Vụ cho vay lãi nặng ở Biên Hòa: Thêm nhiều nạn nhân khốn cùng
Ông trùm” Phạm Giang Bắc né việc điều tra của công an bằng chiêu giao cho đàn em đi thu nợ.
Ngày 28-8, liên quan đến việc cho vay lãi nặng của Phạm Giang Bắc (25 tuổi) ngụ khu phố 5A, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Công an TP Biên Hòa đã mời chị Nguyễn Thị Linh Ph. ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa đến công an để làm rõ thông tin vay tiền lãi nặng và bị Bắc đe dọa.
Chuyển cho người khác đòi nợ
Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã mời Nguyên Thị Minh L. ở phường Hô Nai và nhiều người liên quan đến việc vay tiền của Bắc phải đóng lãi cao.
Theo nguồn tin của chúng tôi, sau khi biết công an đang quyết liệt điều tra, ngày 26-8, “ông trùm” đã chuyển giao công việc đòi nợ cho “đệ tử ruột” tên “Thảo ma”.
Theo đó, chiều 26-8, Bắc gọi điện thoại yêu cầu chị Nguyễn Thị Linh Ph. đến một quán cà phê ở phường Hố Nai để bàn về vấn đề “nợ nần”. Tại đây, Bắc cho chị Ph. biết là số nợ của chị hiện còn tổng cộng là 70 triệu đồng. Bắc chỉ định chị phải trả số nợ này cho “Thảo ma”.
“Thảo ma”, người được Phạm Giang Bắc chỉ định đi đòi nợ thay mình.
Theo chị Ph., số nợ chính thức mà chị vay của Bắc là 10 triệu đồng và hơn hai năm qua, mỗi ngày chị phải đóng cho Bắc 800.000 đồng tiền lãi!
Video đang HOT
Sau khi Bắc bàn giao, trưa 28-8, “Thảo ma” đã đi cùng năm người khác đến quầy vé số của chị để đòi nợ.
Hàng loạt con nợ khốn cùng
Có rất nhiều con nợ của Bắc đang è lưng ra trả nợ mà số tiền vay của Bắc ban đầu không nhiều.
Vợ chồng ông Trần Văn N. ở khu phố 6, phường Tân Biên, TP Biên Hòa đã vay của Bắc 60 triệu đồng. Theo yêu cầu của Bắc, với 30 triệu đồng tiền đứng, mỗi ngày ông phải trả 1,5 triệu đồng tiền lãi (lãi suất 150%/tháng). Với 30 triệu đồng còn lại, Bắc cho vay trả góp, mỗi ngày phải đóng 1,5 triệu đồng trong vòng 50 ngày (tương đương 75 triệu đồng).
Hiện tại, vợ chồng ông Nam đã đóng cả lãi lẫn gốc được 23 ngày nhưng số nợ mà Bắc buộc vợ chồng ông phải chịu lên đến 123 triệu đồng.
Ông Nam cho biết do liên tục bị Bắc đến nhà đập phá, uy hiếp nên vợ chồng ông phải mượn giấy chủ quyền nhà của người quen đem thế chấp để trả nợ cho Bắc.
Theo đơn tố cáo từ nhiều người là con nợ của Bắc, ban đầu số tiền họ vay của Bắc rất nhỏ nhưng với lãi mẹ đẻ lãi con, họ không cách nào trả hết được số tiền mà Bắc ép phải trả. Trong đó, chị Nguyễn Thị Kim Nh. ở phường Tân Biên, vay của Bắc 3 triệu đồng từ tháng 5-2010.
Với số tiền vay này, trong gần ba năm qua mỗi ngày chị phải đóng cho Bắc 90.000 đồng. Có thời điểm chị kẹt ngưng trả nên hiện nay Bắc yêu cầu chị phải trả mỗi ngày 300.000 đồng, trong vòng 45 ngày (tương đương 13,5 triệu đồng) mới xóa được số nợ này.
Ngày 28-8, theo đề nghị của Công an TP Biên Hòa, báo Pháp Luật TP.HCM đã chuyển một số thông tin liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng của Bắc và một số người ở TP Biên Hòa để cơ quan này điều tra, làm rõ.
Phạm Giang Bắc: Bây giờ tôi nói thế này này. Cái số tiền chị nợ đó, chị còn nhớ chị nợ bao nhiêu không?
Chị Ph.: Nợ 60 triệu gì đấy. Mày về mở giấy hôm bữa mày đã ghi cho chị sẽ thấy, mày quên à!
Bắc: Giờ tôi cũng không có lấy cho cái tinh thần nó thoải mái… Bây giờ chị cứ trả lãi cho thằng “Thảo ma”, tiền chị vay cũng là tiền của nó. Tôi có việc đi xa, chị cứ trả cho thằng Thảo.
