Vụ chìm tàu ở Cần Giờ có dấu hiệu che giấu thông tin tai nạn
Bộ Giao thông vừa hoàn tất điều tra nguyên nhân tai nạn và cho thấy hàng loạt sai phạm dẫn đến vụ tai nạn chìm tàu ở Cần Giờ (TP HCM) làm 9 người chết.
Theo kết luận của Bộ GTVT, ngày 2/8, ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc nhà máy sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (trụ sở tại Tiền Giang) tổ chức cho 72 người (gồm 66 cán bộ, công nhân Nhà máy ống thép, 6 người điều khiển phương tiện và người đi theo) đi tham quan tại Vũng Tàu trên 3 ca nô.
Khoảng 18h, ca nô do ông Phạm Duy Phúc điều khiển và ông Nguyễn Văn Dương thợ máy, xuât bên chở theo 28 người rời Tiên Giang đi Vũng tàu. Khi qua vùng biển khu vực xã Long Hòa, huyện Cần Giờ thì bị mắc cạn. Sau khi thoát cạn, ca nô đổi hướng sang phải. Do ảnh hưởng của sóng Tây Nam, ca nô bị lật vào khoảng 19h.
Tàu cứu nạn ca nô bị chìm. Ảnh: PV
Từ khi xảy ra tai nạn đến trước 21h cùng ngày, chứng cứ cho thấy, có dấu hiệu một số cá nhân đã sớm nhận được thông tin ca nô bị nạn nhưng không thông báo ngay cho cơ quan chức năng tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành.
Video đang HOT
Đến 21h, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III mới nhận được thông tin về vụ tai nạn. Do thông tin được cung cấp chưa rõ ràng và ca nô bị nạn không có thiết bị phát tín hiệu nên đơn vị tiếp nhận thông tin cần phải có thời gian xác minh, đặc biệt là xác định vị trí ca nô gặp nạn. Ngay sau khi xác định được vị trí tương đối của ca nô bị nạn, tàu SAR 272 đã lập tức khởi hành triển khai tìm kiếm cứu nạn và cung cấp thông tin về vị trí của ca nô cho các cơ quan có liên quan để phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Đoàn công tác của Bộ Giao thông kết luận, vụ tai nạn xảy ra do những nguyên nhân như phương tiện sử dụng sai mục đích do ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội biên phòng sử dụng tuần tra, không được dùng để chở khách. Và ca nô này đã chở số người gấp 2,5 lần cho phép, chưa kể các hành lý cá nhân kèm theo.
Ngoài ra, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông – vịnh kín. Thực tế ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vùng không được phép hoạt động.
Người lái ca nô cũng được xác định “điều khiển không phù hợp dẫn đến ca nô bị lật”. Cụ thể sau khi ra khỏi cạn ở khu vực Cồn Ngựa, ông Phúc điều khiển ca nô đã bẻ lái sang phải, làm tăng tác động của sóng lên mạn phải. Ngoài ra, trong điều kiện ca nô chở người vượt quá khả năng cho phép, sóng lớn đã làm ca nô nghiêng trái đột ngột, gây lệch trọng tâm, nước tràn vào ca nô dẫn đến mất khả năng hồi phục về vị trí cân bằng khiến ca nô bị lật. Ông này cũng không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao.
Bộ Giao thông cho rằng, một số cá nhân đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là “có dấu hiệu che giấu thông tin liên quan đến vụ tai nạn”, không thông báo kịp thời cho cơ quan chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn dẫn đến hậu quả vụ tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước những vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm, tổ điều tra tai nạn đã chuyển hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM thụ lý.
Đoàn Loan
Theo VNE
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Công bố hàng loạt sai phạm
Bộ Giao thông Vận tải đã có kết luận điều tra ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn chìm tàu ở Cần Giờ.
Ngày 24/8, Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố kết quả điều tra về vụ tai nạn nghiêm trọng tại biển Cần Giờ vào ngày 2/8 vừa qua.
Kết quả điều tra cho thấy, vụ tai nạn làm chìm ca nô BP 12-04-02 có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân sử dụng phương tiện sai mục đích (ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội biên phòng phục vụ mục đích tuần tra, không được dùng để chở khách); ca nô chở số người gấp 2,5 lần cho phép (30 người/12 người, chưa kể các hành lý cá nhân kèm theo); ca nô hành trình ra vùng không được phép hoạt động (theo Giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông - vịnh kín.
Trên thực tế, theo giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vùng không được phép hoạt động).
Việc điều khiên ca nô không phù hợp dẫn đến ca nô bị lật: "Thể hiện ở chỗ sau khi ra khỏi cạn ở khu vực Cồn Ngựa, người điều khiển ca nô đã bẻ lái sang phải, làm tăng tác động của sóng lên mạn phải. Ngoài ra, trong điều kiện ca nô chở người vượt quá khả năng cho phép, sóng lớn đã làm ca nô nghiêng trái đột ngột, gây lệch trọng tâm, nước tràn vào ca nô dẫn đến mất khả năng hồi phục về vị trí cân bằng, làm cho ca nô bị lật".
Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác như: Người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao; phương tiện vào, rời nơi không được công bố cho tàu thuyền neo đậu; người điều khiển phương tiện không làm thủ tục vào, rời bến cho phương tiện theo quy định.
Kết quả điều tra cho thấy một số cá nhân đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là có dấu hiệu che giấu thông tin liên quan đến vụ tai nạn, không thông báo kịp thời cho cơ quan chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn dẫn đến hậu quả vụ tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn. Những vi phạm này có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Tổ điều tra của bộ GTVT đã chuyển hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM thụ lý theo thẩm quyền.
Trước đó, ngày 2/8, một đoàn gồm 72 người đi tham quan tại Vũng Tàu trên 3 ca nô: BP 12-04-01và BP 12-04-02 là ca nô của Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và Ca nô H790 HQ là ca nô Công ty Việt - Séc. Đến khoảng 18h, ca nô BP 12-04-02 chở theo 30 người, khi đến sông Soài Rạp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TPHCM đã gặp nạn và chìm, 21 người được cứu sống, 9 tử vong.
Theo Người đưa tin
Công bố kết quả điều tra vụ chìm ca nô ở Cần Giờ Tổ điều tra đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải vừa hoàn tất việc điều tra vụ chìm ca nô ở Cần Giờ - TPHCM khiến 9 người thiệt mạng. Nhiều tình tiết mới đã được làm rõ và chỉ ra những nguyên nhân cụ thể dẫn tới chìm ca nô. Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn...