Vụ cháy phà ở Hy Lạp: Thời tiết khắc nghiệt cản trở cứu hộ
Tính đến rạng sáng 29.12, việc cứu hộ phà Norman Atlantic, bốc cháy ở vùng biển Hy Lạp gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết quá khắc nghiệt, theo AFP.
Khói bốc mù mịt sau khi phà Norman Atlantic bốc cháy – Ảnh: Reuters
Ngày 28.12, phà Norman Atlantic (quốc tịch Ý) đang chở 478 người (422 hành khách và 56 thành viên thủy thủ đoàn) từ thành phố cảng Patras (Hy Lạp) đến thành phố cảng Ancona, phía đông nước Ý, thì bị cháy ở khoang chứa hơn 200 xe hơi. Có mặt trên phà phần lớn là công dân Hy Lạp (268 người), ngoài ra còn có công dân các nước Thổ Nhĩ Kỳ (54 người), Ý (44 người), Albania (22 người), Đức (18 người), Thụy Sĩ (10 người), Pháp (9 người)…
Phát ngôn viên Bộ Hàng hải Hy Lạp cho biết đã có ít nhất 1 người thiệt mạng, trong khi hàng trăm người vẫn còn đang mắc kẹt.
Theo tờ Le Monde, sự cố xảy ra khi phà ở cách đảo Othonoi của Hy Lạp 33 hải lý (hơn 61 km).
Trưởng phà Nikos Lagkadianos ngay lập tức ra lệnh sơ tán và nhận được sự hỗ trợ của quân đội Hy Lạp, Ý cùng nhiều tàu ở gần đó.
Phà Norman Atlantic trước lúc gặp sự cố – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Phát ngôn viên Hải quân Ý Riccardo Rizzotto xác nhận ít nhất 4 trực thăng và nhiều tàu lai dắt, tàu cứu hỏa, tàu tuần duyên của hai nước này đã được điều đến khu vực phà Norman Atlantic gặp nạn. Nhiều tàu hàng cũng thay đổi lịch trình để tham gia ứng cứu.
Tuy đã huy động lực lượng hùng hậu nhưng việc cứu hộ gặp rất nhiều trở ngại do thời tiết cực kỳ xấu: sức gió cấp 10, mưa to kèm mưa đá, sóng lớn có lúc cao đến 6 m…
Nhiệm vụ chính của các tàu hàng là lập thành rào chắn để bảo vệ phà Norman Atlantic, trong khi phà này trôi dần về phía Albania. Bộ Hàng hải Hy Lạp thông báo sẽ cho lai dắt phà Norman Atlantic vào nơi an toàn khi điều kiện thời tiết cho phép.
“Chảy cả đế giày”
Rạng sáng 29.12, Bộ trưởng Hàng hải Hy Lạp Miltiadis Varvitsiotis thông báo: “Khoảng 150 người đã được đưa lên ca nô cứu hộ. Một tàu hàng Singapore đang tìm cách đón những người này nhưng gặp nhiều khó khăn”. Ông Varvitsiotis không nói thêm chi tiết về hàng trăm người còn lại.
Trong khi đó, truyền thông Hy Lạp dẫn lời các hành khách còn kẹt lại trên phà cho biết họ không lo ngại khói lửa – vì đám cháy đã gần được dập tắt – bằng nguy cơ từ tình trạng sóng to gió lớn ngay giữa biển khơi.
Kênh truyền hình Mega dẫn lời hành khách Giorgos Styliaras tường thuật: “Chúng tôi đều bị ướt và lạnh. Ai cũng ho do khói mù mịt. Trên phà có nhiều trẻ em, người già và phụ nữ”. Một hành khách khác kể là ở một số vị trí như ở phòng tiếp tân, sàn phà nóng đến độ “làm chảy cả đế giày”.
Phà Norman Atlantic có quốc tịch Ý, được đóng vào năm 2009, dài 186 m và có thể chở tối đa 492 người. Phà này do công ty vận chuyển hàng hải Anek của Hy Lạp thuê.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Xót xa cảnh trẻ em lặn ngụp mò quặng thiếc để sản xuất iPhone
Những đứa trẻ mới 14 tuổi hì hục trong bùn lầy để mò quặng sắt là hình ảnh phản ánh thực trạng đáng báo động về vấn nạn bóc lột lao động ở các mỏ nguyên liệu, nhà máy sản xuất iPhone.
Chương trình Toàn cảnh của BBC vừa phát sóng một bộ phim tài liệu nói về thực trạng đáng báo động tại các nhà máy cung cấp nguyên liệu và sản xuất linh kiện của hãng sản xuất đồ điện tử nổi tiếng Apple.
Trong đó, BBC chỉ trích, môi trường lao động ở các nhà máy sản xuất iPhones ở Trung Quốc quá khắc nghiệt và vắt kiệt sức lao động của công nhân tới mức họ còn ngủ gật ngay tại nơi làm việc.
Còn nguồn thiếc được sử dụng trong sản xuất iPhone lại đến từ các hầm mỏ ở Indonesia, nơi trẻ em phải ngụp lặn trong bùn lầy để mò quặng mưu sinh.
Trẻ em ở mỏ thiếc Bangka, Indonesia hì hục mỏ thiếc dưới bùn lầy.
Bộ phim tài liệu của BBC đã mang lại một cái nhìn mới khi khai thác thực trạng việc sử dụng lao động trẻ em trái phép tại các mỏ thiếc cung ứng nguyên liệu cho Apple. Tại mỏ thiếc Bangka ở Indonesia, các nhà báo BBC chứng kiến cảnh nhiều trẻ em ngâm mình nhiều tiếng trong bùn lầy, dùng tay không mò quặng.
Một em trai 14 tuổi cho biết, em đến đây để giúp gia đình kiếm tiền. Tuy vậy, với công việc nặng nhọc này, những đứa trẻ ở Indonesia phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất từ những mỏ thiếc khai thác thủ công và đã có những tai nạn gây chết người xảy ra.
Mỏ thiếc được khai thác thủ công và đối mặt với nhiều nguy cơ mất an toàn lao động.
Trong khi đó, để quay được những cảnh phim bên trong nhà máy sản xuất iPhones ở Trung Quốc,BBC đã cử 3 nhóm nhân viên, đóng giả làm các công nhân để xin vào các nhà máy này làm việc. Tuy nhiên hãng tin tức của Anh từ chối tiết lộ tên tuổi cụ thể của các nhà máy này.
Các cảnh quay cho thấy cho thấy, các công nhân Trung Quốc phải sống trong điều kiện tàn tệ, 12 người chen chúc trong một phòng ký túc xá chật chội, trong khi theo tiêu chuẩn, chỉ có 8 người một phòng.
Họ làm việc trong một môi trường áp lực với 12 tiếng một ngày. Sau khi tan làm, những công nhân này kiệt sức đến mức không tha thiết đến chuyện ăn uống, tắm rửa mà chỉ muốn lên giường đi ngủ.
Công nhân trong nhà máy sản xuất iPhones mệt mỏi ngủ gật tại nơi làm việc vì cường độ công việc căng thẳng
Trước đó, vấn nạn bóc lột lao động tại các nhà máy sản xuất iPhones ở Trung Quốc như Pegatron hay Foxconn, các đối tác lớn của Apple đã nhiều lần được báo chí phản ánh. Đã từng có 14 công nhân tự tử ở Foxconn do áp lực công việc.
Theo Khampha
Putin: 'Poroshenko muốn hòa bình cho Ukraine nhưng nhiều người cản trở' Tổng thống Ukraine Poroshenko đang tìm cách khôi phục hòa bình cho đất nước nhưng nhiều quan chức cấp cao lại đang phản đối và cản trở quá trình này, Sputnik News dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters Trong cuộc họp báo thường niên ngày 18.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, ông...