lấp và nắp bể chôn lấp. Tất cả đất nhiễm và nắp bể sẽ được thu gom chuyển toàn bộ về khu vực tập kết. Khu vực tập kết được thiết kế có tường bao xung quanh cao 30cm, phía dưới lót lớp vải địa kỹ thuật chống thấm; đất nhiễm và nắp bể sau khai được tập kết về đây sẽ tiến hành lấy mẫu và được phủ kín phía trên bằng vải HDPE chống thấm.
Các bước được tiến hành theo quy trình từ việc chuẩn bị vật liệu chứa, bao bì đựng hóa chất đến việc đảm bảo an toàn chất lượng thi công và biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ… Sau khi hoàn thành, tất cả khu vực khai quật và máy móc, dụng cụ thiết bị liên quan sẽ được tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy…
Hiện Cty Thanh Thái còn một lượng lớn thuốc thành phẩm nằm trong nhà kho của công ty này. Phía Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã có công văn về việc chỉ đạo thực hiện theo đề nghị của Cty Thanh Thái. Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo: Việc vận chuyển hàng hóa, hóa chất ra khỏi khuôn viên công ty yêu cầu Cty Thanh Thái thuê một kho trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản hàng hóa, hóa chất… để phục vụ điều tra.
Đồng thời lập biên bản bàn giao xe ô tô BKS 29N – 1622 (xe chở máy sục khí vào công ty bị người dân giữ lại) cho chủ phương tiện và lái xe về sửa chữa, quản lý và sử dụng…
Trong chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, thời gian thực hiện những công việc trên bắt đầu từ ngày 4/10/2013. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngày 4/10, tại hiện trường Cty Thanh Thái vẫn chưa có chuyển biến gì, tất cả vẫn im ắng, còn mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc.
Lực lượng bảo vệ tại đây chỉ còn lại công an các xã trong vùng bị ảnh hưởng. Phía ngoài khuôn viên công ty, người dân vẫn thay phiên nhau canh giữ hiện trường. Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định thành lập Tổ giám sát thực hiện phương án khai quật và xử lý chất thải nguy hại tại Cty Thanh Thái. Tổ giám sát có 24 người, trong đó 12 người là đại diện của các ngành chức năng, các địa phương có liên quan và 12 người là đại diện nhân dân ba xã nằm trong vùng ảnh hưởng làm thành viên tổ giám sát.
Bảng tiến độ công việc khai quật.
Tổ giám sát có trách nhiệm xác định rõ khối lượng, chủng loại, thời gian chôn lấp, lấy mẫu để phục vụ công tác kiệm nghiệm và giám định; giám sát việc khai quật, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng phương án được phê duyệt. Thời gian hoạt động từ ngày 2/10 đến khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ giám sát tự giải thể.
Xử lý môi trường là vấn đề cần được làm nhanh và làm triệt để, đó là mong mỏi của người dân. Và một mong muốn trước mắt cũng không kém phần quan trọng của người dân là có nước sạch sinh hoạt. Trong khi chưa có kết quả cụ thể, người dân rất hoang mang lo lắng khi hàng ngày vẫn phải dùng nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan mà họ không biết rằng nguồn nước này có bị nhiễm độc không. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được ngành chức năng hay đơn vị nào quan tâm giải quyết để người dân yên tâm ổn định cuộc sống và sản xuất.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Vụ chôn thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa: Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa: Trong khuôn viên xưởng sản xuất của Công ty CP Nicotex Thanh Thái có tổng số 10 hố chôn chất thải.
Người dân dựng lều để ngăn cản công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu
Đồng thời với việc ra quyết định xử phạt hành chính hơn 420 triệu đồng về các vi phạm môi trường của Công ty CP Nicotex Thanh Thái (tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) ngày 18/9, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng có thông báo chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tiếp tục điều tra, xem xét việc xử lý hình sự.
