Vụ cháy shop áo quần thể thao ở Đà Nẵng: Chủ nhà hối hận vì chủ quan
Chủ shop thể thao ở Đà Nẵng phát hiện ổ điện chập cháy nhỏ nhưng chủ quan xử lý tạm bợ và sau đó “bà hỏa” đã thiêu rụi tài sản.
“Nếu kỹ lưỡng hơn có lẽ mọi chuyện đã không tệ như vậy…”, người đàn ông buồn bã nói.
“Nếu lúc đó tôi kỹ lưỡng hơn…”
Ngày 2.11, cơ quan chức năng Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) xác định nguyên nhân dẫn đến vụ cháy shop kinh doanh áo quần thể thao (đường Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu) xảy ra vào sáng sớm 20.10 vừa qua là do chập điện.
Theo ông Trương Công Khanh (chủ shop áo quần thể thao), cho biết vào sáng sớm 20.10, ông Khánh thức giấc và phát hiện có mùi khét trên gác lửng của ngôi nhà. Sau khi ngắt nguồn điện, ông dùng thiết bị chữa cháy tại chỗ để dập lửa.
Đám cháy bùng phát dữ dội tại cửa hàng kinh doanh áo quần thể thao trên đường Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ảnh H.Đ
Ông Khanh cho biết, do đã đến giờ đi làm nên ông đã xử lý tạm ổ điện bị sự cố và đóng lại nguồn điện sau đó rời khỏi nhà.
“Trên đường đến nơi làm thì tôi có cảm giác lo lắng, bất an. Nghi có chuyện chẳng lành nên gọi điện thoại cho vợ kiểm tra lại. Lúc này thì đã muộn, lửa đã bùng phát âm ỉ tại kho và cháy lớn ngay sau đó. May mắn lớn nhất là vợ con tôi kịp chạy ra ngoài an toàn”, ông Khanh kể.
Sự cố điện xảy ra lúc ông Khanh đã thức giấc, phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, chỉ vì chủ quan không sửa chữa cẩn thận ổ điện bị chập cháy nên dẫn đến hậu quả nặng nề. Toàn bộ tài sản trong shop áo quần thể thao đã bị lửa thiêu rụi.
“Nếu lúc đó tôi kỹ lưỡng hơn, không chủ quan mà gọi thợ điện đến sửa chữa cẩn thận thì đám cháy có lẽ đã không bùng phát trở lại, gây thiệt lớn như vậy. Đây là bài học lớn đối với tôi. Qua đây, tôi cũng mong rằng mọi người hãy cẩn thận, không chủ quan với sự cố chập điện để tránh hậu quả đáng tiếc”, ông Khanh nói.
Video đang HOT
Nhiều tài sản của cửa hàng kinh doanh áo quần thể thao bị hư hại sau vụ cháy. Ảnh H.Đ
Theo nhận định của cơ quan chức năng, đám cháy bùng phát trở lại khi người dân đã phát hiện, xử lý tạm, cho thấy ý thức phòng ngừa cháy nổ của người dân là cực kỳ quan trọng. Mặc dù thường xuyên được tuyên truyền, nhắc nhở nhưng không phải ai cũng thực sự quan tâm đúng mức, chú trọng đến công tác phòng ngừa này. Đặc biệt đối với người dân có nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh như trường hợp ông Khanh.
Đối với vụ cháy shop áo quần thể thao trên đường Trưng Nữ Vương này, mặc dù chủ nhà phát hiện có cháy từ sớm đã hô hoán cùng người dân và Cảnh sát khu vực sử dụng hàng chục bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành. Hàng chục người đã bất lực chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có mặt.
Theo Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng) nhận định, khi lực lượng tiếp cận thì lửa đã bùng phát dữ dội do bắt nhiều chất dễ cháy như áo quần, giày dép, giấy… vì vậy, những bình chữa cháy xách tay không thể phát huy tác dụng hoặc người dân không thể tiếp cận được đám cháy do khói nghi ngút. Chỉ khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị, triển khai đúng kỹ, chiến thuật mới nhanh chóng dập tắt được lửa.