Chị Ph: Tao nợ mày chứ tao có nợ thằng Thảo đâu sao lại bắt tao trả cho thằng Thảo? Nghe thấy tiếng thằng Thảo tao sợ rồi.
Bắc: Chuyện chị thương lượng với em như thế nào thì chị cứ thương lượng với nó nguyên như vậy… Bây giờ em tập trung vào việc của em nên em giao trả lại việc (đòi nợ – PV) để anh em tự làm.
(Trích băng ghi âm giữa Phạm Giang Bắc với chị Ph., một con nợ của Bắc)
Theo Dantri
Giang hồ trấn lột bệnh viện: Vòng vây cho vay nặng lãi
Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải vụ triệt phá băng giang hồ trấn lột tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (Q.5, TP.HCM), tiếp tục có nhiều nạn nhân là nhân viên bệnh viện đến tố cáo bọn cho vay nặng lãi.
Đe dọa, hành hung
Theo đơn tố cáo của bà N.T.A.H (52 tuổi, ngụ Q.4, điều dưỡng), tháng 8.2009, bà H. đã vay 5 triệu đồng của một người tên Th., với lãi suất 20%/tháng. Bà phải đóng cho bà Th. 1 triệu đồng/tháng. Tính đến gần cuối năm 2011, bà đã đóng cho Th. tổng cộng 22 triệu đồng nhưng món nợ gốc 5 triệu đồng vẫn còn nguyên. Đến tháng 12.2011, bà Th. cho bà H. vay thêm 16 triệu đồng nữa, tiền lãi còn nợ 4 triệu đồng, cộng với 5 triệu đồng tiền gốc vay lần đầu; nâng tổng số tiền vay lên 25 triệu đồng. Từ tháng 12.2011 - 6.2012, bà H. đã đóng cho bà Th. thêm 24 triệu đồng tiền lãi. Đến tháng 7.2012, bà H. hết khả năng chi trả... Khi bà H. xin khất nợ, trả chậm, bà Th. không đồng ý mà cho người đến bệnh viện hành hung. Bảo vệ phát hiện đến can ngăn kịp thời. Từ đó, bà Th. cho người canh trước cổng bệnh viện chờ bà ra về là "xử" khiến bà H. không dám ra sớm mà đợi đến khuya mới về. Con bà H. cũng vay của Th. 25 triệu đồng nhưng chưa kịp trả thì bà Th. cho người đến tận nhà xiết xe, đồ đạc, nhắn tin đe dọa sẽ "xử" con bà. Hiện hai mẹ con sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, không dám về nhà, phải xin ở nhờ nhà người thân và đang làm đơn xin nghỉ việc vì sợ bị hành hung. "Vì sợ bị đánh nên tôi đã viết đơn xin nghỉ việc, không hưởng lương để chờ ngày nghỉ hẳn. Tôi nhờ báo lên tiếng cho công an vào cuộc điều tra vì tại bệnh viện có rất nhiều người đang trong tình cảnh như tôi", bà H. nói.
PV Báo Thanh Niên tiếp các nạn nhân tới tố cáo - Ảnh: Nguyên Bảo
Năm 2009, bà H.T.T.H (47 tuổi, ngụ Q.7, điều dưỡng) vay của Th. nhiều đợt với tổng số tiền vay là 25 triệu đồng. Bà T.H đã đóng hàng chục triệu đồng tiền lãi nhưng đến nay tiền gốc vẫn còn y nguyên 25 triệu đồng. Ngày 20.6.2012, bà T.H bị té cầu thang, tiếp đó bị tai nạn giao thông may 5 mũi ở đầu, không đi làm được nên không có tiền đóng lãi (hiện nợ tiền lãi 11,3 triệu đồng). Dù vậy, Th. không những không thông cảm mà còn cho người vào tận bệnh viện chửi bới, đe dọa chặn đường đánh. "Tôi đã nài nỉ bà Th. cho trả nợ dần dần nhưng không được. Chồng chết, một mình phải nuôi 2 con ăn học; nếu nghỉ làm thì cả gia đình sẽ không có tiền sinh sống", bà T.H nói trong nước mắt.
