Vụ cháy rừng Amazon: Cư dân mạng thi nhau lan truyền bức ảnh chú gấu nâu sắp bị lửa nuốt chửng khiến ai cũng phải nhỏ lệ, nhưng đây mới là sự thật
Có người còn lên tiếng kêu gọi rằng “Nếu bạn không rơi nước mắt trước cảnh tượng này, bạn không phải là con người”.
Những ngày vừa qua, cả thế giới lại sục sôi khi rừng Amazon – được coi là “lá phổi của Trái Đất”, đang oằn mình chiến đấu với ngọn lửa hung tàn đang từng phút từng giây thiêu rụi từng cái cây, ngọn cỏ và thậm chí có thể là những con vật vô tội không kịp chạy thoát thân.
Trên khắp các trang mạng xã hội, nhiều cư dân mạng liên tục chia sẻ những bức ảnh cho thấy cảnh rừng Amzon nhưng đang gào thét trong biển lửa để kêu cứu. Trong đó có cả những bức ảnh chẳng cần câu chữ nào nhưng có thể “lấy nước mắt” của mọi người bởi chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy quặn lòng, xót thương cho những con vật vô tội và lo lắng cho chính môi trường sống của con người trong tương lai.
Trên mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram được cư dân mạng lan truyền chóng mặt những bức ảnh cho thấy mức độ tàn phá kinh hoàng của ngọn lửa.
Thế nhưng, liệu những bức ảnh ấy có phải là sự thật? Mới đây, một bức ảnh chú gấu nâu sắp bị lửa nuốt chửng đang cố tìm cách thoát thân được nhiều người chia sẻ với dòng hastag #prayforamazonia hay #caunguyenchoamazon.
Có người còn lên tiếng kêu gọi rằng: “Nếu bạn không rơi nước mắt trước cảnh tượng này, bạn không phải là con người”.
Bức ảnh được chia sẻ trên Twitter để mọi người cầu nguyện cho rừng Amazon.
Còn trên mạng xã hội Việt Nam, một số người bịa đặt ra câu chuyện rằng “Đây là cảnh tượng từ sâu bên trong biển lửa. Bức hình này chụp từ rất xa với 400 f/2.8 x2.0 x2.0 x1.4, nên người chụp không cứu bé gấu này được”.
Một tài khoản chia sẻ bức ảnh với câu chuyện khiến ai cũng xót thương.
Đây thực chất là một bức ảnh photoshop của tác giả Zenja Gammer. Hình này nằm trong bộ ảnh được gọi là “My Wildlife Imaginary World” của anh.
Zenja Gammer chú thích bức ảnh của mình rằng: “Siberia đang cháy. ‘Không có đủ khả năng về mặt kinh tế để dập tắt đám cháy ở Siberia’, một quan chức Nga cho biết. Sau lời tuyên bố này, nhiều người dân Nga đã bày tỏ sự tức giận. Nếu bạn không quan tâm đến mọi người, thì hãy nghĩ về thực vật và động vật… Chúng không đáng bị như vậy. Mọi người nói rằng khu rừng đã bị đốt cháy để che giấu tội ác – một vụ phá rừng rất lớn”.
Bức ảnh photoshop kèm chú thích của tác giả.
Vậy nên bức ảnh này không hề liên quan đến vụ cháy rừng Amazon. Đúng, ai cũng có quyền lên tiếng, có trách nhiệm phải lên tiếng để kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình nhưng không vì thế mà “bạ đâu lấy đấy” để thu hút sự chú ý hoặc vì mục đích khác.
Nhiều bức ảnh khác cũng bị “bóp méo” sự thật nhằm mục đích “câu like, câu view”.
(Tổng hợp)
Theo helino
Cháy rừng Amazon: "Quả bom carbon ngày tận thế" giáng xuống Trái đất
Rừng Amazon được gọi là "lá phổi của Trái đất" vì hơn 20% oxy của thế giới được sinh ra từ đây. Nhưng "lá phổi của Trái đất" đang cháy, tạo ra "một quả bom carbon ngày tận thế", đe dọa toàn bộ hành tinh Xanh.
Cháy rừng Amazon đang là tâm điểm chú ý của cả thế giới, bao gồm các lãnh đạo thế giới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã mô tả thảm họa cháy rừng Amazon là một cuộc khủng hoảng quốc tế. "Ngôi nhà của chúng ta đang bốc cháy. Rừng mưa Amazon - lá phổi của trái đất sản sinh 20% lượng ôxy toàn cầu - đang bốc cháy. Đây là một cuộc khủng hoảng quốc tế", ông Macron viết trên Twitter hôm 22/8.
Rừng nhiệt đới Amazon bao phủ hơn 5,5 triệu km2, được gọi là "lá phổi của Trái đất" vì hơn 20% oxy của thế giới được sinh ra từ đây. Do đó, hậu quả từ vụ cháy rừng Amazon được cho là nguy hiểm hơn nhiều so với vũ khí huỷ diệt hàng loạt, theo The Atlantic.
