Vụ cháy cao ốc EVN: Phải tính đến việc trang bị trực thăng
“Những hình ảnh như hôm qua chấn động cả nước, như hình ảnh tháp đôi của Mỹ, khiến nhiều người nao núng… Có thể phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng, khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn.” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Khói bao trùm tòa tháp đôi EVN (Ảnh: Việt Hưng).
Sáng nay, 16/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc họp giao ban khẩn cấp với lãnh đạo các Sở và một số Ban, ngành của thành phố về vụ cháy tòa cao ốc EVN ngày 15/12. Ông Thảo nhận định: “Những hình ảnh như hôm qua chấn động cả nước, như hình ảnh tháp đôi của Mỹ, khiến nhiều người nao núng”.
Thang cứu hộ không thể vươn tới những tầng cao (Chiến Thắng).
Từ đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất: “Có thể phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng, khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn.”
Video đang HOT
Ông Thảo cũng đặt vấn đề: “Không biết của mình đã điều đến trực thăng chưa? Trong trường hợp như hôm qua, nếu huy động trực thăng đến thì thả dây thang xuống có thể cứu nhanh hơn. Sở PCCC cũng phải tính đến phương án này, bởi hiện có rất nhiều tòa nhà cao tầng nên vẫn có thể xảy ra những vụ việc như trên.”
Theo ông Thảo, kiểm điểm lại vụ việc, Sở PCCC phải báo cáo Bộ Công an để điều tra, làm rõ. Sở LĐ-TB-XH cùng Sở Xây dựng phải quan tâm tới sức khỏe của công nhân, tránh để hậu quả lâu dài cho người lao động. Cần tiếp tục khắc phục hậu quả, kiểm tra sức khỏe, cần chăm sóc, theo dõi bệnh nhân. Thậm chí, cần quan tâm cả vấn đề ô nhiễm không khí.
Một người liều lĩnh thoát ra ngoài từ tầng 25 (Ảnh: Việt Hưng).
“Phải lên danh sách các trang thiết bị tối thiểu và cần thiết cho người lính cứu hoả đảm bảo an toàn tính mạng và thuận tiện cho công việc. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính cấp ngay kinh phí, thậm chí không cần phải đấu thầu mua sắm, phải đảm bảo, chất lượng tiêu chuẩn” – ông Thảo chỉ đạo.
Đồng thời, ông Thảo cũng chỉ đạo các Sở xây dựng, Sở PCCC, Sở Công thương kiểm tra tất cả các nhân lực thi công xây dựng các công trình cao tầng hiện nay. Phải kiểm tra trước khi xảy ra những vụ cháy lớn, lúc ấy thiệt hại không tính được. Mục tiêu là tập trung vào khắc phục hậu quả, kiểm điểm rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp trong thời gian tới.
Theo Dân Trí
Nạn nhân cuối trong tòa tháp cháy EVN được tìm thấy thế nào
Đây chính là nạn nhân trên tầng 25 của nhà B đã dùng điện thoại di động phát ra ánh sáng làm tín hiệu cầu cứu. Nhiều người dân đứng dưới phố Cửa Bắc nhìn thấy tín hiệu này và tìm cách báo cho lực lượng cứu hộ.
Khoảng 22 giờ 30 phút đêm qua, 15.12, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng của vụ cháy tòa tháp đôi số 11 phố Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Đây chính là nạn nhân trên tầng 25 của nhà B đã dùng điện thoại di động phát ra ánh sáng làm tín hiệu cầu cứu. Nhiều người dân đứng dưới phố Cửa Bắc nhìn thấy tín hiệu này và tìm cách báo cho lực lượng cứu hộ.
Công tác cứu hộ nạn nhân
Lúc này việc rà soát tại các tầng của tòa tháp đôi đang được lực lượng của Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Tiểu đoàn 18 đặc công, Bộ Tư lệnh Thủ đô tiến hành. Khoảng 23 giờ nạn nhân được đưa xuống mặt đất trong tình trạng mệt lả và được xe của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Saint Paul.
Sau khi rà soát tất cả các tầng của tòa tháp đôi và cứu được nạn nhân cuối cùng của vụ hỏa hoạn, lực lượng cứu hộ rút lui. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sáng nay, lực lượng phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội phải quay trở lại tòa tháp này 1 lần nữa để thực hiện nhiệm vụ thì ngọn lửa lại bốc lên.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy, anh Hoàng Văn Hùng, Công ty xây lắp dịch vụ sông Đà - đơn vị lắp đặt thang máy của tòa tháp đôi khẳng định: khả năng về việc nạn nhân bị kẹt trong thang máy là không xảy ra.
Như đã đưa tin, vụ cháy tại tòa tháp đôi số 11 phố Cửa Bắc (trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) bắt đầu khoảng 16 giờ 30 phút chiều 15.12. Lửa phát ra từ tầng hầm của nhà A sau đó lan sang nhà B.
Đây là tòa nhà đang được xây mới, ở giai đoạn hoàn thiện nên có hàng trăm công nhân lắp ống nước, làm cửa nhôm kính, lát gạch nền và trang trí nội thất làm việc. Lúc có cháy, khói đen bốc lên ngùn ngụt. Tại các tầng thấp của tòa nhà, nhiều người kịp chạy ra ngoài. Số còn lại tập trung ở tâng cao nhất của tòa nhà A và 4 người mắc kẹt tại tầng 19 của tòa nhà này.
Lực lượng cứu hộ đã dùng hệ thống ròng rọc của công nhân lắp kính mặt ngoài tòa nhà để đưa những nạn nhân xuống đất,19 người phải đưa đi cấp cứu bằng xe Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội vì khó thở.
Mặt các nạn nhân đen nhẻm vì ám khói. Nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra. Tuy nhiên, theo nhiều nhân chứng, vụ cháy có thể do nổ bình ga hoặc chập điện từ tầng hầm.
Theo Dân Việt
Những vụ cháy nhà cao tầng kinh hoàng ở VN Vài năm trở lại đây, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM đã có hàng chục vụ cháy nhà cao tầng xảy ra. Không chỉ gây thiệt hại về người và của, cháy nhà cao tầng đang là nỗi lo thường trực của nhiều người. Cùng điểm lại những vụ cháy kinh điển tại các toà nhà văn phòng,...