Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Bắt GĐ cho mượn ca nô
Cơ quan điều tra xác định ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt – Séc, là người điều động ca nô H29-BP khi đang bảo trì tại công ty để chở nhóm công nhân đi đám cưới, dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc trên biển Cần Giờ.
Chiều nay 24/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất các thủ tục thi hành lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt- Séc (trụ sở tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) về hành vi Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn.
Cơ quan điều tra đã khám xét nơi làm việc và nhà riêng của ông Đảo ở số 97/7 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP Vũng Tàu. Tại đây, cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ một số tài liệu liên quan đến việc ông Đảo cho mượn chiếc ca-nô H29 BP, là phương tiện của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang được sửa chữa, bảo hành để đi Tiền Giang.
Nỗi đau của những người thân các nạn nhân xấu số trong vụ chìm tàu (Ảnh: Hưng Văn)
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã thi hành lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh Văn Quyết, Giám đốc công ty cổ phần Vũng Tàu Marina cùng về hành vi Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn. Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Quyết cũng đã được thi hành trong sáng nay.
Sau khi hoàn tất các thủ tục tố tụng, cơ quan điều tra đã di lý ông Đảo, ông Quyết về TP.HCM để phục vụ công tác điều tra.
Video đang HOT
Như đã đưa tin, tối 2/8/2013, tại vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) đã xảy ra vụ chìm ca nô làm 9 người thiệt mạng. Theo kết luận điều tra ban đầu của Tổ công tác đặc biệt – Bộ Giao thông vận tải, nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng phương tiện sai mục đích.
Cụ thể, ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội Biên phòng phục vụ mục đích tuần tra, không được dùng để chở khách, nhưng vẫn cố tình chở tới 30 người (chưa kể hành lý cá nhân) trong khi theo thiết kế chỉ được chở tối đa 12 người. Đáng nói hơn, ca nô đi ra ngoài vùng hoạt động được phép.
Vụ chìm tàu trên vùng biển Cần Giờ tối 2/8 đã khiến 9 người thiệt mạng
Theo giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông – vịnh. Thực tế ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vượt ra ngoài vùng hoạt động cho phép, nơi có cấp sóng và gió lớn vượt quá khả năng chịu được của ca nô.
Cơ quan điều tra xác định ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt – Séc, là người điều động ca nô H29-BP khi đang bảo trì tại công ty để chở nhóm công nhân đi đám cưới, dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc trên biển Cần Giờ.
Cũng theo kết quả điều tra, ông Phạm Duy Phúc – người điều khiển ca nô (đã thiệt mạng trong vụ tai nạn) chỉ có bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa, không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao. Tài công này còn có các lỗi khác như: điều khiển phương tiện ra ngoài vùng hoạt động được phép của phương tiện; chở người quá khả năng cho phép của phương tiện; đưa phương tiện vào, rời cầu, bến cảng biển chưa được công bố hoặc không đúng công năng; không làm thủ tục cho phương tiện theo quy định.
Hiện vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ trách nhiệm liên quan của một số đối tượng.
Theo VNE
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Vợ tài công phản bác
Sau khi báo chí liên tục thông tin về vụ chìm tàu (dạng ca nô) thảm khốc, ngày 7/8, vợ của tài công Phạm Duy Phúc, người lái con tàu H29 BP gặp nạn, bà Trần Thị Phương Nở, đã gửi một bức thư lên các cơ quan chức năng.
Đưa thi thể nạn nhân vụ chìm tàu lên bờ
Bức thư này phản đối nội dung trả lời truyền thông của ông Vũ Quang Đảo, Giám đốc Công ty Việt - Czech về những thông tin liên quan đến chồng bà.
"Những phát ngôn trên khiến dư luận nghĩ không tốt đối với người đã mất và đối với gia đình chúng tôi. Chúng tôi không muốn làm lớn chuyện nhưng vì điều đó đã khiến nỗi đau đè lên nỗi đau. Hãy để cho gia đình chúng tôi sống và các con tôi được ngẩng cao đầu" - trích thư của bà Nở.
Trong thư, bà Nở viết bà và các con trong lúc đang rất đau lòng khi mất một người chồng, người cha sau vụ tai nạn thảm khốc, nỗi đau chưa nguôi thì tiếp tục bị sốc khi ông Đảo trả lời trên truyền thông với nội dung: Không hiểu lý do gì mà tài công Phạm Duy Phúc lấy nhầm ca nô H29 BP thay vì lấy ca nô KH0606, để vận chuyển người.
Ông Đảo cũng giải thích ca nô H29 HP để trong bến của nhà máy, có sẵn chìa khóa và tài công Phúc đã khởi động được ca nô và xuất bến (!?).
Bà Nở bức xúc cho rằng việc trả lời của ông Đảo trên báo chí với nội dung trên là một hành vi trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu công ty, đổ lỗi cho người đã chết và gia đình bà không thể chấp nhận lời nói này.
Thư của vợ người lái tàu
Theo bà Nở, vì trước khi xuất bến, chồng bà đã có quyết định của công ty ký ngày 2/8/2013 về việc bổ nhiệm ông làm Đội trưởng đoàn tàu chạy thử trong xưởng. Tại điều 2 của quyết định này ghi rõ chồng bà được quyền sử dụng tàu H29 BP và H790 BP của Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo bà Nở, việc chồng bà lái tàu đưa khách của ông ty đi Tiền Giang và chuyến ngược lại là nhiệm vụ công ty giao.
Vợ của tài công thiệt mạng cũng khẳng định không phải chồng bà là người "không hiểu biết" để tự tiện lấy ca nô làm việc riêng cho gia đình, vì ông từng là một thuyền trưởng hải quân đã về hưu rồi mới ký hợp đồng lái tàu cho công ty.
Bà Nở cho hay, khi gia đình bà đã tìm thấy quyết định bổ nhiệm nói trên sau khi nhận lại tài sản của ông Phúc do đơn vị cứu hộ bàn giao. Người vợ của tài công xấu số cũng khẳng định trong thư, quyết định bổ nhiệm trên của Công ty Việt - Czech đã ghi nhầm tên của chồng bà từ Phạm Duy Phúc thành Vũ Duy Phúc.
Theo X. Hoàng (Người Lao Động)
Chìm ca nô ở Cần Giờ: Chuyển hồ sơ sang CQĐT "Sử dụng phương tiện sai mục đích, ca nô chở số người gấp 2,5 lần cho phép, người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn...", là những nguyên nhân dẫn tới vụ chìm ca nô tại vùng biển Cần Giờ. Sau thời gian điều tra, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa công bố những nguyên nhân dẫn tới vụ...