Theo The Atlantic, hậu quả thảm khốc của thảm họa cháy rừng vẫn đang diễn ra sẽ khiến nhiều loài động thực vật bị diệt chủng và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu kéo dài đến muôn đời. Ước tính, có khoảng 16.000 loài cây và 390 tỷ cây riêng biệt ở Amazon. Khu rừng là nhà của không chỉ hàng triệu loài động vật mà còn 400-500 bộ lạc bản địa.
Chỉ cần mất 1/5 rừng Amazon sẽ kích hoạt một quá trình gọi là "dieback", tạo ra những gì mà tờ The Intercept gọi là "quả bom carbon ngày tận thế". Trong ảnh là cháy rừng Amazon nhìn từ không gian.
Theo CNN, Amazon là một bể chứa carbon khổng lồ. Ước tính khu rừng chứa 90 đến 140 tỷ tấn carbon. Khi rừng cháy, carbon sẽ đi vào bầu khí quyển, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. "Hãy tưởng tượng nếu tất cả lượng carbon trong rừng Amazon bị giải phóng vào khí quyển. Hãy tưởng tượng thậm chỉ chỉ một phầnthôi. Hậu quả có thể rất bi thảm", CNN viết.
Ngày biến thành đêm ở thành phố Sao Paulo do khói từ vụ cháy rừng Amazon trôi dạt 2.700 km bao phủ phía trên thành phố.
Nếu ở siêu đô thị São Paulo, người dân kinh hoàng khi nhìn thấy bầu trời chìm trong những đám mây bụi mù, ngày biến thành đêm do khói từ cháy rừng,
thì sâu trong các khu rừng Amazon đang cháy, nhiều thổ dân bộ lạc đã mất hết tất cả tài sản, hơn nữa trường hợp mắc bệnh hô hấp cũng ngày càng leo thang.
6 bang trong khu vực Amazon của Brazil đã yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội vào ngày 24.8 để chống lại các vụ hỏa hoạn đang hoành hành khắp khu rừng nhiệt đới này, vốn đã khơi lên sự phẫn nộ quốc tế vì vai trò trung tâm của Amazon trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Các bang Para, Rondonia, Roraima, Tocantins, Acre và Mato Grosso - trong số 9 bang nằm trong khu vực này - đã yêu cầu trợ giúp từ quân đội, theo một phát ngôn viên của văn phòng tổng thống, một ngày sau khi Tổng thống Jair Bolsonaro cho phép quân đội tham gia giúp sức.
Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và việc bảo vệ nó được coi là thiết yếu trong cuộc chiến chống tình trạng biến đổi khí hậu vì lượng carbon dioxide khổng lồ mà nó hấp thụ.
Các vụ cháy rừng Amazon bắt đầu từ cuối tháng 7 và sau 3 tuần đã trở nên mất kiểm soát đến nỗi khó có thể cứu vãn.
Các nhà vận động vì môi trường đã nói rằng nông dân khai hoang đất rừng làm đồng cỏ là nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng gia tăng. Các nông dân có thể được nhận được sự khuyến khích nào đó từ chính phủ cánh hữu của Tổng thống Brazil Bolsonaro. Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1 năm nay, ông Bolsonaro nhiều lần nói rằng Brazil nên mở cửa rừng Amazon cho các lợi ích kinh tế, cho phép các công ty khai khoáng, nông nghiệp và khai thác gỗ khai thác tài nguyên của khu rừng.
Bản thân Tổng thống Bolsonaro cũng bị lên án dữ dội và bị cho là phải chịu trách nhiệm về thảm họa cháy rừng vì từ khi ông nhậm chức, với các chính sách muốn khai thác triệt để tiềm năng kinh tế của rừng Amazon, tốc độ chặt phá rừng ở Brazil tăng lên tới 278%.
Sau khi bị nhiều lãnh đạo thế giới lên án vì không có các hành động cứng rắn để dập tắt các đám cháy rừng đang diễn ra, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cuối cùng cũng điều quân đội tham gia cứu rừng.
Trước đó, nhà lãnh đạo này nói rằng Brazil thiếu nguồn lực để kiểm soát đám cháy. "Rừng Amazon rộng hơn cả châu Âu, làm sao bạn có thể chiến đấu với giặc lửa trên khu vực rộng như vậy. Chúng tôi không có nguồn lực để làm điều đó", ông Bolsonaro nói với các phóng viên.
Số vụ cháy ở Amazon cho đến nay đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê của chính phủ Brazil.
Máy bay dội nước dập cháy rừng Amazon
Số vụ cháy ở Amazon cho đến nay đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê của chính phủ Brazil.
Theo Danviet
Video: Đau xót cảnh rừng rậm Amazon đang bị 'bà hỏa' nuốt dần Cảnh quay trên không cho thấy khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon, "lá phổi của hành tinh" đang bị bà hỏa nuốt dần. Video: Đau xót nhìn rừng rậm Amazon đang bị "bà hỏa" nuốt dần. Amazon của Brazil được coi là "lá phổi của hành tinh", sản xuất khoảng 20% oxy của thế giới. Cơn "hỏa ngục" kéo dài...