Vụ chạy thận chết người: Cựu giám đốc bệnh viện Hòa Bình mắc nhiều sai phạm
Công an tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra bổ sung lần 2 của vụ án chạy thận làm 9 người tử vong xảy ra tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình hồi tháng 5/2017. Đơn vị này đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của ông Trương Quý Dương – cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình liên quan đến vụ án này.
Chưa kiểm tra an toàn hệ thống RO số 2 đã cho chạy thận
Theo bản kết luận điều tra bổ sung lần 2 số 48/KLĐTBS-CSĐT-PC02 ngày 11/9/2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình, từ năm 2013 đến nay, hệ thống lọc nước RO số 2 của Đơn nguyên lọc máu ( Khoa Hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình) được sửa chữa, bảo dưỡng 4 lần. Sau mỗi lần sửa chữa, bảo dưỡng đó Đơn nguyên lọc máu đều chạy lọc thận cho bệnh nhân trước khi có biên bản nghiệm thu bàn giao sau sửa chữa và chưa được kiểm tra an toàn hệ thống lọc nước RO sau sửa chữa.
Lần sửa chữa, bảo dưỡng cuối cùng là ngày 28/5/2017, thì đến sáng 29/5/2017, Đơn nguyên lọc máu đã cho chạy lọc thận khi chưa xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn AAMI, chưa có biên bản bàn giao nghiệm thu, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Với trách nhiệm là người đứng đầu bệnh viện, nhưng do không sâu sát trong lãnh đạo, giám sát nên ông Trương Quý Dương không nắm được.
Ngoài ra, ông Trương Quý Dương không sát sao trong kiểm tra, chỉ đạo Phòng Vật tư thiết bị y tế của bệnh viện xây dựng, ban hành “Quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy”, mà cụ thể là quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng hệ thống RO số 2; từ đó dẫn đến việc vận hành, sử dụng tùy tiện trong Đơn nguyên lọc máu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ông Trương Quý Dương.
Thành lập Đơn nguyên lọc máu không có quy định, không đủ điều kiện
Kết luận điều tra còn cho biết, ông Trương Quý Dương với tư cách là Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đã ký ban hành quyết định 175/QĐ-BVĐK ngày 8/3/2010 thành lập Đơn nguyên lọc máu thuộc Khoa Hồi sức tích cực của BVĐK tỉnh Hòa Bình khi không có quy định và chưa đủ điều kiện theo quy định, bởi:
Video đang HOT
Tại thời điểm thành lập Đơn nguyên lọc máu thì BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa có phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đến ngày 26/5/2010, BVĐK tỉnh Hòa Bình mới xây dựng phương án số 378/PA-BVĐK nêu trên gửi các Sở có liên quan và UBND tỉnh nhưng chưa được phê duyệt. Ngày 5/6/2012, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình có công văn 862/SNV-QLCC gửi BVĐK tỉnh Hòa Bình nêu “BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa đủ các điều kiện để được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế”. Vì vậy, tại thời điểm thành lập Đơn nguyên lọc máu thì BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa đủ điều kiện để thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT-BNV ngày 23/1/2008 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP”. Tuy nhiên, trong quyết định số 175/QĐ-BVĐK, ông Trương Quý Dương đã căn cứ vào Thông tin liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT-BNV ngày 23/1/2008 nêu trên để ra quyết định thành lập Đơn nguyên lọc máu.
Ngoài ra, theo công văn số 2066/SNV-TCCB&TCPCP ngày 24/8/2018 của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình trả lời công văn của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình, có nội dung “…Việc ban hành quyết định số 175/QĐ-BVĐK ngày 8/3/2010 của Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình là không có văn bản pháp luật nào quy định được phép thành lập tổ chức bên trong thuộc các khoa (phòng) của BVĐK và phân cấp, phân quyền cho giám đốc đơn vị sự nghiệp thành lập loại hình tổ chức này”.
Từ việc thành lập Đơn nguyên lọc máu khi chưa có quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện được tự chủ về tổ chức bộ máy, nên Đơn nguyên lọc máu hoạt động không theo quy định nào của pháp luật, không có cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động, cụ thể: (Chưa bố trí đầy đủ nhân sự cần thiết cho hoạt động chạy lọc thận an toàn cho người bệnh tại Đơn nguyên lọc máu, như: Từ năm 2015 đến năm 2017 không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên lọc máu cho cá nhân cụ thể, dẫn đến việc buông lỏng hoạt động điều hành; không có kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc giao cho ai thực hiện trách nhiệm “Kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu”.
