Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương: Trách nhiệm liên đới thuộc về ai?
Theo nhận định của luật sư Lê Bá Thường (Đoàn luật sư TP.HCM), việc kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Tối 12/9, Công an tỉnh Bình Dương đang phối hợp với Viện Khoa học hình sự và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy cơ sở kinh doanh karaoke An Phú (đường Trần Quang Diệu, phường An Phú, thành phố Thuận An, Bình Dương). Đây là vụ hỏa hoạn làm 32 người tử vong.
Trước đó, đại tá Trịnh Ngọc Quyên – Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra hoàn thành các thủ tục, ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án “Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy” xảy ra tại cơ sở karaoke nêu trên. Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định nguyên nhân vụ cháy là do chập điện ở trần tầng 2 sau đó lan lên tầng 3 của cơ sở kinh doanh này.
Qua điều tra, cơ sở này do ông Lê Anh Xuân (sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) đứng tên đăng ký kinh doanh. Năm 2021, ông Xuân cho ông P.Q.K (SN 1989, ngụ tỉnh Hậu Giang) thuê lại và được giao toàn quyền quản lý cơ sở. Thời điểm xảy ra vụ cháy, ông Xuân không có mặt tại hiện trường.
Hiện, cơ quan cảnh sát điều tra đang phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, xác minh để xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ cháy theo quy định. Trước đó, vào cuối tháng 4/2022, Công an thành phố Thuận An đã làm việc với cơ sở này và kiến nghị chủ cơ sở liên hệ với đơn vị chuyên môn về ngành điện kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống điện, đánh giá tình trạng hệ thống điện hiện đang sử dụng.
Trong quá trình hoạt động thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, cũng như không phát sinh thêm thiết bị tiêu thụ điện, đảm bảo không để chập điện, quá tải xảy ra cháy. Tuy nhiên, từ khi có biên bản đến lúc xảy ra vụ cháy, quán chưa thực hiện như kiến nghị của cơ quan chức năng. Thuê giấy phép kinh doanh karaoke có thể bị thu hồi và nộp lại toàn bộ số tiền thu được
Theo nhận định của luật sư Lê Bá Thường (Đoàn luật sư TP.HCM), việc kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo đủ các điều kiện từ địa điểm, trang thiết bị, điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như diện tích phòng hát karaoke…
Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã nghĩ đến phương án thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke của người khác để tiến hành kinh doanh. Cũng theo luật sư Thường, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke sau đây sẽ bị xử phạt hành chính: Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định; Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh; Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
Video đang HOT
Các hành trên là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính với số tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (khoản 7 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Còn đối với tổ chức kinh doanh karaoke sẽ bị phạt số tiền gấp đôi là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, hành vi vi phạm trên còn có thể bị xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ 18 tháng đến 24 tháng (khoản 9 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, còn có thể bị thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: bị thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bị buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu được từ quán karaoke này do thực hiện hành vi vi phạm (khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 5 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP).
“Do đó bên cho thuê và bên thuê giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke đều là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt hành chính xử lý hình sự theo quy định pháp luật”, luật sư Thường phân tích.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau vụ cháy thảm khốc khiến 32 người không qua khỏi, bà Hoa, vợ ông Lê Anh Xuân (chủ quán karaoke An Phú) cho biết ngay từ khi mở quán vợ chồng bà đã thiết lập hệ thống PCCC đúng quy định. Bà Hoa tự tin với hệ thống PCCC tại quán, nên theo bà hỏa hoạn xảy ra là chuyện xui rủi, bất khả kháng. Nói về trách nhiệm trong vụ cháy, vợ chủ quán karaoke An Phú không dám nhận hết trách nhiệm. Bà Hoa cho hay, nếu khách hát nghe chỉ dẫn của nhân viên để thoát nạn thì đã không có người tử vong, mà chỉ gia đình bà thiệt hại tài sản.
Vụ cháy karaoke ở Bình Dương: 'Nếu phòng hát có chốt trong, nhiều người phải chịu trách nhiệm'
Trước thông tin này, luật sư Phạm Văn Phất, Văn phòng luật sư An Phát Phạm cho biết, theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke yêu cầu: "Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ)".
Ngày 8/9, bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách, trao đổi với phóng viên báo chí về vụ cháy quán karaoke An Phú tại Bình Dương, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) đánh giá, đây không chỉ là cháy thông thường, mà là thảm họa.
Trước thực tế xảy ra thời gian qua, đại biểu cho rằng, cần siết lại công tác quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, cần rà soát đặc biệt ở các địa phương có khu công nghiệp, thành phố lớn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là karaoke.
