Vụ cháy phà Ý: Thêm 4 người thiệt mạng, hành khách kể lại thời khắc sinh tử
Ngày 29/12, có thêm 4 thi thể được vớt lên từ vùng biển quanh vị trí chiếc phà của Ý bị cháy, nâng tổng số người thiệt mạng lên 5 người. Trong khi đó, nhiều người sống sót thuật lại thời khắc đáng sợ, và phơi bày sự thiếu chuẩn bị của thủy thủ đoàn.
Trước khi tìm thấy các thi thể trên, trong ngày hôm qua, một người đàn ông Hy Lạp 62 tuổi cũng được vớt lên từ biển.
Chùm chăn kín mít và một số người còn phải băng bó, 49 trong số 478 hành khách và thành viên thủy thủ phà Norman Atlantic đã rời khỏi tàu hàng mang tên “Spirit of Pireus” sau khi được đưa về tới cảng Bari của Ý.
Trực thăng tiếp cận chiếc phà trong tình trạng khói mịt mù
Họ và những người được di tản khác đã thuật lại những cảnh tượng kinh hoàng và sự hoảng loạn sau khi lửa bùng lên. Đồng thời, sự thiếu chuẩn bị của thủy thủ đoàn cũng bị phơi bày.
Một trong những hành khách khẳng định với báo giới rằng ông nghĩ mình sẽ chết sau khi nhiều khu vực trên phà ngập tràn trong khói khi đang trên hành trình từ Hy Lạp tới Ý.
Nhiều hành khách trên phà bị thương
“Chúng tôi không biết phải làm gì. Các nhân viên trên tàu không biết phải làm sao để đưa mọi người rời tàu”, hành khách này thuật lại. “Thuyền cứu hộ không hoạt động, chỉ có duy nhất một cái được đưa xuống nước và không có thủy thủ nào có mặt để giúp đỡ mọi người”.
Khoảng 60 người, được tin là chủ nhiều gồm thủy thủ đoàn, vẫn còn lại trên chiếc phà, gần 36 giờ sau khi lửa bùng lên từ khoang chứa ô tô, khiến chiếc phà khổng lồ trôi dạt nguy hiểm trong sóng lớn.
Phà bị cháy trong nhiều giờ từ tầng hầm để ô tô
Video đang HOT
Sau khi có thêm một tàu hải quân được điều tới để tạo chỗ đậu cho trực thăng, tốc độ sơ tán các hành khách đã tăng đáng kể trong ngày thứ Hai. Trong khi đó, có thêm nhiều câu hỏi được đặt ra về nguyên nhân gây cháy cũng như vì sao lửa không được dập kịp thời.
Hành khách người Hy Lạp, người tử vong trong ngày Chủ nhật được vớt lên từ biển, sau khi ông và vợ mình là Teodora Douli, 56 tuổi, nhảy xuống nước đề tìm cách tiếp cận một tàu cứu hộ. Bà Douli được cứu sống và chuyển tới một bệnh viện bằng trực thăng, gần thành phố Lecce.
Khói đen bao phủ khắp nơi
“Chúng tôi đã ngâm mình trong nước 4 tiếng”, người phụ nữ này nói. “Tôi đã cố gắng cứu ông ta nhưng không thể. Chúng ta đang chết, chúng ta đang chết, ông ấy nói với tôi. Tôi đã chứng kiến chồng mình chết”, người góa phụ thuật lại với hãng tin ANSA. “Ông ấy bị chảy máu mũi, có lẽ do đã bị đập đầu vào thành tàu”, bà cho biết thêm.
“Không có áo phao”
Một số hành khách khác được trực thăng đưa tới đảo Corfu của Hy Lạp, nơi một lái xe tải có tên Fotis Santakidis đã mô tả lại mùi khói nồng nặc đánh thức mình bừng dậy. “Tôi chạy ra ngoài. Tôi tìm áo phao nhưng không thấy cái nào”, Santakidis thuật lại với tờ Ethnos của Hy Lạp.
Hành khách túc trực chờ được giải cứu
Athina Pappas, một phóng viên người Hy Lạp đi trên chuyến phà cùng chồng cho biết: “Mọi người đều chìm trong sợ hãi, và không ai nói cho chúng tôi biết phải làm gì”.
Vợ của một đầu bếp trên tàu thì cho biết đã nhận được điện thoại của chồng nói rằng: “Anh không thể thở được, mọi người rồi sẽ chết cháy như những con chuột”.