Bủa vây bệnh viện
Bà Th. chỉ là một trong số nhiều "đầu nậu" cho vay nặng lãi đang tấn công vào công nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người làm việc ở khâu hộ lý và điều dưỡng. Số người này có cuộc sống khá khó khăn, cần tiền để trang trải hoặc đóng tiền lãi vay... Nắm được nhu cầu đó, các "đầu nậu" cho vay đã cấu kết với một nhân viên của bệnh viện đã nghỉ hưu tên D. Nếu bà D. phát hiện "con mồi" nào cần tiền thì có nhiệm vụ chỉ điểm cho "đầu nậu" biết để tiếp cận. Một khi nhân viên nào dính vào đường dây cho vay nặng lãi thì khó mà thoát ra khỏi "vòng kim cô". Có nhiều người đã đóng tiền lãi gấp nhiều lần tiền vay gốc nhưng đến nay tiền vay gốc vẫn còn nguyên vẹn. Điều đáng lo ngại là hiện có quá nhiều "đầu nậu" cho vay đang tập trung tấn công vào những nhân viên hộ lý, điều dưỡng của bệnh viện để thu lợi bất chính.
Trường hợp bà N.T.K.H (36 tuổi, ngụ Q.4, hộ lý) là một điển hình. Ngoài vay của bà Th. 25 triệu đồng với lãi suất 20%/tháng, bà K.H còn vay của một số "đầu nậu" khác: Ông Ph. cho bà vay 20 triệu đồng với lãi suất 20%/tháng; bà C. cho vay bạc đứng 3 triệu đồng (đóng tiền lãi 30.000 đồng/ngày); Tr. "Bắc kỳ" cho vay 5 triệu đồng (đóng 50.000 đồng/ngày); H. "khùng" cho vay 5 triệu đồng (đóng 50.000 đồng/ngày); L. "bến xe" cho vay 5 triệu đồng (đóng tiền lãi lẫn tiền gốc 200.000 đồng/ngày); L. cho vay 7 triệu đồng (đóng tiền lãi 70.000 đồng/ngày)... Do vay chỗ này để đóng lãi chỗ khác nên đến nay bà K.H đã nợ hàng trăm triệu đồng và mất khả năng chi trả. Bà K.H cũng đang làm đơn xin nghỉ việc vì sợ bị "xử".
Theo chúng tôi tìm hiểu, ngoài các nạn nhân nói trên, nhiều nhân viên của bệnh viện khác cũng bị nợ nần chồng chất, "lãi mẹ đẻ lãi con" vì dính đến các đường dây cho vay lãi suất cao. Chiều 17.8, PV đã hướng dẫn cho các nạn nhân đến cơ quan công an tố cáo. Theo các nạn nhân, băng nhóm của tên Nguyễn Kim Của cũng có cho vay và quan hệ làm ăn với một số "đầu nậu" cho vay nói trên. Một cán bộ của Công an TP.HCM cho biết cơ quan công an sẽ tiến hành ghi nhận lời khai và điều tra làm rõ các đường dây cho vay này.
Đến nay, cơ quan công an đã ra quyết định bắt khẩn cấp Nguyễn Kim Của (45 tuổi, ngụ Q.Bình Tân), Vương Sĩ Hùng (42 tuổi, ngụ Q.8), Huỳnh Như (tức Bé "đen", 22 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) để điều tra làm rõ về hành vi cưỡng đoạt và cướp tài sản.
Không dám tố cáo
Trao đổi với PV Thanh Niên về tình trạng nhân viên của bệnh viện bị vướng vào vòng cho vay nặng lãi của các băng nhóm ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, một bác sĩ cho biết từ rất lâu, đã có nhân viên phản ánh với Ban giám đốc về việc này trong giao ban; và nhiều lần lãnh đạo bệnh viện có nhắc nhở các nhân viên cẩn thận, không được dính dáng (không vay tiền - PV) đến các băng nhóm. Có nhân viên vay tiền, sau đó bị người của băng bảo kê chặn tịch thu thẻ ATM.
Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, một lãnh đạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nói đầu tuần tới sẽ làm việc với Phòng Tổ chức, các khoa phòng có những nạn nhân liên quan đến băng nhóm bảo kê, cho vay nặng lãi và trực tiếp với các nạn nhận để ghi nhận sự việc; xem họ vay tiền của băng nhóm nào. Phần lớn khi nói về băng nhóm bảo kê ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, các bác sĩ đều e ngại trước sự hung hăng của chúng, vì vậy nhiều nhân viên lâu nay không dám tố cáo.
Theo Thanh Niên
Cho vay nặng lãi, đánh người vay nhập viện Hậu quả là bà Nguyễn Thị Hoàng (60 tuổi, trú tại Tổ 4, khu 12, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long), bị đánh phải nhập viện trong tình trạng nhiều vết thương bầm tím trên cơ thể. "Đánh chết con già này cho tao!" Theo trình bày của bà Hoàng, bà có vay nóng của ông Đỗ Văn Vượng ở thôn 1,...