"Thật ra, những vụ cháy này ban đầu chỉ là cháy nhỏ, nhưng nếu không dập nhanh và xử lý sớm thì sẽ gây thảm họa như ở Bình Dương", đại biểu nói và đề nghị các địa phương cần kiểm tra kỹ về điều kiện thoát hiểm của các cơ sở karaoke, nâng cao ý thức tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy của người dân và cơ sở kinh doanh, khu công nghiệp lớn, nhà xưởng...
Một số cơ quan báo chí trích lời của lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương tại cuộc họp báo ngày 8/9 cho hay, hầu hết phòng hát trong vụ cháy quán Karaoke ở Bình Dương chốt cửa bên trong; "khi cảnh sát tiếp cận, hầu hết phòng đều chốt cửa"...
Trước thông tin này, luật sư Phạm Văn Phất, Văn phòng luật sư An Phát Phạm cho biết, theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke yêu cầu: "Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ)".
Như vậy, theo quy định thì quán karaoke không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát. Cho nên, phòng hát karaoke không được chốt cửa trong phòng.
Đối chiếu quy định trên vào vụ cháy ở Bình Dương, luật sư Phất cho rằng, có nhiều khả năng xảy ra. Thứ nhất, thông tin các phòng hát karaoke có chốt cửa là sai; có thể nạn nhân chốt cửa ở phòng khác như phòng vệ sinh, phòng chứa đồ; hoặc cũng có thể họ chèn vật dụng vào cửa để ngăn khói chứ không có chốt cửa.
"Thứ hai, nếu đúng là phòng hát karaoke có chốt cửa như thông tin một số báo đưa, thì đây là vi phạm nghiêm trọng, gián tiếp gây ra hậu quả của vụ cháy. Trách nhiệm lúc này trước hết thuộc về chủ cơ sở hát karaoke vì đã lắp khóa. Cùng với đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý điều kiện phòng cháy chữa cháy, điều kiện kinh doanh karaoke như ngành công an, văn hóa thể thao... vì đã không phát hiện và xử lý việc này"- luật sư Phất nói.
Luật sư Phất đề nghị, khi khám nghiệm hiện trường, các cơ quan điều tra, các nhân chứng, chính quyền địa phương được tham gia khám nghiệm hiện trường cần để ý đến vấn đề này vì đây cũng là một trong những tình tiết quan trọng của vụ án.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ nguyên nhân vụ cháy để có căn cứ xử lý phù hợp quy định. Song cho dù vụ cháy xuất phát từ lý do khách quan thì cơ sở kinh doanh karaoke vẫn phải có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.
Theo pháp luật hiện hành, kinh doanh karaoke, vũ trường là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về phòng cháy, chữa cháy mới được phép hoạt động.
Thông tư 147/2020/TT-BCA thay thế Thông tư 47/2015/TT-BCA của Bộ Công an nêu rõ biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
Theo Điều 5 Thông tư này, với cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cụ thể:
Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ PCCC;
Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC; Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC;
Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC.
Về trách nhiệm bồi thường, Luật sư Lê Hồng Vân cho rằng nếu kết quả xác minh cho thấy, nguyên nhân là do cơ sở kinh doanh này không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy, không đủ điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy. chữa cháy, dẫn đến chập điện hoặc có những nguyên nhân khách quan nào khác dẫn đến vụ cháy xảy ra, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Nếu có đủ căn cứ khẳng định, người quản lý điều hành hoạt động kinh doanh karaoke đã vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, dẫn đến hậu quả làm 3 người chết trở lên, cá nhân này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 7- 12 năm (Khoản 3, điều 313, BLHS 2015).
Ngoài ra, người vi phạm còn có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho cá nhân đã bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản trong vụ cháy theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
"Việc các vụ cháy quán karaoke gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây cho thấy sự bất ổn trong công tác quản lý và việc tuân thủ thiếu nghiêm túc quy định về PCCC của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Để tránh xảy ra những vụ việc đau lòng tiếp theo, cơ quan chức năng cần siết chặt điều kiện hoạt động của các cơ sở này, đồng thời xử phạt nặng, thậm chí đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với địa điểm cố tình vi phạm" - Luật sư Hồng Vân kiến nghị.
Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương: Xót xa cảnh cô gái cầm hình của chị, chạy tìm khắp nơi vô vọng Biết tin chị gái làm việc trong quán karaoke bị cháy ở Bình Dương, Kim Nhung tức tốc chạy đến hiện trường, rồi vào các bệnh viện lân cận để tìm chị, nhưng chưa có tin tức gì. Trưa 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương vẫn đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, cơ quan chức...