Một hành khách khác thì thuật với kênh truyền hình Mega của Hy Lạp rằng: “Chúng tôi đứng ở bên ngoài, chúng tôi thấy rất lạnh. Còn tàu đầy khói và vẫn tiếp tục cháy. Sàn tàu nóng ran, các khoang bên dưới hẳn đã cháy từ 5 giờ. Các tàu đến (để giải cứu chúng tôi) giờ đã đi. Chúng tôi vẫn ở đây. Họ không thể đón chúng tôi”.
Một nhóm nhân viên y tế đã lên được chiếc phà trong sáng sớm và phát chăn giữ nhiệt cho những người chờ được sơ tán. Thủy thủ đoàn, cùng với thuyền trưởng người Ý Argilio Giacomazzi, 62 tuổi, dự kiến sẽ rời tàu cuối, theo đúng truyền thống hàng hải.
Tổng hợp
Theo Dantri
Khẩn cấp giải cứu phà chở 466 người của Ý bị cháy trên biển
Các lực lượng cứu hộ Hy Lạp đang khẩn trương giải cứu một chiếc phà của Ý chở theo 466 người gặp hỏa hoạn khi đang trên hành trình từ Hy Lạp sang Ý.
Chiếc phà của Ý chở 466 người gặp hỏa hoạn trên biển.
Chiếc phà gặp nạn có tên Norman Atlantic, khởi hành từ cảng Patras của Hy Lạp vào lúc 5 giờ 30 sáng nay theo giờ địa phương, với 411 hành khách cùng thủy thủ đoàn 55 người.
Vị trí phà gặp nạn nằm cách hòn đảo nhỏ Othonoi của Hy Lạp chừng 33 hải lý. Rất nhiều tàu thuyền hoạt động quanh vị trí của Norman Atlantic đã tiếp cận tìm cách hỗ trợ sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, lực lượng tuần tra bờ biển Hy Lạp cho biết.
"Thuyền trưởng đã yêu cầu tiến hành di tản hành khách khỏi con tàu, Nikos Lagkadianos, người phát ngôn của lực lượng tuần tra bờ biển nói.
Khoảng 55 hành khách đã được rời sang một thuyền, trong khi 150 người khác đã xuống xuồng cứu hộ.
7 chiếc thuyền gần vị trí phà gặp nạn đã đón hành khách lên tàu của mình. Hai tàu chữa cháy của Hy Lạp cũng đang lên đường tới chữa cháy, trong khi đó máy bay của cả Ý và Hy Lạp lượn vòng trên chiếc phà gặp nạn.
Ngon lửa được cho là bùng lên từ khoang để xe của phà, vốn có thể chứa khoảng 200 phương tiện. Kênh truyền hình Mega của Hy Lạp cho biết có những bồn chứa dầu ô liu trên phà.
"Giày của chúng tôi chảy ra khi đứng ở khu vực lễ tân", một hành khách thuật lại với Mega.
Một hành khách có tên Nikos Papatheodosiou thì cầu cứu qua điện thoại: "Chúng tôi đang bị cháy và bị chìm, không ai có thể cứu chúng tôi. Hãy giúp chúng tôi! Đừng bỏ rơi chúng tôi".
Ô màu vàng là vị trí phà bị nạn.
Một người khác thì thuật lại: "Họ đã cố gắng hạ một số thuyền xuống, nhưng không phải mọi người đều có thể lên thuyền. Không hề có sự điều phối nào cả. Ở đây tối, khoang dưới của tàu đang bị cháy. Chúng tôi đang ở trên một chiếc cầu và có thể nhìn thấy một chiếc thuyền đang tiến lại...Chúng tôi đã mở một số chiếc hộp và lấy được vài cái áo phao..."
Một số người đã nhảy xuống nước nhưng chưa rõ có thương vong hay không.
Nỗ lực giải cứu quốc tế có sự tham gia của các lực lượng của ý và Albania, nhưng diễn ra trong điều kiện thời tiết xấu khi có gió mạnh.
Các trực thăng cứu nạn và một máy bay tìm kiếm cứu nạn C-130 đã được điều tới hiện trường, Bộ trưởng giao thương hàng hải Hy Lạp Miltiadis Varvitsiotis xác nhận với hãng tin AP.
"Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để cứu những người trên khoang và không ai sẽ bị bỏ rơi trong tình huống khó khăn này. Đây là một trong những chiến dịch giải cứu phức tạp nhất chúng tôi từng thực hiện".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi về vụ đắm phà Sewol Lời xin lỗi của tổng thống được đưa ra sau khi thủ tướng xin từ chức vì vụ Sewol. Ngày 29/4, trong một tuyên bố được phát trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên tiếng xin lỗi về thảm họa đắm phà tồi tệ nhất trong vòng 4 thập kỷ qua ở nước này. Lời xin...