Vụ chìm ca nô thảm khốc: “Mặc áo phao nhưng gặp sóng to cũng khó thoát”
“Áo phao chỉ giữ cho cơ thể nổi, nhưng gặp sóng to cao 5-6 m quật thì cũng dễ bị sặc nước, ngất xỉu và khó thoát, nhất là trẻ em và phụ nữ”, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ nói.
Sáng nay (28/2), trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn – cho biết, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một nạn nhân còn mất tích trong vụ chìm ca nô tại vùng biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Đến nay, các lực lượng đã tìm được 38 người (trong đó 16 người chết), hiện còn một người còn mất tích.
“Lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn duy trì quân số và phương tiện tìm kiếm tối đa với 63 phương tiện và gần 400 người. Các lực lượng đang nỗ lực tìm kiếm một cháu bé còn mất tích. Quá trình tìm kiếm, các lực lượng đã dựa vào phần mềm tính toán mục tiêu trôi dạt trên biển và dựa vào kinh nghiệm của các thủy thủ. Thời tiết sáng nay ở khu vực đó thuận lợi cho công việc tìm kiếm” – Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho biết.
Chiếc ca nô gặp nạn bị trôi dạt và đắm cách bờ khoảng 50 m (Ảnh: Hoài Sơn).
Khi phóng viên nêu giả thiết, liệu có phải khi ca nô gặp nạn và chìm, hành khách bên trong mặc dù có mặc áo phao nhưng không thoát ra kịp dẫn đến hậu quả như vậy? Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ thông tin, theo báo cáo của chủ ca nô và những hành khách may mắn thoát nạn, lúc đó tất cả hành khách đã thoát được ra ngoài, không còn mặc kẹt trong ca nô. Tuy nhiên, sóng biển lúc đó rất to, cao khoảng 5-6 m, khiến các nạn nhân không kịp trở tay.
“Áo phao chỉ giữ cho cơ thể ta nổi, nhưng khi gặp sóng to như vậy nó sẽ quật mình liên tục, quật ngược, quật xuôi dẫn đến bị sặc nước và ngất xỉu, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ. Nếu là thanh niên khỏe mạnh có mặc áo phao, có kinh nghiệm biết điều chỉnh cơ thể “gối” theo các con sóng thì may ra thoát” – Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ nói thêm.
Như Dân trí đã đưa tin, chiều 26/2, ca nô Phương Đông chở 39 người (gồm 36 khách du lịch đến từ Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, một lái tàu, 2 phục vụ) từ đảo Cù Lao Chàm vào cảng Cửa Đại, khi gần vào tới bờ thì ca nô bị lật chìm. Vụ tai nạn làm 16 người chết, một người mất tích; trong số nạn nhân chết và mất tích có 8 người là họ hàng, thông gia, sống ở Đông Anh, Hà Nội.
Video đang HOT
Thuyền phó ca nô nói về khoảnh khắc đáng sợ nhất chuyến chở khách định mệnh
"Tôi vội ngụp lặn trong nước để mong cứu được người nào hay người đó. Vớt được hơn chục người thì mọi thứ im ắng đến đáng sợ, lúc này tôi cũng đuối sức", thuyền phó kể trong nước mắt.
Chiều 26/2, chiếc ca nô chở 39 người từ đảo Cù Lao Chàm về Hội An bị chìm trên vùng biển Cửa Đại (Quảng Nam) khiến 13 người chết và 4 người mất tích. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân. Vụ việc xảy ra đột ngột khiến nhiều người cảm thấy quá đau lòng và kinh hoàng.
Rất nhiều người vẫn đang chờ đợi tung tích của các nạn nhân.
Ông Trần Văn Quý (40 tuổi) - thuyền phó ca nô gặp nạn trên biển Cửa Đại, cũng là người đầu tiên ngụp lặn trong nước cứu người vẫn chưa hết hoàn hồn sau chuyến chở khách định mệnh.