Công an triển khai nhiều mô hình ngừa cháy nổ
Công an TP.Đà Nẵng cho biết ngoài 48 vụ cháy được thống kê trong 9 tháng đầu năm, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh 30/48 vụ, chiếm tỷ lệ 62,5%.
Ngoài ra, Công an TP.Đà Nẵng còn tiếp nhận 295 tin về sự cố cháy nhỏ gồm: cháy cỏ, rác ở khu vực công cộng, sự cố dây điện trên cột điện, cháy nhà dân… nhưng đã được người dân và lực lượng cơ sở phát hiện, tổ chức chữa cháy kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. Từ đó cho thấy, công tác phòng cháy nếu được triển khai tốt, đồng bộ ngay từ cơ sở có thể ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và vật chất.
Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.Hải Châu nỗ lực dập lửa tại cửa hàng kinh doanh áo quần thể thao trên đường Trưng Nữ Vương. Ảnh H.Đ
Thời gian qua, để nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy tại từng hộ gia đình và khu dân cư, Công an TP.Đà Nẵng đã vận động mỗi hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay. Cụ thể, đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh thì số bình chữa cháy xách tay được yêu cầu trang bị nhiều hơn.
Đáng chú ý, để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ, Công an TP.Đà Nẵng đã triển khai mô hình “Tổ Liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” trên địa bàn thành phố.
Với mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, được thành lập từ 5-15 hộ gia đình liền kề cùng tham gia. Mỗi hộ được bố trí 1 chuông báo cháy, 2 nút nhấn báo cháy lắp phía ngoài nhà và lắp trong nhà. Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau, khi nhấn chuông tất cả các hộ đều có thể nghe, từ đó các hộ gia đình đều biết để hỗ trợ cứu người, tài sản và tổ chức chữa cháy.
Với “Điểm chữa cháy công cộng”, tại các khu dân cư có nguy cơ cao về cháy nổ sẽ được lắp đặt 1 hộp phương tiện chữa cháy, bên trong có bình chữa cháy xách tay và xà beng, kìm cộng lực… Trong trường hợp khi xảy ra cháy lực lượng tại chỗ có thể xử lý và dập tắt kịp thời thì có thể kéo giảm thiệt hại về người và tài sản xuống mức thấp nhất.
Đến nay, 7/7 Công an các quận huyện toàn TP.Đà Nẵng đã triển khai thực hiện và tổ chức ra mắt 47 điểm xây dựng mô hình, trong đó có 18 “Tổ liên gia an toàn PCCC”, 29 “Điểm chữa cháy công cộng”.
Công an TP.Đà Nẵng ra mắt “Điểm chữa cháy công cộng” tại Q.Hải Châu. Ảnh H.Đ
Thượng tá Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Đà Nẵng, cho biết việc mở rộng và tăng độ phủ kín của các mô hình trên là giải pháp để phát hiện sớm hoả hoạn và tăng thêm hiệu quả, phương tiện cho lực lượng PCCC tại chỗ.
“Nếu lực lượng tại chỗ hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt công tác công tác phòng ngừa, phát hiện và chữa cháy, cứu nạn cứu hộ kịp thời khi đám cháy mới phát sinh sẽ làm hạn chế phát sinh cháy nổ và cháy lớn, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản”, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Đà Nẵng nhận định.
Như Thanh Niên đã đưa tin, sáng 20.10 tại một cơ sở kinh doanh trên đường Trưng Nữ Vương (P.Bình Hiên, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) gần cầu Rồng xảy ra vụ cháy lớn.
Đám cháy lớn nhanh chóng bùng phát vào khoảng 7 giờ cùng ngày (20.10), đây là nhà dân kết hợp cơ sở kinh doanh khu vực cầu Rồng TP.Đà Nẵng.
Vào thời điểm trên, người trong nhà đã ngủ dậy, phát hiện có cháy lớn nên tri hô mọi người chạy ra ngoài. Do hàng hóa kinh doanh trong nhà nhiều, nên mặc chủ cơ sở đã huy động thêm người dân xung quanh nhưng vẫn không kịp di chuyển.
Nhận được tin báo cháy, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.Hải Châu đã đưa nhiều phương tiện tiếp cận hiện trường, sử dụng xe thang để tăng thêm hướng chữa cháy.