Tại công văn số 913/2018 ngày 6/8/2018 của Bệnh viện Bạch Mai-là đơn vị chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trong lọc máu cho BVĐK tỉnh Hòa Bình có nêu “các thành phần nhân lực cần thiết và đầy đủ để thực hiện việc chạy thận nhân tạo đảm bảo an toàn cho bệnh nhân lọc máu được quy định tại quy chế công tác khoa lọc máu thuộc quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 1997″); không có quy chế hoạt động rõ ràng (tại điều 2 của quyết định số 175/QĐ-BVĐK-TC về việc thành lập Đơn nguyên lọc máu có nêu “Đơn nguyên lọc máu hoạt động theo quy định tại quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành ngày 19/9/1997″, nhưng trên thực tế Đơn nguyên lọc máu hoạt động không theo quy định của quy chế bệnh viện, vì thiếu thành phần nhân lực, thiếu quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy như nêu ở trên nên không ai có trách nhiệm nhận bàn giao hệ thống RO theo quy định và kiểm tra chất lượng. Để cho Đơn nguyên lọc máu tự ý sử dụng hệ thống lọc nước RO số 2 không đảm bảo an toàn sau sửa chữa chạy thận cho bệnh nhân gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Các bác sĩ đang nỗ lực cấp cứu cho bệnh nhân chạy thận. (Ảnh: Đàm Quang).
“Với tài liệu đã thu thập được, xét hành vi vi phạm của ông Trương Quý Dương đã đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999. Nên ngày 23/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015″ – kết luận nêu rõ.
Từ các căn cứ trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bổ sung (lần 2) đến VKSND tỉnh Hòa Bình đề nghị truy tố bị can Trương Quý Dương về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, nay là khoản 3, Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Vụ chạy thận tử vong: Cựu giám đốc Trương Quý Dương chịu trách nhiệm liên đới
Kết luận điều tra bổ sung vụ án chạy thận làm 9 người tử vong xảy ra ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình xác định, ông Trương Quý Dương - cựu Giám đốc bệnh viện này phải chịu liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Ngày 4/7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã công bố Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án: Vô ý làm chết người Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, ông Trương Quý Dương - cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình với chức trách, nhiệm vụ là người đứng đầu, ông Dương đã phân công, phân nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Đối với việc thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2, ông Dương đã giao trách nhiệm cho Phòng vật tư phối hợp với Khoa hành chính chịu trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện Phòng vật tư và Khoa hồi sức tích cực không báo cáo về tiến độ, cách thức thực hiện để Giám đốc nắm bắt, chỉ đạo.
Việc ký hợp đồng số 315/BVĐKT-TS đối với ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn với nội dung: Cung cấp vật tư, sửa chữa, tuyệt trùng, xét nhiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn AAMI hệ thống lọc nước RO số 2 cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là đúng theo pháp luật. Ngoài ra, đã tiến hành giám định đối với trang thiết bị, vật tư phục vụ chạy thận đều đảm bảo chất lượng theo hợp đồng và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, điều hành ông Trương Quý Dương chưa sâu sát trong thực hiện chức trách người đứng đầu bệnh viện. Cụ thể, từ năm 2015 đến 2017 không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân cụ thể để điều hành hoạt động đơn nguyên. Không có quyết định giao hệ thống RO số 2 cho cá nhân trong Khoa Hồi sức tích cực đảm nhiệm.
Từ khi có quyết định thành lập Đơn nguyên thận, Giám đốc không chỉ đạo ban hành văn bản quy định cụ thể về quy trình bảo quản, sửa chữa, bàn giao đưa vào hệ thống lọc nước RO số 2; qua đó để xảy tình trạng vận hành, sử dụng hệ thống RO tùy tiện trong thời gian dài.
Ông Trương Quý Dương.
"Với vai trò là người đứng đầu cơ quan "Chịu trách nhiệm về toàn bộ về mọi mặt hoạt động của Bệnh viện và pháp luật của nhà nước", nên ông Trương Quý Dương phải chịu liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Do đó, 9/1/2018, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã có công văn số 95 thông báo và đề nghị Sở Y tế tỉnh Hòa Bình xử lý sai phạm về mặt hành chính theo quy định của ngành y tế" - kết luận điều tra nêu rõ.
Trước đó, ngày 29/5/2017, tại Đơn nguyên thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra sự cố chạy thận làm 9 người tử vong.
Trong vụ án trên, cơ quan điều tra đã truy tố Hoàng Công Lương (bác sĩ tại Đơn nguyên thận nhân tạo - BVĐK tỉnh Hòa Bình) và Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng Vật tư-Trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) về tội "Vô ý làm chết người".
Ngày 7/5/2018, TAND TP Hòa Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trên. Tuy nhiên, sau đó phiên tòa bị hoãn theo đề nghị của các luật sư.
Đến ngày 15/5/2018, TAND TP Hòa Bình mở lại phiên tòa. Sau 12 ngày xét xử (từ ngày 15/5 đến ngày 30/5, không tính ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật), đến chiều 5/6, TAND TP Hòa Bình đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung do còn các tình tiết của vụ án cần phải làm rõ.
Đáng chú ý, HĐXX đề nghị cần điều tra làm rõ trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương, Nguyên Giám đốc bệnh viên đa khoa Hòa Bình; ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng liên danh, liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng, vật tư y tế. Căn cứ để thỏa thuận mức tiền, nguồn tiền thuê máy chạy thận nhân tạo; có hay không thỏa thuận giữa 2 bên về số tiền này. Làm rõ trách nhiệm đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước phát sinh từ các hợp đồng đã ký kết giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Trước khi bị khởi tố, ông Trương Quý Dương đã có nhiều sai phạm Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vừa khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình do liên quan vụ chạy thận làm 9 người chết. Bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" Như Dân Việt đã thông tin: Chiều 24.8, Cơ...