Theo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa: Trong khuôn viên xưởng sản xuất của Công ty CP Nicotex Thanh Thái có tổng số 10 hố chôn chất thải. Trong đó, ông Nguyễn Đức Việt (Giám đốc Cty giai đoạn 1998-11/2005) khai nhận, năm 2000 chỉ đạo chôn 380 kg thuốc bảo vệ thực vật quá hạn trong bể xi măng. Cũng tại vị trí đó, năm 2001, ông Việt chỉ đạo chôn lấp 10 phuy chất Methemedofor với khối lượng 1.000kg.
Tại các hố phát hiện có số ống, lọ nhựa màu xanh, trắng, một số nắp đậy hình tròn màu xanh, vòng tròn kim loại hoen gỉ là do ông Nguyễn Xuân Trường (Giám đốc Cty giai đoạn 12/2005-7/2011) chỉ đạo ông Lương Văn Ngọ (đang công tác tại Cty Nicotex Thái Bình) chôn lấp khoảng 300-400 kg vỏ chai nhựa đựng thuốc bảo vệ thực vật. Số vỏ chai này đã xử lý sơ bộ và nghiền nhỏ cùng một số vỏ gói thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ông Nguyễn Đức Việt tháng 11/1999, trong thời gian ông Việt đi công tác nước ngoài, Cty đã xảy ra sự cố chập điện tại bể gia nhiệt dẫn đến có 3 thùng phuy Dimethoate bị bục vỏ, một phần hóa chất trong các phuy bị thoát ra ngoài lẫn với nước trong bể.
Sau khi xảy ra sự cố, ông Nguyễn Trọng Nho (là phó giám đốc Cty thời điểm này) đã cho múc toàn bộ lượng nước bị nhiễm Dimethoate ở bể gia nhiệt (khoảng 2m khối) đổ vào các phuy. Ông Việt đã giao cho ông Đức xử lý số nước này theo quy trình xử lý nước thải.
Ông Nguyễn Xuân Trường báo cáo: Từ năm 2006 đến khi ông miễn nhiệm chức giám đốc, mỗi khi có cặn bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, ông đều cho công nhân đem đổ chôn vào hố nơi người dân phát hiện các gói ni-lông ghi chữ "Nitrin 100 EC".
Tổng cặn bùn ông Trường đã cho chôn khoảng 1 mét khối. Ông Trường cũng báo cáo, tại các hố phát hiện 8 cuộn ni lông tráng thiếc, trên bề mặt có ghi chữ "Nitrin 100EC" và nhiều gói ni lông có ghi "nitox 30EC", có từ thời ông Nguyễn Đức Việt.
Đây là hố có sẵn, được công nhân dùng làm nơi bỏ các chất thải như vỏ bao gì, tem nhãn các gói thuốc bảo vệ thực vật bị hỏng, lỗi. Việc chôn lấp chất thải đến năm 2009 thì dừng hẳn. Hiện nay, công an tỉnh không đủ điều kiện về thiết bị, kỹ thuật chuyên môn nên chưa thể khai quật các điểm chôn lấp để kiểm tra.
Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lấy 13 mẫu vật môi trường (4 mẫu nước, 5 mẫu đất, 4 mẫu chất thải) gửi Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc- Cục Bảo vệ thực vật để kiểm nghiệm, phân tích các chỉ tiêu, hàm lượng các chất nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Cơ quan chức năng kết luận Cty CP Nicotex Thanh Thái là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền, Cty này còn có một số hành vi vi phạm như: Chậm xử lý chất thải nguy hại, tự ý chôn lấp chất thải nguy hại từ năm 2001 mà không khai báo thành khẩn với các cơ quan chức năng. Ông Quyền yêu cầu xác định khối lượng, chủng loại, thời gian chôn lấp chất thải và mức độ ô nhiễm... để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
Theo Xahoi
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Phạt hơn 400 triệu đồng Ngày 18/9, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3253 xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái về hành vi gây ô nhiễm môi trường, với mức phạt 421.150.000đ. Xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái về hành vi gây ô nhiễm môi trường, với mức phạt 421.150.000đ. Quyết...