Chuyện quản lý: Đường cao tốc nhưng vận hành theo đường cấp III miền núi
Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện ô tô so với đi trên Quốc lộ 1A.
Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác (giữa tháng 4/2022) đến nay, nhiều tài xế lại bất ngờ bởi thường xuyên phải hạn chế tốc độ dưới 60km/giờ, nhiều đoạn đường trong rừng không có sóng điện thoại, có đoạn mái trượt taluy dương phía núi rất cao, đang thi công dở dang, nguy hiểm khi có mưa lớn.
Mái taluy tại Km25 trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan thi công dở dang. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan bắt đầu từ ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đến nút giao ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Xuất phát từ tỉnh Quảng Ngãi ra Thừa Thiên - Huế, anh Nguyễn Văn Nam quyết định đi lên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan vừa mới đưa vào hoạt động để rút ngắn thời gian và giảm chi phí khi qua hầm Hải Vân. Tuy nhiên, khác với hình dung về tuyến cao tốc cho phép lái xe chạy với tốc độ cao, anh Nam liên tục phải giảm tốc độ theo biển báo giao thông.
Dọc tuyến cao tốc có nhiều biển báo hạn chế tốc độ tối đa dưới 60 km/giờ và cấm vượt. Ngoài ra, tuyến đường này còn có nhiều khúc cua khuất tầm nhìn, không có hệ thống gương cầu lồi, giúp tài xế quan sát xe ngược chiều để xử lý các tình huống. So với đi trên Quốc lộ 1A, thời gian lưu thông trên cao tốc La Sơn - Túy Loan chậm hơn, anh Nguyễn Văn Nam chia sẻ.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư dự án), dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan giai đoạn 1 có chiều dài đưa vào khai thác là 66km từ đoạn La Sơn - Hòa Liên với quy mô 2 làn xe, mặt đường rộng 11m. Phương án tổ chức giao thông tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan hiện nay được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt khai thác theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, tốc độ quy định 60-80 km/giờ.
Trưởng Phòng Kỹ thuật Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Khánh cho biết, tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan được bàn giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Thực tế hiện nay, tuyến La Sơn - Hòa Liên chưa đạt chuẩn theo thiết kế của đường cao tốc bởi mặt đường chỉ rộng 11m, với hai làn xe, không có dải phân cách cứng. Nhiều đoạn mặt đường bị lệch do đợi thi công mở rộng ở giai đoạn 2, với thiết kế 22m gồm 4 làn xe, khi đó toàn tuyến mới được đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn của đường cao tốc, tốc độ tối đa cho xe chạy mới được nâng lên.
Mái taluy tại Km25 trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan đang thi công dở dang. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan được xây dựng đi qua địa hình đồi núi phức tạp, xuyên qua Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế) nơi có tổng lượng mưa hàng năm rất lớn nên thời gian qua xuất hiện nhiều điểm sụt trượt mái taluy dương, ảnh hưởng đến việc đưa tuyến đường này vào khai thác. Ngoài ra, đoạn tuyến cao tốc La Sơn - Hòa Liên giáp ranh giữa địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng không có sóng điện thoại nên các tài xế khi qua đây rất lo lắng nếu xe không may gặp sự cố trên đường cần liên lạc để hỗ trợ.
Khởi công vào cuối năm 2013, dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan có tổng mức đầu tư 11.485 tỷ đồng, triển khai theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Trong giai đoạn 1, dự án có 2 đoạn chính là La Sơn - Hòa Liên dài 66 km đang khai thác và đoạn Hòa Liên - Túy Loan dài 12 km được tách ra thành một dự án khác do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng.
Dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan ban đầu có kế hoạch thông xe vào cuối năm 2018 nhưng vì nhiều lý do dự án liên tục bị chậm tiến độ. Hiện nay, các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này không phải trả phí.
ĐHCĐ Vinhomes: Nóng chiến lược xây 500.000 căn nhà ở xã hội giá từ 330 triệu đồng tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... Ngày 12/05/2022, Công ty Cổ phần Vinhomes tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tại đại hội, chiến lược xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội đã chính thức được công bố. Báo cáo tại đại hội, Ban lãnh đạo Vinhomes cho biết năm 2021, Vinhomes tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị...