Vụ cháy khiến 14 người tử vong: Thành ủy Hà Nội chỉ đạo sớm có kết quả điều tra, đưa ra xét xử
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu sớm có kết quả điều tra theo quy định để đưa ra xét xử vụ án vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) xảy ra tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân và phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy nhằm giáo dục, răn đe.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến vừa thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ký ban hành Công văn số 1150 về công tác chỉ đạo sau vụ cháy nhà trọ trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn TP Hà Nội.
Công văn nêu: Vừa qua, trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy đã xảy ra vụ cháy nhà ở gia đình và cho thuê để ở (địa chỉ số 1, ngõ 43/98/31 phố Trung Kính). Đây là vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng, sự cố đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Thường trực Thành ủy Hà Nội biểu dương các lực lượng chức năng và người dân đã tích cực, khẩn trương chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ cứu, cấp cứu, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất cho người bị nạn.
Hiện trường vụ cháy làm 14 người tử vong ở phố Trung Kính.
Video đang HOT
Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị từ TP đến cơ sở tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện 52 ngày 24/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 04 ngày 24/5/2024 của Chủ tịch UBND TP để tổ chức rà soát, kiểm tra cơ sở nhà trọ, nhà ở, nhà cho thuê, nhà vừa kinh doanh vừa cho thuê để ở trên địa bàn, hoàn thành tiến độ theo yêu cầu.
Cùng với đó, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Chỉ thị số 25 ngày 20/9/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP Hà Nội trong tình hình mới và các kế hoạch của TP về công tác PCCC; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện thường xuyên, liên tục; là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị.
Thường trực Thành ủy cũng giao Ban Cán sự đảng UBND TP lãnh đạo UBND TP chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chủ động phối hợp công an TP trong công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá lại điều kiện, tiêu chuẩn, khả năng PCCC ở tất cả các lĩnh vực, các địa điểm, các công trình, đặc biệt là ở các khu chung cư cao tầng, khu đông dân cư, chung cư mini, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, nhà ở và nhà cho thuê, nhà kinh doanh và cho thuê để ở.
Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh quan điểm kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ hộ sản xuất, kinh doanh khắc phục tồn tại hạn chế về PCCC, không để phát sinh vi phạm mới và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định. Ngoài ra, phân loại chi tiết đối với từng trường hợp vi phạm PCCC, vi phạm trật tự xây dựng… để có biện pháp xử lý nghiêm từng trường hợp.
UBND TP cần chỉ đạo công an thành phố tích cực phối hợp các địa phương trong việc rà soát, phân loại đối với từng trường hợp vi phạm PCCC, có biện pháp kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm; tham mưu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, tham mưu triển khai thí điểm các giải pháp tại một số địa bàn các quận, huyện, thị xã như: Hệ thống họng nước chữa cháy ở khu dân cư, chung cư cao tầng; đèn báo cháy tự động…
TP cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân trong việc sử dụng xe điện đúng quy định, ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và khi không có người lớn ở nhà.
“Sớm có kết quả điều tra theo quy định để đưa ra xét xử vụ án vi phạm về PCCC xảy ra tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân và phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy nhằm giáo dục, răn đe”, văn bản nêu, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu các quy định về tiêu chuẩn về PCCC không để phát sinh vi phạm mới, từng bước xử lý các vi phạm cũ.
Thường trực Thành ủy giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khẩn trương tham mưu kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đặc biệt là Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy trên địa bàn quận Cầu Giấy và chọn một số đơn vị để kiểm tra, báo cáo kết quả với Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy trước ngày 30/6/2024
Sau 17 năm bị sa thải, thầy giáo nhận được thông báo đi dạy lại
Sau 17 năm ròng rã đeo đuổi vụ kiện với 9 lần xét xử ở mọi cấp tòa, ngày 28/12, ông Lê Cao Tánh (SN 1972, ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), đã nhận được thông báo của Trường THCS Nguyễn Du về việc tới ký hợp đồng lao động với công việc là giáo viên.
Tháng 12/2006, ông Lê Cao Tánh đang là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và Ngữ văn tại Trường THPT bán công Nguyễn Du, TP Đà Lạt thì xảy ra sự cố. Trong giờ ra chơi, ông Tánh đang đi ở sân trường thì bị một học sinh cá biệt gọi tên ngang, chửi tục vô cớ. Không giữ được bình tĩnh, ông Tánh đã dùng tay tát vào mặt học sinh này khiến nạn nhân bị chảy máu mũi. Hành động trên của ông Lê Cao Tánh bị hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du ra quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Cho rằng quyết định trên của hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du là trái với quy định của pháp luật, ông Lê Cao Tánh đã khiếu nại tới cấp có thẩm quyền nhưng không có hiệu quả.
Theo ông Tánh, với quy định hiện hành, hành vi của ông chưa tới mức bị thi hành kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, do đó thầy giáo này đã khởi kiện quyết định của hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du tới cơ quan tòa án.
Ông Lê Cao Tánh sau khi bị Trường THPT bán công Nguyễn Du sa thải đã đi học nghiệp vụ và trở thành luật sư, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng.
Từ năm 2008 tới năm 2021, vụ án tranh chấp hợp đồng lao động của ông Lê Cao Tánh với Trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là Trường THCS Nguyễn Du) đã trải qua tổng cộng 16 lần xét xử với các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm tại TAND TP Đà Lạt, TAND tỉnh Lâm Đồng và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, gắn liền với các quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao, quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao.
Theo quyết định Giám đốc thẩm cuối cùng của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, ngoài việc phải nhận lại ông Lê Cao Tánh làm giáo viên, Trường THCS Nguyễn Du phải bồi thường cho ông Tánh hơn 614 triệu đồng, tiếp tục trả lương và khôi phục lại các chế độ bảo hiểm cho thầy giáo này cho tới khi nhận ông Tánh làm việc trở lại.
Tuy nhiên, ông Lê Cao Tánh hiện vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Tính tới thời điểm hiện tại, Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt phải trả cho ông tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Án bị hủy, thẩm phán chỉ chịu trách nhiệm nếu có lỗi chủ quan TAND tối cao đề xuất nếu bản án, quyết định bị hủy hoặc sửa thì thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. TAND tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo lần 4 luật Tổ chức TAND sửa đổi. Cơ quan soạn thảo đưa ra nhiều quy định mới, liên quan đến việc bảo vệ thẩm...