"Tất cả mọi người trên tàu đều mang áo phao nhưng phần lớn không thể thoát được do con tàu kín, mọi người bị mắc lại trong tàu không thể bơi ra ngoài được", ông Quý nói với giọng còn run rẩy.
Ông Trần Văn Quý là thuyền phó ca nô gặp nạn trên biển Cửa Đại.
Theo ông Quý, ông ngồi ở vị trí cuối tàu để quan sát hành khách. Khi tàu gần đến bờ thì bị sóng đánh mạnh khiến tàu bị bể, nước tràn vào. Lúc này khung cảnh rất hoảng loạn.
"Lúc đó khung cảnh rất hoảng loạn, tàu thì bị bể, nước tràn vào. Tôi liền hô to mọi người bình tĩnh nhưng không ai nghe cả. Đến khi bình tĩnh lại, tôi vội ngụp lặn trong nước để mong cứu được người nào hay người đó. Vớt được hơn chục người thì mọi thứ im ắng đến đáng sợ, lúc này tôi cũng đuối sức. Vụ việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp trở tay", ông Quý kể trong nước mắt.
Nhiều nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng sau chuyến du lịch định mệnh.
Là một trong số 22 người may mắn thoát chết trong vụ lật ca nô, ông Nguyễn Tấn Hiệp (50 tuổi, trú TP HCM) đang được chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa TP Hội An. Sau nhiều giờ được đưa vào đất liền an toàn, gương mặt của ông Hiệp vẫn lộ vẻ thất thần khi vụ tai nạn ập đến quá bất ngờ.
"Thời điểm rời đảo Cù Lao Chàm, trời âm u và biển động. Khi chỉ còn cách bờ tầm 2 cây số, gặp vùng nước cạn và sóng lớn, ca nô lật úp. Trong tích tắc, tất cả vẫy vùng trong dòng nước lạnh ngắt. Khi ca nô lật, tôi quơ tay nhưng không thấy vợ đâu. Tôi cố nhoài người đến chỗ cửa sổ để chui ra ngoài. Sau khi thoát ra ngoài, tôi lặn xuống để cứu vợ nhưng không tìm thấy. Dù kéo được 4 người khác trong đoàn ra ngoài nhưng họ đã tử vong", ông Hiệp thuật lại.
Một số người sống sót đã được hỗ trợ xe để đưa về nhà.
Anh Nguyễn Đức Vuông đứng khóc ngoài nhà tang lễ vì có bạn đang mất tích trong vụ chìm ca nô. Anh Vuông cho biết anh cũng đi tham quan Cù Lao Chàm nhưng vào trước một ngày nên may mắn thoát nạn.
"Tôi thấy thời tiết xấu nên có khuyên bạn cùng vào bờ, nhưng bạn không nghe. Đến hôm nay về thì... Tôi mong lực lượng chức năng sớm tìm kiếm được những người đang mất tích, cố gắng nén nỗi đau để đưa về quê. Tôi rất buồn, mới ngồi với bạn hôm qua mà giờ...", anh Vuông nghẹn ngào chia sẻ.
Anh Nguyễn Đức Vuông đau lòng vì bạn của mình đang mất tích chưa biết sống chết thế nào.
Ghi nhận của PV Dân trí tối 26/2, tất cả các phương tiện đã ngừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vì trời quá tối và lạnh, khu vực ca nô gặp nạn thời tiết xấu, sóng to, gió lớn.
Đến 21h, rất đông người dân vẫn đội mưa lạnh, đứng trước nhà tang lễ TP Hội An tại đường Ngô Gia Tự để chia buồn cùng gia đình các nạn nhân xấu số trong vụ chìm ca nô.
Người dân đã lập thùng quyên góp giúp đỡ các nạn nhân gặp nạn.
Lật ca nô du lịch trên biển Cửa Đại: Có kết quả điều tra sơ bộ Ngày 27.2, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã có mặt tại hiện trường vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại khiến 15 người tử vong, 2 người mất tích, để điều tra nguyên nhân. Trong đêm 27.2, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực...